Quy định Hiệp ước Basel III và thực trạng đáp ứng của NHTM Việt

Một phần của tài liệu STRESS TEST VIỆC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ (Trang 79 - 82)

Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những hệ lụy lâu dài đối với hệ thống tài chính – ngân hàng, bài nghiên cứu đưa ra một số đề nghị dựa theo Hiệp ước Basel III cho toàn hệ thống, về tiêu chuẩn nguồn vốn có khả năng chống chịu trước các cú sốc. Các tiêu chuẩn về an toàn vốn của hiệp định Basel III đưa ra không chỉ yêu cầu các ngân hàng tăng vốn một lần mà là một lộ trình chuyển tiếp từ năm 2013, và đến ngày 01 tháng 01 năm 2019 là thực hiện hoàn chỉnh. Bảng sau sẽ cho thấy lộ trình cụ thể của việc thực thi hiệp ước Basel III.

Bảng 5.2: Lộ trình thực thi các quy định của hiệp ước Basel III Đơn vị: % Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5 4,0 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 Vốn đệm dự phòng 0,625 1,25 1,875 2,5

Vốn chủ sở hữu tối thiểu

cộng vốn đệm dự phòng 3,5 4,0 4,5 5,125 5,76 6,375 7,0 Loại trừ khỏi vốn chủ sở

hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20 40 60 80 100 100 Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5 5,5 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8 8 8 8 8 8 8 Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc 8 8 8 8,625 9,125 9,875 10,5 Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn

Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013

Vốn dự phòng chống hiệu

ứng chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% – 2,5%

Nguồn: http://www.basel-iii-accord.com

Theo quy định của Thông tư 13/TT-NHNN, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt được 9% kể từ ngày 01/10/2010. Với mức 9% theo yêu cầu, các ngân hàng đã đáp ứng vượt mức tổng vốn tối thiểu theo quy định của Basel III, tuy nhiên mức 8% đó chưa tính đến vốn đệm dự phòng bắt buộc, vốn dự phòng chống hiệu ứng chu kỳ, và nhất là các khoản không đủ tiêu chuẩn theo quy định của IFRS.

Số liệu của các ngân hàng khác nhau có thể khác nhau nhưng có một điểm chung là chuẩn mực kế toán Việt Nam trong việc hạch toán vốn an toàn tối thiểu có nhiều khác biệt so với chuẩn mực quốc tế. Ví dụ về trường hợp BIDV có thể giúp ta thấy rõ được sự khác biệt đó.

Bảng 5.3: Chỉ số CAR của BIDV qua các năm 2005 – 2009

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Chỉ số CAR (%) theo VAS 6,86% 9,10% - 8,94% 9,53%

Chỉ số CAR (%) theo IFRS 3,36% 5,90% 6,70% 6,50% 7,55%

Nguồn: BIDV

Sai lệch về chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế trong việc hạch toán tỷ số CAR trong những năm gần đây xoay quanh 2%. Do đó, để có thể đạt được yêu cầu về vốn tối thiểu ở thời điểm hiện tại, các NHTM cần nâng tỷ số CAR của mình lên 10%, thay vì 8% như đã đề cập ở Basel. Ngoài ra đến năm 2016, các NHTM VN cần phải nâng tỷ lệ vốn an toàn của mình lên theo đúng lộ trình mà Basel III đã đề ra để đáp ứng vốn đệm dự phòng bắt buộc nhằm giúp các ngân hàng bù đắp các thiệt hại trong giai đoạn căng thẳng tài chính. Các ngân hàng cũng cần dự phòng nguồn vốn chống suy giảm theo hiệu ứng chu kỳ kinh tế. Đây là nguồn vốn giúp hạn chế rủi ro ở các ngân hàng khi tín dụng tăng trưởng quá nóng. Tùy từng quốc gia mà khoản vốn dự phòng này có thể dao dộng từ 0% đến 2,5%. Tỷ lệ này được xây dựng dựa trên việc xem xét tỷ số tín dụng/GDP của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chưa minh bạch trong việc tính tỷ lệ an toàn vốn CAR, sự sai lệch đó là do các ngân hàng xếp loại sai các tài sản có rủi ro dẫn đến tổng giá trị tài sản có rủi ro bị ảnh hưởng, làm tỷ lệ an toàn vốn CAR thực tế chênh lệch rất nhiều so với kết quả được công bố trên báo cáo thường niên.

Có thể thấy đại bộ phận lớn các ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đủ nguồn vốn tối thiểu theo yêu cầu chuẩn mực quốc tế. Vì vậy, các ngân hàng cần thực hiện nhiều động thái hơn trong việc gia tăng nguồn vốn tối thiểu của mình, để đảm bảo có thể phát triển vững mạnh trong giai đoạn khủng hoảng. Sau đây, bài nghiên cứu sẽ trình bày các phương pháp gia tăng nguồn vốn từ kinh nghiệm trong nước và thế giới.

Một phần của tài liệu STRESS TEST VIỆC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)