Chiến lƣợc và chính sách phát triển dịch vụ logistics của chính phủ Nhật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 68 - 70)

3.1.3 .Đánh giá về sựphát triển dịch vụ logistics của Singapore

3.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN,VẬN TẢ

3.2.2 Chiến lƣợc và chính sách phát triển dịch vụ logistics của chính phủ Nhật

Nhật Bản.

Đạt đƣợc những thành quả nhƣ trên, một trong những nhân tố chính là vai trò lãnh đạo, định hƣớng và thực thi quan trọng của Chính phủ Nhật Bản. Quốc gia này đã quan tâm phát triển dịch vụ logistics từ khá sớm. Bằng cách sắp xếp kế hoạch phát triển các bãi kho vận hậu cần và các thiết bị hậu cần, Nhật Bản đã lựa chọn những vị trí thích hợp ở gần các khu liền kế thành phố, bên cạnh các tuyến giao thông nội bộ và các đƣờng giao thông huyết mạch chính nối liền các thành phố lớn để xây dựng các kho vận hậu cần. Kho chứa hàng đƣợc xây dựng gần các cảng biển lớn, có hệ thống giao thông vận tải thông suốt với tổng diện tích hơn 800.000m2 bề mặt trên khắp nƣớc Nhật. Hệ thống kho bãi cung cấp đa dạng các chức năng dịch vụ nhƣ kho làm lạnh, kho giữ ấm… và hàng loạt các dịch vụ bảo quản thực phẩm, thuốc men và các sản phẩm nhạy cảm khác.

Để hoàn thiện hệ thống đƣờng xá, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đƣờng sông, biển, giảm tắc nghẽn giao thông đƣờng bộ thành phố và phát triển mạng lƣới giao thông vận tải liên kết, Nhật Bản đã ban hành hàng loạt chính sách khuyến khích thích hợp nhƣ giảm một số sự điều chỉnh, thành lập những tổ chức liên kết và cung cấp sự trợ giúp chính thức. Thƣờng bán đất với giá thấp để xây dựng các kho vận hậu cần. Do vậy, nhiều công ty tƣ nhân đã vay tiền ngân hàng và các khoản ƣu đãi để xây dựng các kho bãi phục vụ hậu cần.

Từ năm 1997 tới nay, Nhật Bản định kỳ ban hành các chính sách, chiến lƣợc phát triển logistics, trong đó thống nhất xuyên suốt quan điểm là cần

thiết lập đƣợc một hệ thống logistics hiện đại và hiệu quả toàn diện nhằm tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia. Năm 1997, chính phủ đã soạn thảo đề cƣơng kế hoạch hoàn chỉnh đối với ngành logistics quốc gia, dành ra một khoản kinh phí lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng ngành logistics bao gồm: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không và cơ sở hạ tầng các cầu cảng dành cho đƣờng biển.

Năm 2005, để nhanh chóng có những giải pháp hiệu quả phù hợp với những xu hƣớng biến động của thị trƣờng, Nhật Bản đã ban hành chƣơng trình The New Comprehensive Program of logistics Policies (2005 - 2009). Trong đó hƣớng đến 2 mục tiêu cơ bản là thiết lập một hệ thống logistics tiên tiến, hiệu quả, toàn diện nhằm thực hiện một xã hội cạnh tranh quốc tế và thiết lập một hệ thống logistics giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội, môi trƣờng. Chƣơng trình này đề ra các giải pháp chính là đầu tƣ nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng logistics gồm cả đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không và hệ thống cầu cảng, trong đó nâng cao hiệu quả mạng lƣới vận tải biển và logistics hàng không quốc tế; lựa chọn vị trí thuận lợi để xây dựng các trung tâmlogistics. Đồng thời, khuyến khích phát triển công nghệ thông tin phục vụ logistics và thực thi thực thi chính sách để tạo dựng môi trƣờng kinh doanh logistics.

Năm 2001, Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải Nhật Bản (MLIT) ban hành kế hoạch logistics mới (New logistics Plan) nhằm mục đích đáp ứng đƣợc 3 xu hƣớng và mục tiêu cơ bản nhƣ sau:

-Xây dựng cơ chế logistics hiệu quả, tiên tiến.

-Xây dựng cơ chế logistics phù hợp với nhu cầu của xã hội.

- Xây dựng cơ chế logistics có thể đảm bảo duy trì đƣợc cuộc sống của ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 68 - 70)