Chiến lƣợc và chính sách phát triển dịch vụ logistics của chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 54 - 57)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.2. Chiến lƣợc và chính sách phát triển dịch vụ logistics của chính phủ

Nguồn: Cục Thống kê Singapore, 2016 – Singapore Department of Statistics

3.1.2. Chiến lƣợc và chính sách phát triển dịch vụ logistics của chính phủ Singapore Singapore

Để đạt đƣợc những thành công nhƣ trên, một trong những yếu tố cơ bản là vai trò của Chính phủ. Ngay từ đầu, Singapore đã xác định và chọn đƣờng lối phát triển để trở thành trung tâm kinh tế của Đông Nam Á và thế giới, dựa vào thế mạnh của cảng biển, của năng lực thƣơng mại có sẵn. Bởi điểm bất lợi là diện tích đất nƣớc nhỏ bé (chỉ lớn hơn thủ đô Hà Nội của Việt Nam một chút) và nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, Singapore không tập trung phát triển ngành công nghiệp nặng khai khoáng mà chủ yếu phát triển các ngành

dịch vụ, công nghệ sử dụng tri thức cao.Chính phủ Singapore lập ra Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Thƣơng mại Quốc gia với nhiệm vụ là hoạch định và kiểm tra các hoạt động kinh tế trên đảo quốc. Đƣờng lối mở cửa, thu hút vốn đầu tƣ và chất xám nƣớc ngoài đến xây dựng Singapore đã trở thành quốc sách. Phát triển hệ thống cảng biển và trung tâm logistics, tự do hóa thƣơng mại bằng các khu kinh tế tự do (Free Trade Zone) đã giúp Singapore cạnh tranh có hiệu quả với các cƣờng quốc kinh tế thế giới trong giai đoạn chuyển tiếp những ngành kinh tế quan trọng từ châu Âu, châu Mỹ sang Đông Nam Á, đặc biệt là công nghiệp đóng và sửa chữa tầu thủy, lọc hóa dầu, đóng giàn khoan khai thác dầu khí trên biển, tin học… Chính phủ Singapore đã giới thiệu chƣơng trình ứng dụng và đề cao dịch vụ logistiscs (LEAP) năm 1997 nhằm duy trì hiệu quả và tính cạnh tranh dài hạn của Singapore. Theo đó, bốn chìa khóa đột phá của chƣơng trình là: phát triển những sáng chế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, đề cao cách thức kinh doanh.

Chính phủ Singapore đã đề ra và thực thi chiến lƣợc phát triển hệ thống cảng biển và trung tâm logistics, tự do hóa thƣơng mại bằng các khu kinh tế tự do. Năm 1997, Singapore triển khai chƣơngtrình logistics Enhancement and Application với 4 nhóm giải pháp và 16 dự án cụ thể về phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, phát triển năng lực phát triển cơ cấu hạ tầng.Trong đó, chú trọng cam kết của Chính phủ trong việc tạo dựng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và logistics. Singapore đã đƣa ra các cam kết nhƣ ƣu đãi thuế cho các công ty tàu biển quốc tế; miễn thuế thu nhập từ tàu biển trong 10 năm; hƣởng tỷ lệ thuế ƣu đãi nhỏ hơn 10% trên mức tăng doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ trong 5 năm và cho vay ƣu đãi với tàu và container…

Khuyến khích các công ty trong nƣớc liên doanh với các hãng nƣớc ngoài để thiết lập hệ thống logistics toàn cầu, khuyến khích các công ty đa quốc gia và các nhà cung ứng dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở tại nƣớc mình…

Không những thế chính phủ Singapore còn hỗ trợ các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển, cụ thể nhƣ sự đầu tƣ trực tiếp từ chính phủ vào công ty nội địa mang tên Neptune Orient Lines - NOL Group để mua lại tập đoàn APL - gồm dịch vụ logistics và hãng tầu biển lớn nhất tại Mỹ, hoặc nhƣ nguồn vốn đầu tƣvào hãng hàng không quốc gia Singapore Airlines để biến hãng hàng không này trở thành một trong những hãng hàng không hàng đầu thế giới. Đồng thời, chính phủ Singapore còn thực thi một chính sách tự do nhất đối với quyền sở hữu kinh doanh nƣớc ngoài, không có bất cứ một nguyên tắc đặc thù riêng nào đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực kinh doanh. Chính vì vậy, Singapore đã thu hút đƣợc một lƣợng lớn vốn FDI vào các thành phần kinh tế cơ bản, thiết lập các trung tâm mua sắm, quảng cáo, phân phối hàng hóa nhờ luật đầu tƣ nƣớc ngoài minh bạch, cơ chế chính sách hợp lý, hiệu quả.

Singapore cũng chú trọng đầu tƣ vào các công trình kết cấu hạ tầng logistics nhƣ hệ thống cảng biển, tuyến đƣờng tầu điện ngầm, hệ thống đƣờng cao tốc, trung tâm logistics hàng không, trạm không vận hàng tƣơi sống… Diện tích nhỏ và hầu nhƣ không có tài nguyên nên ngay từ đầu Singapore đã xác định dựa vào thế mạnh của cảng biển và năng lực thƣơng mại. Các bến cảng của Singapore đƣợc chuyên dụng cho các mục đích khác nhau nhƣ cảng chuyên dùng cho container, xăng dầu, ôtô, sắt thép, xi măng… Cảng hiện có 204 cầu trục, cẩu giàn, kho lƣu trữ, hệ thống thông tin hiện đại với một bến xe chuyên dụng cho phép chứa 1 triệu ôtô mỗi năm và chứa 20.000 ôtô cùng lúc.

Song song với cảng biển, Singapore xác định phát triển vận tải hàng không với việc mở rộng sân bay Changi trở thành một trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế và là cửa ngõ quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á. Đây là trung tâm dịch vụ kiểu “một trạm”, hàng hóa nhập khẩu đƣợc thông quan, bốc dỡ từ máy bay và vận chuyển đến tận tay ngƣời nhận hàng trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Bên cạnh đó là hệ thống giao thông đƣờng bộ phát triển, trung bình mỗi ngày hơn 50 triệu tấn hàng hóa các loại đƣợc vận chuyển trên các tuyến giao thông huyết mạch của Singapore để tập kết tại các kho hàng. Cùng với phát triển và hiện đại hóa cơ sở vật chất, Singapore đã áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại từ hình thức chấp nhận thủ tục trực tiếp, loại hàng hóa, xuất xứ, trọng lƣợng, nơi đến hỗ trợ bốc dỡ, vận chuyển và lƣu trữ hàng hóa. Các khâu kiểm soát ôtô ra vào cảng và bốc xếp hàng hóa đều đƣợc tối ƣu hóa bằng máy móc. Điều này giúp giảm các chi phí liên quan đến thông tin trong các hoạt động logistics, đồng thời tạo ra nguồn thu từ các dịch vụ logistics của giá trị gia tăng cao.

Nhờ tổ chức các hoạt động nhƣ cấp học bổng và tài trợ nghiên cứu logistics cho sinh viên, thành lập học viện logistics châu Á - Thái Bình Dƣơng và phát triển học viện này thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực logistics hàng đầu châu Á, thành lập viện nghiên cứu logistics Singapore nhằm phát triển chiến lƣợc và chƣơng trình đào tạo logistics, Singapore đã đào tạo đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 54 - 57)