Thực trạng phát triển dịch vụ logisticstại Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 49 - 54)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1. Thực trạng phát triển dịch vụ logisticstại Singapore

Singapore là một quốc gia biển nằm trong vùng xích đạo với tổng diện tích khoảng 697 km2 gồm một đảo chính và 63 đảo nhỏ, có chiều dài bờ biển khoảng 150,5 km. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay “xích đạo”, Singapore thƣờng không bị giông bão hay thời tiết xấu đe dọa nên các bến cảng và sân bay hầu nhƣ hoạt động suốt năm, rất thuận lợi cho xếp dỡ hàng hóa, các phƣơng tiện vận tải ra vào xuất nhập cảnh.

Singapore luôn nằm trong nhóm các quốc gia đứng đầu thế giới và khu vực về dịch vụ logistics. Hơn thế nữa, chất lƣợng và năng lực cung ứng dịch vụ logistics của Singapore ở mức cao và ngày càng tăng so với chi phí trả. Theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh (LPI), năng lực và chất lƣợng dịch vụ của cơ quan hải quan, các cơ quan kiểm tra của Singapore đƣợc tới 83.33% và 66.67% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá là cao vào hàng bậc nhất thế giới. Bên cạnh đó, hiệu quả của quá trình vận chuyển từ giải phóng và giao hàng đến thực hiện các thủ tục hành chính của Singapore luôn đạt chất lƣợng với sự đồng ý của 100% ngƣời đƣợc hỏi, cao hơn từ gấp đôi đến gấp 6 lần so với hiệu quả của Việt Nam.

Singapore có môi trƣờng dịch vụ logistics tốt nhất trong khu vực, theo sau là Brunei, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.Dịch vụ logistics của Singapore có mức tăng trƣởng trung bìnhhơn 11%/năm. Theo đánh giá của tổ chức phát triển Singapore IDA thì logistics luôn giữ vai trò trọng tâm của nền kinh tế quốc dân, chiếm 8% GDP quốc gia tạo ra đƣợc hơn 93.000 việc làm và mang lại nguồn thu nhập tƣơng đƣơng 13 tỉ USD trong năm 2007.

Nhằm đo lƣờng hiệu quả hoạt động logistics, chỉ số LPI (logistics Performance Index) đƣợc Ngân hàng thế giới (World Bank) đƣa ra từ năm 2007, dựa trên trung bình 6 tiêu chí đánh giá có thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể nhƣ bảng sau:

Bảng 3.1. Các tiêu chí đánh giá LPI(Logistics Performance Index)

TT Tiêu chí

1 Cơ quan hải quan

(Customs)

Mức độ hiệu quả trong quản lý thông quan tại cửa khẩu quốc gia và hải quan

2 Cơ sở hạ tầng

(Infrastructure)

Chất lƣợng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động thƣơng mại và vận tải

3 Lƣợng hàng quốc tế

(International shipments) Mặt bằng giá cƣớc cạnh tranh trong vận tải hàng hóa

4 Sự cạnh tranh trong ngành logistics

(logistics competence)

Năng lực và chất lƣợng của các công ty cung cấp dịch vụ

5 Theo dõi và truy xuất

(Tracking and tracing)

Khả năng lƣu trữ, theo dõi và truy xuất thông tin lô hàng hóa

6 Thời gian

(Timeliness)

Khả năng đảm bảo hàng hóa đƣợc chuyển đến đúng địa điểm trong khoảng thời gian đã sắp đặt

Nguồn: Ngân hàng thế giới - World Bank, 2014

Sáu tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động logistics của một quốc gia bao gồm: hiệu quả của cơ quan hải quan quốc gia trong hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; chất lƣợng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động vận tải, giao nhận trong chuỗi dịch vụ logistics của thƣơng mại quốc tế; lƣu lƣợng hàng quốc tế xuất nhập cảnh, quá cảnh qua quốc gia; mức độ cạnh tranh trong ngành logistics giữa các công ty cung cấp dịch vụ logistics; khả năng theo dõi và truy xuất các bƣớc trong cả quá trình các hoạt động logistics của hàng hóa xuất nhập khẩu; và yếu tố cuối cùng là đảm bảo thời gian vận chuyển hàng hóa nhƣ yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng thế giới đã đƣa ra sáu tiêu chí bao trùm lên tất cả các khía cạnh có thể chịu tác động của hoạt động logistics nhằm đánh giá chính xác nhất hiệu quả hoạt động logistics quốc gia.

Bảng 3.2. Xếp hạng hiệu quả hoạt động logistics theo chỉ số LPI của một số quốc gia trên thế giới năm 2016

Quốc gia Xếp hạng LPI Điểm số LPI quan Hải quan Cơ sở hạ tầng Lƣợng hàng quốc tế Sự cạnh tranh trong ngành Theo dõi và truy xuất Thời gian Singapore 5 4.14 4.18 4.2 3.96 4.09 4.05 4.4 Đức 1 4.23 4.12 4.44 3.86 4.28 4.27 4.45 Hà Lan 4 4.19 4.12 4.29 3.94 4.22 4.17 4.41 Phần Lan 15 3.92 4.01 4.01 3.51 3.88 4.04 4.14

Vƣơng quốc Anh 8 4.07 3.98 4.21 3.77 4.05 4.13 4.33

Canada 14 3.93 3.95 4.14 3.56 3.9 4.1 4.01 Hồng Kông (TQ) 9 4.07 3.94 4.1 4.05 4 4.03 4.29 Thụy Điển 3 4.2 3.92 4.27 4 4.25 4.38 4.45 Luxembourg 2 4.22 3.9 4.24 4.24 4.01 4.12 4.8 Thụy Sĩ 11 3.99 3.88 4.19 3.69 3.95 4.04 4.24 Nhật Bản 12 3.97 3.85 4.1 3.69 3.99 4.03 4.21 Việt Nam 64 2.98 2.75 2.7 3.12 2.88 2.84 3.5

Nguồn: Ngân hàng thế giới - World Bank, 2016

Theo Bảng 3.2 thì trong năm 2016, hoạt động logistics của Singapore đứng thứ 5 trên toàn thế giới gồm 150 quốc gia với chỉ số 4.14 điểm, dẫn đầu là Đức đạt 4.23 điểm, đứng thứ 2,3,4 lần lƣợt là Luxembourg, Thụy Điển và Hà Lan. Chỉ số LPI của Nhật Bản trong năm 2016 là 3.97 điểm, đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng này và Việt Nam đạt 2.98 điểm đứng thứ 64 trong bảng xếp hạng. Cơ sở hạ tầng của Singapore là yếu tố đạt điểm cao nhất trong sáu tiêu chí đánh giá (4.2/5 điểm), lƣợng hàng quốc tế xuất nhập khẩu, quá cảnh qua Singapore là tiêu chí đƣợc đánh giá thấp nhất chỉ với 3.96/4 điểm, dù vậy tiêu chí này của Singapore vẫn cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, chỉ đứng sau một số nƣớc châu Âu và Mỹ do nhiều nguyên nhân chủ quan từ vị trí địa lý, mức độ cung - cầu của từng khu vực trên thế giới… Các tiêu chí

còn lại nhƣ hiệu quả làm việc của cơ quan hải quan Singapore đƣợc đánh giá cao, đạt 4.18/5 điểm; sự cạnh tranh trong ngành và khả năng theo dõi, truy xuất hàng hóa lần lƣợt đạt 4.09/5 điểm và 4.05/5 điểm.

Biểu đồ 3.1. Chỉ số và xếp hạng LPI của Singapore giai đoạn 2007 - 2016

Nguồn:Ngân hàng thế giới - World Bank, 2016

Biểu đồ hình 3.1 thể hiện sự thay đổi về chỉ số LPI và thứ hạng theo chỉ số LPI của Singapore trong bảng xếp hạng của các quốc gia trên toàn thế giới theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới. Mức điểm LPI của Singapore bị giảm dần trong giai đoạn này, cụ thể đạt 4.19 điểm năm 2007, giảm xuống còn 4.0 điểm năm 2014 và tăng nhẹ lên 4.14 điểm năm 2016. Kéo theo đó là thứ hạng của Singapore cũng bị giảm theo, từ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng toàn cầu năm 2007, Singapore đứng thứ 5 trong năm 2014 và 2016. Tuy nhiên Singapore vẫn thuộc top 5 quốc gia có chỉ số LPI cao nhất trong 150 quốc gia trên toàn cầu, là một trong những nền kinh tế có dịch vụ logistics phát triển

Hiện nay, Singapore là đầu mối trung chuyển quan trọng và là nơi đặt trụ sở vùng của nhiều công ty logistics, hãng tầu biển, hãng hàng không lớn trên thế giới nhƣ UPS, Maersk logistics, Schenker logistics,APL logistics, DHL…Nhờ đó hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Singapore luôn nhộn nhịp, lƣu lƣợng hàng thƣơng mại quốc tế xuất nhập khẩu, quá cảnh tại Singapore luôn dẫn đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng. Có đƣợc thành tựu này không thể không kể đến vai trò của mạng lƣới cổng portnet - mạng lƣới cổng thông tin của ngành logistics giúp các hãng tàu, các nhà giao nhận, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, các nhà chuyên chở, các cơ quan chính phủ có thể quản lý thông tin tốt hơn. Portnet sử dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa, đồng bộ hóa và thực hiện tƣơng tác giữa các quy trình phức tạp nhƣ vận chuyển và theo dõi hàng. Mạng portnet giúp cho các bên liên quan trong chuỗi logistics qua Singapore có thể trao đổi, cập nhật thông tin hiệu quả hơn, góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu chi phí logistics, đƣa Singapore trở thành trung tâm logistics nhộn nhịp nhất khu vực châu Á.

Sơ đồ 3.1 cho thấy khối lƣợng hàng hóa khai thác đƣợc tại các cảng biển và sân bay của Singapore từ năm 2011 đến năm 2016. Theo đó, lƣợng hàng nhập khẩu qua đƣờng hàng không vào Singapore tăng lên từ hơn 983 nghìn tấn lên gần 1,1 triệu tấn năm 2016 trong khi đó lƣợng hàng xuất khẩu qua đƣờng hàng không cũng tăng nhẹ (tăng khoảng 3 nghìn tấn và đạt mức 885 nghìn tấn năm 2016). Lƣợng hàng khai thác qua đƣờng biển lại có xu hƣớng giảm, cụ thể số lƣợng container khai thác ở cảng Singapore giảm từ 30.922 TEUs năm 2015 xuống còn 30.904 TEUs năm 2016.

Sơ đồ 3.1: Tình hình khai thác hàng không và hàng biển của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 49 - 54)