Nhóm giải pháp tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 88 - 90)

4.2 .2Định hƣớng và chiến lƣợc phát triển

4.3 MỘT SỐ HÀM Ý, GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS

4.3.1 Nhóm giải pháp tầm vĩ mô

* Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng quốc giaphục vụ cho

ngành logistics theo hướng quy hoạch dài hạn, đồng bộ, khai thác hợp lý. Hệ

thống cơ sở hạ tầng cần đƣợc thiết kế đồng bộ bằng các chiến lƣợc có tầm nhìn dài hạn trong 20 năm, 30 năm. Các trục đƣờng bộ cần đƣợc thiết kế đúng tiêu chuẩn và kết hợp đƣợc với các phƣơng thức vận tải khác nhƣ đƣờng biển, đƣờng hàng không, đƣờng sắt, ví dụ đủ số lƣợng làn xe đáp ứng cho nhu cầu vận tải, chất lƣợng đạt đủ cho xe container lƣu thông, xây dựng tuyến đƣờng sao cho thuận tiện nhất và kết nối đƣợc nhiều khu vực kinh tế, trung tâm vận chuyển hàng hóa nhất.Tránh tình trạng phát triển manh mún, nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ thì việc xây dựng các trung tâm logistics, các cảng hàng không, cảng biển, cảng nƣớc sâu nên đƣợc các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu và thiết kế sao cho đảm bảo trƣớc hết là tập trung đƣợc nguồn lực cho phát triển phục

vụ các khu vực trọng điểm ở ba miền Bắc, Trung, Nam nhằm kết nối hệ thống logistics cả nƣớc và kết nối với hệ thống logistics toàn cầu.

* Hoàn thiện thể chế pháp lý theo định hướng công khai, minh bạch và thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Mặc dù đã có hành lang pháp lý nhất định cho ngành logistics nhƣng hiện nay các văn bản luật vẫn cần đƣợc sửa đổi, bổ sung để tinh gọn, dễ hiểu và dễ áp dụng. Tránh trƣờng hợp luật, quy định bị chồng chéo gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp khi thực thi luật. Không những thế, việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài FDI cần đƣợc chọn lọc, cân nhắc để tránh trƣờng hợp Việt Nam trở thành bãi rác khoa học công nghệ của thế giới, phải làm sao tiếp thu nhanh các công nghệ mới và các kĩ năng quản lý mới từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ công nhân viênlàm việc ở các cơ quan nhà nƣớc cần đƣợc quán triệt tƣ tƣởng, đào tạo tác phong làm việc minh bạch, nhanh gọn, tránh tình trạng tham nhũng, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi hoàn thành các thủ tục hành chính liên quan.

*Chú trọng nâng cao cả về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cho

ngành logistics. Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành

công của dịch vụ logistics là con ngƣời. Do vậy Nhà nƣớc nên đề ra đề án đào tạo và phát triển dài hạn nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn cao, kĩ năng tốt nhằm đảm bảo nguồn cung lao động dài hạn cho ngành. Chính sách hỗ trợ đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng, phối hợp với doanh nghiệp và các trƣờng là vô cùng cần thiết. Các trƣờng đại học nên thành lập các khoa, chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về ngành logistics để đào tạo bài bản nguồn nhân lực cốt cán, có kiến thức chuyên ngành vững chắc. Chƣơng trình đào tạo nên gắn liền với thực tế công việc phải làm thay vì quá nặng về lý thuyết và khái niệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)