Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 81 - 83)

3.2.3 .Đánh giá sựphát triển dịch vụ logistics của Nhật Bản

4.1. KHÁI QUÁT VỀ SỰPHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG

4.1.2 Những hạn chế còn tồn tại

Hoạt động thƣơng mại quốc tế phát triển sôi động và đa dạng với lƣợng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra vào Việt Nam ngày càng lớn, chủng loại phong phú, hình thức đa dạng đã tạo ra nhiều điều kiện cho ngành logistics Việt Nam phát triển. Với những bƣớc chuyển mình trong vòng 30 năm qua, ngành logistics hiện đại Việt Nam đã phát triển sang một thời kỳ mới với đầy đủ ý nghĩa và chức năng hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, ngành dịch vụ logistics của nƣớc ta vẫn còn rất nhiều điểm hạn chế cần đƣợc khắc phục để có thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế, dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nƣớc; doanh nghiệp logistics quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp, song tính hợp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp, và đây là tiền lệ xấu tạo cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài chiếm lĩnh thị trƣờng ngành logistics non trẻ của Việt Nam; thiếu hụt nguồn nhân lực logistics đƣợc đào tạo bài bản và có trình độ quản lý logistics; môi trƣờng pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác biệt về hệ thống luật pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính là những thách thức đối với nƣớc ta trong hội nhập về logistics.

Hiện nay hiệu quả sử dụng, khai thác hệ thống cảng biển của nƣớc ta còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế. Hiện tại, phần lớn các cảng biển vẫn sử dụng công nghệ quản lý, khai thác lạc hậu, năng suất xếp dỡ hạn chế (chỉ đạt 45% - 50% mức tiên tiến của thế giới). Trong khi đó, một số bến cảng, do quy hoạch thiếu tầm nhìn, nặng về đối phó với tăng trƣởng cục bộ, nên khó có thể kết nối để thiết lập mạng lƣới giao thông quốc gia đồng bộ, chặt chẽ. Điều này không chỉ dẫn tới tình trạng cảng nhiều, hàng hóa ít, mà còn làm suy yếu năng lực thông quan hàng hóa ở các cảng vốn là đô thị lớn, nhƣng phải chịu sức ép về dân số tăng nhanh và hạ tầng giao thông xuống cấp...

Trong những năm gần đây, tuy có nhiều cố gắng trong xây dựng mới cũng nhƣ nâng cấp,hiện đại hóa số cảng biển có sẵn, nhƣng kết cấu hạ tầng của hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn còn yếu kém về quản lý khai thác và lạc hậu về khoa học và công nghệ so với các quốc gia tiên tiến trong ASEAN và trong khu vực. Trƣớc hết là năng suất xếp dỡ thấp, chỉ đạt khoảng từ 45 - 50% mức tiên tiến của thế giới (3000T - 4000T trên/m chiều dài cầu bến và 15 - 20 TEUs/cẩu/giờ đối với xếp dỡ container).

Nếu nhìn vào tốc độ phát triển thƣơng mại nƣớc ta, sẽ thấy kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần, thị trƣờng bán lẻ trong nƣớc tăng bình quân 20 - 25%/năm và kết quả, ngành dịch vụ logistics cũng tăng tƣơng ứng 20 - 25%/năm. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy các công ty logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nƣớc trong khu vực, và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp logistics quốc tế. Trong khi đó, các công ty nƣớc ngoài (khoảng 25 công ty đa quốc gia, chiếm tới 70 - 80% thị phần cung cấp dịch vụ logistics ở Việt Nam) với phạm vi hoạt động gần 100 quốc gia khác nhau. Đây là một trong những cản trở cho các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng. Bởi lẽ, trong xu thế toàn cầu hóa, chủ hàng thƣờng

có xu hƣớng thuê ngoài từ rất nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. mặc dù có thể tính đến vai trò của các đại lý mà các công ty Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác, nhƣng quan hệ này thƣờng khá lỏng lẻo và không đồng nhất.

Nhân sự cho ngành logistics là một vấn đề còn tồn tại hiện nay với tất cả các doanh nghiệp logistics trong nƣớc. Với quy mô và tiềm năng phát triển, ngành logistics đang rất khát nhân sự cả về lƣợng và chất nhƣng hầu hết các doanh nghiệp đều chƣa thể tìm kiếm đƣợc nguồn nhân lực đúng nhƣ mong muốn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp về trình độ chuyên môn, trình độ giao tiếp tiếng Anh, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay ở nƣớc ta chƣa có một trƣờng Đại học nào chuyên sâu về đào tạo, giảng dạy ngành logistics mà chỉ có dạy kèm vào các chuyên ngành khác, chƣa có mã ngành logistics, số lƣợng sinh viên chƣa nhiều; phần thực hành về ngành nghề cũng chƣa đầy đủ.Ngoài ra, giáo trình, tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt khan hiếm, giáo trình tiếng Anh khó tiếp cận. Không có mô phỏng về doanh nghiệp logistics, các phần mềm mô phỏng tối ƣu toàn chuỗi không đƣợc đƣa vào dạy.

Ngoài ra, thể chế pháp lý và hệ thống các văn bản luật của nƣớc ta hiện nay vẫn còn rất chồng chéo và chƣa rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi áp dụng. Việc thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lƣợng của nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn còn rất nhiều điểm bất cập cần đƣợc khắc phục để tạo ra một môi trƣờng pháp lý trong sạch và môi trƣờng đầu tƣ lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam. (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)