Các bước tiến hành Stress Test thường niên

Một phần của tài liệu STRESS TEST VIỆC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ (Trang 75 - 78)

Bảng dưới đây mô tả các bước cơ bản khi thực hiện Stress Test và kế hoạch thời gian cho từng bước thực hiện đó:

Bảng 5.1: Tổng quan về chương trình thực hiện Stress Test định kỳ

Bước thực hiện Khung thời gian

1 NHNN cung cấp kịch bản cho các ngân hàng để

các ngân hàng này tiến hành Stress Test Từ 31/12 đến 15/1 hàng năm

2 Các ngân hàng thực hiện Stress Test nộp báo cáo kết quả cho NHNN

Trước ngày 05 tháng 03 hàng năm

3 Các ngân hàng thực hiện Stress Test công bố bảng tóm tắt kết quả lên các phương tiện thông tin

Trước ngày 01 tháng 06 hàng năm

Nguồn: FDIC, Federal Deposit Insurance Corporation. Annual Stress Test.

Dựa trên các văn bản do NHNN ban hành, các ngân hàng được chỉ định thực hiện Stress Test hàng năm sẽ sử dụng các thông tin về báo cáo tài chính tại thời điểm 31/12 để xác định các tác động tiềm ẩn ứng với mỗi kịch bản được xây dựng trước, xem xét sự thay đổi của lợi nhuận, nguồn vốn cũng như kế hoạch sắp tới của ngân hàng. Như vậy, chương trình Stress Test sẽ tiến hành cùng lúc với hoạt động kiểm toán, như thế trong quá trình kiểm toán, khi có sự thay đổi thông tin báo cáo để phản ánh tình hình ngân hàng hợp lý hơn.

Sau khi thông báo các ngân hàng thực hiện Stress Test, các cơ quan chức năng phải tiến hành phân tích kinh tế vĩ mô, đưa ra các kịch bản bao gồm kịch bản chuẩn, kịch bản thứ hai và thậm chí là kịch bản thứ ba. Trước khi đưa ra kịch bản cụ thể, các giám sát viên cần tiến hành khảo sát để đưa ra các kịch bản phù hợp. Theo đó, các giám sát viên sẽ yêu cầu các tổ chức tài chính, kinh tế đưa ra các kịch bản cụ thể để lựa chọn, sau đó đánh giá xem có ảnh hưởng nghiêm trọng tới vị thế của ngân

hàng không, có phù hợp rủi ro đang gánh chịu và hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay không. Giám sát viên nên xem xét bổ sung các thử nghiệm Stress Test dựa trên các kịch bản đó để phù hợp với từng ngân hàng trong thẩm quyền của họ. Đây có thể sử dụng để đánh giá rủi ro trên toàn hệ thống ngân hàng ở phạm vi các cấp (từ cấp danh mục đến tổn thất toàn công ty tổng hợp). Tuy nhiên, các cơ quan giám sát phải đảm bảo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm phải đưa ra các kịch bản cuối cùng để các ngân hàng có thể tiến hành thực hiện Stress Test kịp thời.

Trong quá trình thực hiện, NHNN cần yêu cầu các ngân hàng xây dựng và duy trì các chính sách về chương trình điều khiển, giám sát, cập nhật thông tin về chương trình Stress Test theo định hướng của NHNN và tổng hợp tài liệu để đảm bảo chương trình Stress Test mà các ngân hàng thực hiện phải thật sự hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu mà NHNN đưa ra.

Ngoài ra, các giám sát viên cần đánh giá sự tuân thủ của ngân hàng trong việc thực hiện Stress Test, bao gồm các khía cạnh được liệt kê theo khuyến nghị cho các ngân hàng như quy trình thực hiện, các giá trị rủi ro có được tính đúng theo thực trạng của ngân hàng không, nguồn thu nhập sử dụng để có thể hấp thụ các giá trị rủi ro đó và tỷ lệ vốn cần bù đắp khi thiếu hụt. Trong quá trình thực hiện, các giám sát viên cần đảm bảo có sự tham gia tích cực của các quản lý cấp cao trong chương trình Stress Test và yêu cầu các ngân hàng nộp kết quả thử nghiệm toàn hệ thống trong khoảng thời gian nhất định. Cũng nên đánh giá phân tích Stress Test tác động như thế nào đến quyết định các ngân hàng ở các cấp quản lý khác nhau, bao gồm các quyết định kinh doanh chiến lược của hội đồng quản trị và quản lý cấp cao để từ đó có thể xác định hoạt động Stress Test có bị ảnh hưởng bởi lợi ích thiểu số hay không, có thể hiện khách quan theo quy định hay không.

Sau khi tiến hành xong chương trình Stress Test, chậm nhất đến ngày 05 tháng 03, các ngân hàng này phải nộp kết quả cho NHNN. Sau đó, NHNN sẽ lên kế hoạch công bố đánh giá về các kết quả đó, do đó để đánh giá hợp lý các ngân hàng có thể buộc phải cung cấp các thông tin mật, phản ánh đúng tình hình thực tế của mình. Tính bảo mật của các thông tin mà các ngân hàng cung cấp cho NHNN theo yêu cầu sẽ tùy thuộc vào các luật định liên quan khác.

Các thông tin này bao gồm:

 Mô tả chung về việc sử dụng kết quả Stress Test như thế nào trong việc lên kế hoạch vốn của ngân hàng cũng như đánh giá về an toàn vốn của mình.

 Mô tả về các rủi ro mà ngân hàng gánh chịu như thế nào như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro liên ngân hàng… thông qua việc sử dụng chương trình Stress Test.

 Mô tả chung về phương pháp thực hiện Stress Test được dùng để đánh giá các khoản lỗ, thu nhập ròng trước khi điều chỉnh dự phòng, quỹ dự phòng cho vay, sự thay đổi trong tỷ lệ vốn an toàn, và sự thay đổi trong bảng cân đối kế toán trong chu kỳ kế hoạch.

 Các kế hoạch của ngân hàng trong việc phân phối các nguồn vốn có thể có trong tương lai như thế nào trong chu kỳ kế hoạch.

 Và bất kỳ các thông tin có liên quan khác để giúp các giám sát viên có thể đưa ra các đánh giá hợp lý theo yêu cầu của NHNN.

Khi đưa ra đánh giá về Stress Test của một ngân hàng, các giám sát viên nên đánh giá hiệu quả của chương trình trong việc xác định tính dễ bị tổn thương. Các giám sát nên xem xét các giả định quan trọng trong mô hình về mức độ phù hợp cũng như khả năng thay đổi trong tương lai như thế nào để phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại.

Dựa vào các thông tin các ngân hàng cung cấp cùng với báo cáo kết quả thực hiện Stress Test cho NHNN, công việc sau đó là NHNN tiến hành phân tích về chất lượng của báo cáo cũng như quy trình thực hiện Stress Test của các ngân hàng, sau đó bảng đánh giá sẽ được chuyển tới các ngân hàng thực hiện. Các ngân hàng được yêu cầu phải lên kế hoạch dựa trên kết quả của mình và đánh giá của NHNN, như sự thay đổi cấu trúc vốn trong tương lai, các rủi ro, tổn thất gánh chịu như thế nào để có thể giúp các ngân hàng ngày càng tăng khả năng chịu đựng của mình, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng luôn được ổn định.

Cuối cùng, các ngân hàng thực hiện Stress Test phải công bố bảng tổng kết kết quả thực hiện Stress Test hàng năm trong vòng 90 ngày kể từ khi nộp báo cáo cho NHNN, tức là vào đầu tháng 06 của năm đó. Các thông tin này có thể được công bố

trên các trang thông tin của ngân hàng hoặc các trang thông tin khác để các đối tượng quan tâm dễ dàng truy cập.

Mặc dù chương trình Stress Test đã hoàn thành các bước thực hiện, nhưng để chương trình ngày càng hoàn thiện hơn và thích hợp với hoàn cảnh hiện tại thì NHNN cần phải yêu cầu các ngân hàng đưa ra các thông tin phản hồi về chương trình thực hiện. Các thông tin phản hồi có thể bao gồm các thách thức cụ thể đang tồn tại trong các bước thực hiện cũng như khung thời gian đưa ra, cụ thể là chương trình thực hiện có hợp lý hay không, các mốc thời gian ngày được đưa ra như thế nào. Ngoài ra, còn có thể đưa ra các giải pháp để khắc phục các thách thức để các ngân hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu mà NHNN đưa ra. Đây có thể xem là một bước không thể thiếu trong bất kỳ chương trình nào khi muốn thực hiện lâu dài.

Một phần của tài liệu STRESS TEST VIỆC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)