Nhóm giải pháp tầm vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 90 - 99)

4.2 .2Định hƣớng và chiến lƣợc phát triển

4.3 MỘT SỐ HÀM Ý, GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS

4.3.2 Nhóm giải pháp tầm vi mô

* Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần tự nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tận dụng lợi thế và giành được thị phần ngay trên sân nhà. Đây là nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho chính các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics khi họ muốn tham gia và đứng vững đƣợc trong thị trƣờng dịch vụ logistics ngày càng phức tạp, đa dạng và khốc liệt. Các doanh nghiệp cần chú trọng tự đào tạo nội bộ, mở rộngquy mô, nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng cho đội ngũ nhân viên để nâng cao chất lƣợng dịch vụ, vị thế của doanh nghiệp, tận dụng đƣợc các lợi thế có sẵn nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài thay vì chỉ gia công hay cung cấp một phần nhỏ trong chuỗi dịch vụ logistics của họ ngay trên sân nhà nhƣ hiện nay.

Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp logistics trong hoạt động kinh doanh là điều cần thiết, nhằm thúc đẩy và tạo động lực phát triển kinh doanh. Nhƣng trong điều kiện hiện nay khi mà các doanh nghiệp trong nƣớc mới chỉ cung ứng dịch vụ truyền thống, đơn lẻ, chủ yếu là làm đại lý, quy mô doanh nghiệp logistics chủ yếu là vừa và nhỏ, kinh doanh còn manh mún, lao động vừa thiếu lại vừa yếu, chƣa có sự hợp tác, liên minh liên kết để cạnh tranh với các doanhnghiệp nƣớc ngoài thì các doanh nghiệp trong nƣớc cần giữ đƣợc triết lý và quan điểm kinh doanh một cách lành mạnh, trong sạch, minh bạch, tránh kiểu kinh doanh chộp giật, làm ăn không đúng theo quy tắc thị trƣờng, tìm mọi cách để trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài, điều này sẽ tạo tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài chiếm lĩnh thị trƣờng logistics trong nƣớc.

* Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logisticscần nhận thức được vai trò của logistics đối với hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài (outsourcing). Thuê ngoài dịch vụ logistics thì doanh nghiệp có thể tập trung vốn và nguồn lực khác để phát triển sản xuất, nghiên cứu sản

phẩm của mình đồng thời phân chia bớt trách nhiệm xử lý khi có vấn đề xảy ra ở khâu logistics. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thay đổi tƣ duy và thói quen mua bán quốc tế, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt đều đang mua với giá CIF, bán giá FOB(8). Điều này dẫn đến nhiều thua thiệt cho các công ty chuyên chở nội địa, các doanh nghiệp logistics trong nƣớc mất đi cơ hội chiếm lĩnh thị trƣờng cƣớc vận tải quốc tế.

* Cần tăng cường sự kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics với nhau, giữa các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics với nhau và giữa doanh nghiệp cung cấp với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ

logistics trong nước. Hiệp hội các doanh nghiệp trong ngành logistics nên tạo

mối gắn kết giữa hiệp hội và thành viên, hỗ trợ tƣ vấn thiết thực và giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao tính chuyên nghiệp, đạo đức trong cạnh tranh,khuyến khích sự hợp tác giữa các thành viên trên cơ sở lợi thế của mỗi doanh nghiệp và sự phù hợp với từng loại hình kinh doanh. Hiệp hội cần làm tốt vai trò cầu nối giữa thành viên với Nhà nƣớc, quan hệ đối ngoại để hội nhập khu vực và quốc tế,đồng thời phải là nơi nghiên cứu phát triển, quản lý các chuẩn mực, tài liệu, mẫu biểu, thống kê, tiêu chí đánh giá… của ngành để có thể cập nhật và hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của các thành viên trong hiệp hội.

(8) Theo Incoterm 2010, mua giá CIF thì ngƣời bán có trách nhiệm tìm ngƣời chuyên chở và thanh toán phí vận tải và bảo hiểm cho đến cảng của nƣớc nhập khẩu. Bán giá FOB thì ngƣời bán chỉ có trách nhiệm giao hàng lên tầu tại cảng xuất khẩu, cƣớc vận chuyển và mọi chi phí, rủi ro từ cảng xuất khẩu trở đi do ngƣời mua chịu trách nhiệm.

KẾT LUẬN

Nhƣ trong nội dung của đề tài đã nêu, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, hoạt động thƣơng mại quốc tế ngày càng nở rộ ở khắp các khu vực và quốc gia trên toàn thế giới. Không nằm ngoài xu hƣớng đó, hoạt động ngoại thƣơng của Việt Nam cũng đang trong giai đoạn tăng trƣởng mạnh, kéo theo sự phát triển đầy tiềm năng của ngành dịch vụ logistics đƣợc đánh giá là một trong những lĩnh vực mang lại nguồn lợi kinh tế lớn. Dù vậy, phần to của miếng bánh lớn này chủ yếu đang dành cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm lĩnh đƣợc một phần rất nhỏ trong thị trƣờng logistics có quy mô ngày càng lớn. Các doanh nghiệp Việt bị chi phối cả về tất cả các lĩnh vực vận tải đƣờng biển và đƣờng hàng không, đặc biệt là đƣờng biển khi luôn phải phụ thuộc vào đội tầu biển lớn đến từ các hãng tầu nƣớc ngoài.

Trong khi nguồn lực là hữu hạn và nhu cầu của con ngƣời là vô hạn thì việc sắp xếp hợp lý, phân bổ khoa học và tận dụng đƣợc tối đa nguồn lực sẵn có là cách duy nhất để có thể đạt tới các mục tiêu thỏa mãn nhu cầu đặt ra của con ngƣời. Đây đồng thời cũng là mục tiêu khái quát nhất của hoạt động logistics. Khi nền kinh tế thế giới đang ngày càng thay đổi và phát triển, chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh là xu hƣớng tất yếu đã tạo nên một tƣơng lai đầy tiềm năng cho dịch vụ logistics Việt Nam. Việt Nam muốn hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia đi trƣớc, tự hiểu về bản thân mình và không ngừng cải thiện chất lƣợng dịch vụ của chính mình nhằm tăng năng lực cạnh tranh, giành đƣợc thị phần trong nƣớc và vƣơn ra thị phần nƣớc ngoài.

Với mục tiêu hƣớng tới sự phát triển của dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đề tài đã làm rõ đƣợc những vấn đề cốt lõi nhƣ sau:

(1) Phân tích các khái niệm khác nhau về logistics và đƣa ra khái niệm tổng quát nhất, bao trùm nhất, thể hiện đƣợc bản chất của hoạt động logistics. Đồng thời đề tài cũng đã phân tích và làm rõ các đặc điểm, vai trò và phân loại các hình thức logistics để mang lại cho ngƣời đọc cái nhìn rõ ràng nhất về hoạt động logistics.

(2) Bên cạnh đó đề tài còn nêu rõ đƣợc mối liên hệ giữa hoạt động logistics và hoạt động giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu trong ngoại thƣơng. Trên cơ sở đó chỉ ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của logistics, nội dung phát triển logistics để làm cơ sở hoạch định các chiến lƣợc phù hợp.

(3) Đề tài đã cố gắng đi sâu tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ logistics tại hai quốc gia châu Á là Singapore và Nhật Bản, để rút ra kinh nghiệm cho việc áp dụng và phát triển dich vụ này tại Việt Nam.

(4) Trên cơ sở tìm hiểu bức tranh tổng quát của ngành logistics Việt Nam từ sau năm 2007 đến nay, đề tài đã trình bày đƣợc cái nhìn chung nhất về sự phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam, những thành tựu đã đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại, những cơ hội tiềm ẩn và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt, trên cơ sở đó nêu rõ các định hƣớng chiến lƣợc phát triển của Việt Nam trong tƣơng lai.

(5) Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu dựa vào khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của dịch vụ logistics đã đƣợc trình bày ở phần cơ sở lý luận, kết hợp cùng bài học kinh nghiệm của Singapore và Nhật Bản qua phần đánh giá ở chƣơng 3, trên cơ sở thực tiễn phát triển của dịch vụ logistics tại Việt Nam và định hƣớng chiến lƣợc phát triển của Việt Nam.

Tác giả hi vọng rằng trong tƣơng lai sắp tới, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam phát triển đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài, chính phủ và doanh nghiệp cùng kết hợp đƣa

ngành logistics Việt Nam trở thành một lĩnh vực “hái ra tiền” nhƣ nhận định của các chuyên gia kinh tế có uy tín. Bài nghiên cứu còn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu, hi vọng sẽ là cơ sở tiền đề cho các bài nghiên cứu sâu hơn ở lĩnh vực liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1 Chính phủ, 2007. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc

2 Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn, 2011. Logistics - Những vấn đề lý

luận và thực tiễn ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

3 Đặng Đình Đào và Nguyễn Minh Sơn, 2011. Dịch vụ logistics ở Việt Nam

trong tiến trình hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

4 Đặng Đình Đào, 2013. Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam. Tạp chí

Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 6, trang 14 - 16.

5 Hà Văn Hội, 2010. Dịch vụ hậu cần Việt Nam: Thực trạng và triển vọng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, số 1, trang 26 . 6 Hà Văn Hội, 2011. Phát triển dịch vụ logistics trong bối cảnh Việt Nam hội

nhập kinh tế quốc tế. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7 Trần Sĩ Lâm, 2010. Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội.

8 Nguyễn Thừa Lộc, 2013. Xây dựng và phát triển hệ thống logistics quốc gia

theo hướng bền vững ở nước ta. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội

9 Quốc hội (2005). Luật Thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 10 Nguyễn Thơm, 2016.Phát triển dịch vụ logistics tại một số nƣớc và bài

học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại số tháng 3.

11 Phạm Hùng Tiến, 2014. Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN - Góc nhìn từ ngành dịch vụ logistics Thái Lan và vận dụng kinh nghiệm phát triển

12 Anh Tùng, 2016. Dịch vụ logistics, Tạp chí thế giới dữ liệu STINFO, số 3 năm 2016, trang 10 - 15.

13 Đoàn Thị Hồng Vân, 2006. Quản trị logistics, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

14 Đoàn Thị Hồng Vân, 2010. Logistics - Những vấn đề cơ bản. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

15 Aloysius Lim, 2011. Development strategy of logistics and Maritime Services - Experience from Singapore. The Forum on Logistics and Maritime service in the context of Vietnam international economic

integration. The National Committee for International Economic

Cooperation, Vung Tau, March 2011.

16 Chee - Chuong Sum and Chew - Been Teo, 1999. Strategic posture of logistics service providers in Singapore. International Journal of Physical Distribution & logistics Management, Vol. 29 Issue: 9, pp.588 - 605.

17 Diana Dizian et al, 2014. Urban logistics by Rail and Waterways in France and Japan. Procedia - Social and Behavioral Sciences 125, pp 159 - 170. 18 Donald F. Wood et al, 1995. International Air Transportation. In:

International Logistics. Chapman & Hall Materials Management/Logistics

Series. Springer, Boston, MA.

19 Douglas M. Lambert et al, 1998. Fundamental of Logistics Management. McGraw-Hill/Irwin.

20 Fuhua Wang và Zhixue Liu, 2008. Inspiration and Reference from

Japanese logistics Park’s Construction and Development. Tianjin

21 Hai Feng and Cheng Jin - ling, 2011. Developing Features and Trends of

Japan Regional logistics. School of Business, Wuhan University.

22 Kunio Miyashita, 2015. Japanese Forwarders’ local import hub in Asia: 3PL Power and Environmental Improvement, The Asian Journal of

Shipping and logistics, Volume 31, Number 3, pp 405 - 427.

23 Rajesh Piplani et al, 2004. Perspectives on the use of information technology at third party logistics service providers in Singapore. Asia

Pacific Journal of Marketing and logistics, Vol. 16 Issue: 1, pp.27 - 41.

24 Rohit Bhatnagar et al, 1999. Third party logistics services: a Singapore perspective. International Journal of Physical Distribution & logistics

Management, Vol. 29 Issue: 9, pp.569 - 587.

25 Ruth Banomyong et al, 2015. Assessing the National logistics System of Vietnam. The Asian Journal of Shipping and logistics, Volume 31, Number 1, pp 021 - 058.

26 Singapore Economic Research Committee, 2002. Developing Singapore

into a Global Integrated Logistics Hub. Report of the Working Group on

Logistics (WGL), Singapore

27 Takanori Sakai et al, 2015. Logistics facility distribution in Tokyo Metropolitan area: Experiences and policy lessons. Transportation

Research Procedia 12, pp 263 - 277.

28 Tatsuyuki Kose, 2013. Logistics in Japan and Asean Nations,

International logistics Division, Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism Japan.

29 Tatsuyuki Kose, 2013. Logistics policy in Japan, International logistics Division, Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism Japan. 30 Weng Xin - gang and Jiang Xu, 2011. On the current situation of green

logistics development in Japan and its implication. Beijing Wuzi University. 31 Woo - chul Ahn et al, 2013. A comparative study of Korean and

Japanese logistics Industries’ Market Structures: Focusing on Subsidiary and Third - Party logistics Companies. The Asian Journal of Shipping

and logistics, Volume 29, Number 3, pp 361 - 376.

32 Yi Chih Yang and Shu Ling Chen, 2016. Determinants of global logistics hub ports: Comparison of the port development policies of Taiwan, Korea, and Japan. Transport Policy, Volume 45, pp 179 - 189.

Tài liệu tham khảo trực tuyến

33 Japan External Trade Organization, 2017. Available at <https://www.jetro.go.jp/en/>. [Access: 22 July 2017]

34 Japan Institute of logistics System website, 2017. Available at <http://www.logistics.or.jp>. [Access: 22 July 2017]

35 Singapore Economic Development Board, 2017. Available at <https://www.edb.gov.sg>. [Access: 21 July 2017]

36 Singapore Economic Development Board, 2017. Brief introduction of logistics industry and supply chain management in Singapore. Available at

<https://www.edb.gov.sg/content/edb/en/industries/industries/logistics-and- supply-chain-management.html>. [Access: 19 July 2017].

37 Spring Singapore agency of Singapore Ministry of Trade and Industry website, 2017. Available at

<https://www.spring.gov.sg/DevelopingIndustries/LOG/Pages/logistics.aspx>. [Access: 21 July 2017]

38 Trang Kinh tế Trung Ƣơng, 2016. Bài nghiên cứu trao đổi. Đƣờng dẫn <https://kinhtetrunguong.vn/nghien-cuu-trao-doi/-

/view_content/content/176702/ phat-trien-logistics-cua-singapore-nhung-bai- hoc-kinh-nghiem-quy>. [Truy cập: ngày 19 tháng 7 năm 2017].

39 World Bank data, 2017. Logistics Performance Index. Available at<https://lpi.worldbank.org/>.[Access: 20 July 2017]

40 Japan Statistics Yearbook, 2016 - Statistics Bureau of Japan. Available at <http://www.stat.go.jp/english/data/nenkan/65nenkan/index.htm>. [Access: 14 January 2018].

41 Statistics Singapore – Singapore in Figures, 2017. Available

at<https://www.singstat.gov.sg/docs/default-source/default-document-

library/publications/publications_and_papers/reference/sif2017.pdf>.[Access: 14 January 2018]

42 Research for Tran committee – The Japanese transport system, European Parliament, 2016. Available at http://www.europarl.europa.eu

/RegData/etudes/BRIE/2016/585900/IPOL_BRI(2016)585900_EN.pdf. [Access: 14 January 2018].

43 Road in Japan – Road Bureau, Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism, 2015. Available at<

http://www.mlit.go.jp/road/road_e/pdf/ROAD2015web.pdf>. [Access: 14 January 2018]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 90 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)