ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 83 - 85)

3.2.3 .Đánh giá sựphát triển dịch vụ logistics của Nhật Bản

4.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO

VẬN TẢI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM

4.2.1 Cơ hội và thách thức

Trong bối cảnh phát triển và quy mô nhƣ vậy, ngành logistics nƣớc ta đang đứng trƣớc rất nhiều cơ hội lớn để vƣơn lên một tầm vóc mới, bên cạnh

đó cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức cần sự phối hợp và nỗ lực của cả Nhà nƣớc, các cơ quan Bộ ban ngành và chính các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trong nƣớc để vƣợt qua.

Cơ hội để phát triển ngành logistics đƣợc thể hiện qua một số nội dung nhƣ sau:

-Ngành logistics hiện nay đang là một ngành giành đƣợc sự quan tâm đầu tƣ và khuyến khích của chính phủ. Tính cho đến thời điểm hiện tại, ngành logistics đã có một khung khổ pháp lý nhất định để phát triển bao gồm các bộ luật, nghị định, thông tƣ, quyết định liên quan. Tuy các văn bản luật này còn nhiều điểm bất cập nhƣng ít nhất nó là cơ sở quan trọng để logistics Việt Nam có điều kiện và hành lang phát triển.

-Thƣơng mại thế giới tiếp tục phát triển theo xu hƣớng toàn cầu hóa, chú trọng đến phát triển xanh và bền vững đã mở ra cho ngành logistics những cơ hội phát triển về lâu dài. Hiện nay Việt Nam vẫn đang là một môi trƣờng đầu tƣ thu hút với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và đƣợc dự báo là sẽ thay thế Trung Quốc trong tƣơng lai không xa khi chi phí nhân công ở nƣớc này ngày một tăng cao. Việc là một mắt xích để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành logistics Việt Nam hội nhập hơn nữa.

-Các doanh nghiệp sản xuất ngày càng có xu hƣớng thuê ngoài dịch vụ logistics để tập trung sản xuất, đảm bảo chuyên môn hóa. Nhu cầu về kho bãi cũng ngày càng tăng cao để đáp ứng đƣợc lƣợng thành phẩm và nguyên liệu cần phân phối, lƣu trữ của doan nghiệp. Do vậy, đây có thể coi là cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics đang hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam.

-Ngành bán lẻ và thƣơng mại điện tử đang phát triển rầm rộ đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho ngành logistics, đặc biệt là dịch vụ giao nhận tận cửa (door to door) phát triển.

-Ứng dụng công nghệ thông tin đƣợc phát triển rộng rãi cùng với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành logistics phát triển ở một mức độ cao hơn, hiện đại hơn.

Bên cạnh các cơ hội mở ra cho sự phát triển của ngành logistics trong tƣơng lai thì một số thách thức đòi hỏi phải có định hƣớng, chiến lƣợc phát triển, kế hoạch hành động phù hợp.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém, không đồng bộ, việc khai thác sử dụng chƣa hợp lý trong khi đó nhu cầu và lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh lại lớn.Hệ thống thông tin chƣa đầy đủ, hiệu quả và đủ nhanh nhạy. Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistics còn thiếu và yếu, chƣa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp còn rất khát nhân sự có kinh nghiệm và có chuyên môn cao.

-Khung khổ pháp lý cho ngành chƣa rõ ràng và còn nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt và hiểu rõ luật, quy định hiện hành. Quy trình, thủ tục hành chính còn rƣờm rà, nhiêu khê và gây tốn kém cho các doanh nghiệp.Đây cũng là một trong những thách thức lớn nếu muốn cắt giảm chi phí logistics.

-Thị trƣờng logistics rộng mở, đồng nghĩa với việc ngày càng có ngƣời chơi trong thị trƣờng ấy, sức ép cạnh tranh tăng cao đặt ra cho tất cả mọi ngƣời chơi trong đấu trƣờng. Tuy nhiên, gánh nặng hơn sẽ đặt lên vai các doanh nghiệp logistics nội địa bởi sự thua kém về vốn, kinh nghiệm, năng lực, mạng lƣới kết nối...so với các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam khiến các doanh nghiệp nội địa đang thua thiệt ngay trên chính sân nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)