NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỰC TẾ
5.1 Kiến nghị lộ trình thực hiện Stress Test cho hệ thống ngân hàng Việt Nam Việt Nam
Khi thực hiện một Stress Test cho hệ thống các NHTM Việt Nam, để đạt hiệu quả cao và đồng nhất cần phải có một nhóm giám sát chịu trách nhiệm xây dựng chương trình và theo dõi cách thực hiện quy trình tại các ngân hàng. Các giám sát viên này đòi hỏi cần có chuyên môn trong định lượng mô hình, có khả năng xem xét đầy đủ ý nghĩa của chương trình Stress Test nội bộ ngân hàng. Giám sát viên cần có đầy đủ kỹ năng và khả năng để đánh giá phạm vi và mức độ nghiêm trọng của những kịch bản Stress Test để có thể hình thành các hành vi phản ứng, tương tác hệ thống và hiệu ứng phản hồi.
Đầu tiên, trước khi bắt đầu thực hiện chương trình Stress Test, cần có các bước chuẩn bị trước đó, bao gồm các quy định và văn bản liên quan.
Xác định rõ định nghĩa Stress Test, mục đích thực hiện hành động Stress Test để có thể phản ánh tầm quan trọng của chương trình, giúp các ngân hàng thực hiện hiểu rõ công việc của mình có tác dụng gì, được thực hiện để phục vụ cho mục đích nào.
Đối tượng chính được yêu cầu phải thực hiện chương trình Stress Test.
Xây dựng phương pháp thực hiện, cách thức tiến hành Stress Test sau khi đã trình bày nội dung cũng như mục đích của chương trình.
Cung cấp các kịch bản xảy ra trong tương lai, bao gồm kịch bản chuẩn và kịch bản thứ hai, thậm chí là thứ ba…
Thiết kế mẫu báo cáo và nội dung để các ngân hàng có thể đưa ra các kết quả, cung cấp đủ thông tin theo yêu cầu.
Cuối cùng, đối với các ngân hàng lớn (các ngân hàng bắt buộc thực hiện Stress Test) phải công bố kết quả tổng hợp ra công chúng.
5.1.1 Mục đích thực hiện
Dựa vào kết quả thực hiện Stress Test của các ngân hàng, NHNN sẽ cung cấp các thông tin giúp hỗ trợ đánh giá tỷ lệ an toàn vốn mà các ngân hàng phải đảm bảo. Ngoài ra, khi xem xét các kết quả đó, NHNN còn có thể xác định các rủi ro nghiêm trọng có khả năng xảy ra, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng luôn hoạt động ổn định. Stress Test còn được mong đợi sẽ nâng cao chất lượng chương trình đánh giá nội bộ về tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn. Từ đó, các ngân hàng có thể đưa ra kế hoạch về vốn hiệu quả hơn.
Các văn bản pháp luật được đề xuất cần yêu cầu các ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn) phải thực hiện chương trình Stress Test hàng năm. Trong các văn bản đó phải đề cập rõ Stress Test là chương trình để đánh giá các tác động tiềm ẩn có thể ảnh hưởng lên hoạt động kinh tế và tiềm lực tài chính. Cụ thể, công cụ Stress Test sẽ đưa vào các điều kiện hiện thời của ngân hàng bao gồm rủi ro, kế hoạch và các hành động ngân hàng thực hiện trong tương lai trong việc xác định các khoản thu nhập, tổn thất và nguồn vốn của ngân hàng.
Thêm vào đó, NHNN có thể mong đợi rằng các quy định Stress Test ban đầu này sẽ tạo tiền đề mở rộng hoạt động Stress Test hơn nữa. Chương trình Stress Test mở rộng không chỉ giúp các ngân hàng tính toán tỷ lệ an toàn vốn, mà còn giúp xác định các rủi ro khác (ngoài rủi ro đang được đánh giá ban đầu) từ đó sẽ xác định rộng hơn các tác động làm ngân hàng phải gánh chịu các tổn thất. Hơn nữa, một chương trình đánh giá toàn diện tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng phải tính toán một loạt các yếu tố, bao gồm đánh giá, quản lý kế hoạch về vốn, các phương pháp đo lường vốn tối thiểu, đánh giá của thị trường và nhiều yếu tố nữa.