3.1.3 .Đánh giá về sựphát triển dịch vụ logistics của Singapore
3.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN,VẬN TẢ
3.2.1. Thực trạng phát triển dịch vụ logisticstại Nhật Bản
Là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhân dân Nhật Bản đã từng bƣớc đứng lên xây dựng lại nền kinh tế, đƣa nƣớc Nhật trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Một thần kì Nhật Bản nhƣ vậy đƣợc làm nên là nhờ sự tham gia của tất cả các thành phần trong nền kinh tế quốc dân, mà một trong số đó là lĩnh vực logistics - một lĩnh vực nhận đƣợc sự chú ý phát triển từ khá sớm.
Ngay từ những năm 1960 Nhật Bản đã xây dựng và phát triển các bãi kho vận logistics xung quanh các thành phố lớn và gần các điểm mấu chốt giao thông vận tải, các cảng biển, cảng hàng không lớn trên toàn đất nƣớc. Các bãi kho vận logistics của Nhật Bản đều tập trung vào việc hợp lý hóa các dịch vụ logistics thành phố. Năm 1965, chính phủ Nhật Bản xây dựng 4 trung tâm kho vận logistics ở Kansai (Phía đông Tokyo), Hoping Island (Phía Nam
Tokyo), Oshima (Phía Tây Tokyo) và Adachi (Phía Bắc Tokyo).Trung tâm logistics lớn nhất và phát triển nhất của Nhật Bản là trung tâm giao nhận hàng hóa Hoping Island với chi phí xây dựng lên tới 57.2 tỷ Yên Nhật. Trong đó, 70% là chi phí của các tổ chức tài chính lớn, 20% chi phí của các ngân hàng địa phƣơng và 10% là chi phí của chính các doanh nghiệp. Ngày nay, Nhật Bản đã xây dựng đƣợc hơn 20 kho bãi logistics có quy mô rộng lớn tại 22 thành phố trên toàn quốc.
Logistics bên thứ ba 3PL đƣợc bắt đầu từ năm 1997 khi Bộ Thƣơng mại và công nghiệp Nhật Bản (MITI) (nay là Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp) ban hành quyền hạn của chính sách công nghiệp hậu cần.Tăng trƣởng của thị trƣờng 3PL (logistics bên thứ ba) phát triển rất nhanh, đóng góp tới 40% trong khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng và đạt quy mô gần 2.000 tỷ Yên vào năm 2013 (từ con số 1 nghìn tỷ yên năm 2003).
Vào tháng 12 năm 2008, tổ hợp Thƣơng mại Nhật Bản - Mitsui Co., Ltd đã ký hiệp định với hai công ty phát triển cơ sở hạ tầng của Ấn Độ cùng tham gia vào dự án xây dựng kho bãi, giao thông vận tải và ngành công nghiệp logistics. Trong đó, Nhật Bản đầu tƣ khoảng 1 tỷ USD vào dự án này. Bên cạnh đó, ngành sản xuất các phƣơng tiện vận tải của Nhật Bản cũng tăng trƣởng mạnh, vƣơn lên đứng đầu thế giới (vƣợt Mỹ và Trung Quốc), đóng góp vào sự phát triển chung của hoạt động logistics quốc gia. Nguyên nhân của sự phát triển vƣợt bậc này là do: ngƣời tiêu dùng rất ƣa chuộng và tin dùng phƣơng tiện vận tải của Nhật Bản do ƣu điểm tiết kiệm nhiên liệu; các phƣơng tiện vận tải của Nhật Bản luôn đƣợc cải tiến liên tục cả về kiểu dáng và kỹ thuật để phù hợp với đại đa số ngƣời dùng; Nhật Bản có lợi thế về giá cả khi xuất khẩu do sự giảm giá của đồng Yên Nhật so với các đối thủ khác nhƣ Mỹ, Đức…và chi phí logistics thấp với thị phần logistics bên thứ 3 cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng, tốc độ thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu tại cảng biển, sân bay nhanh chóng góp phần không nhỏ vào sự thành công của ngành sản xuất phƣơng tiện vận tải Nhật Bản.
Nhật Bản hiện nay đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia có trình độ phát triển logistics hàng đầu thế giới. Tính hiệu quả của dịch vụ logistics Nhật Bản đã vƣợt cả châu Âu, châu Mỹ và trở thành một trong những quốc gia cung cấp dịch vụ logistics số 1 trên thế giới.
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ chỉ số và xếp hạng LPI của Nhật Bản giai đoạn 2007 - 2016
Nguồn:Ngân hàng Thế giới - World Bank, 2016
Biểu đồ hình 3.2 thể hiện sự thay đổi về chỉ số LPI và thứ hạng theo chỉ số LPI của Nhật Bản trong bảng xếp hạng của các quốc gia trên toàn thế giới theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới. Mức điểm LPI của Nhật đạt mức cao nhất là 4.02 điểm và xếp hạng thứ 6 vào năm 2007, sau đó có xu hƣớng giảm dần trong giai đoạn này, cụ thể đạt 4.97 điểm năm 2010, giảm xuống còn 3.93 điểm năm 2012, đạt 3.91 điểm năm 2014 và tăng nhẹ lên 3.97 điểm năm 2016. Kéo theo đó là thứ hạng của Nhật Bản cũng bị thay đổi theo,
từ vị trí số 6 trong bảng xếp hạng toàn cầu năm 2007, thứ hạng của Nhật Bản giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2016, đến năm 2016 Nhật Bản chỉ đứng thứ 12 trong 150 quốc gia trên toàn cầu. Mặc dù xu hƣớng điểm số LPI của Nhật Bản đã tăng nhẹ, tuy nhiên thứ hạng lại giảm cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics của các quốc gia khác, đồng thời sự cạnh tranh về hiệu quả logistics giữa các nền kinh tế cũng ngày một tăng lên.
Hệ thống đƣờng sắt của Nhật Bản tính đến cuối năm 2016 có chiều dài lên tới 27000km. Tàu hỏa là phƣơng tiện phổ biến dùng để chuyên chở hành khách tại quốc gia này chiếm đến 40% công suất khai thác trong khi chuyên chở hàng hóa chỉ đạt khoảng 8% công suất. Cơ quan công nghệ, vận tải và xây dựng đƣờng sắt Nhật Bản (The Japan Railway Construction, Transport and Technology Agency JRTT) đã xây dựng hệ thống đƣờng sắt quốc gia và thuê công ty JR (Japan Railway) - bên thứ ba chịu trách nhiệm vận hành 70% mạng lƣới đƣờng sắt quốc gia, 30% còn lại do năm công ty khác chịu trách nhiệm vận hành. Nhờ có sự xây dựng, hệ thống quản lý và khai thác hợp lý nên hệ thống đƣờng sắt dù rất phức tạp và nhiều tuyến nhƣng vẫn mang lại cho ngƣời sử dụng sự tiện lợi, thoải mái nhất có thể khi di chuyển.
Một trong những thành công của ngƣời Nhật khiến cả thế giới biết đến và ngƣỡng mộ là việc sáng tạo ra phƣơng tiện vận tải mang tên Shinkansen – một loại tàu cao tốc có thể đạt tốc độ lên tới 320km/h. Mạng lƣới Shinkansen đƣợc phát triển trải rộng trên toàn bộ quốc đảo này, kết nối thủ đô Tokyo với các thành phố lớn khác với tổng chiều dài khoảng 2800km tính đến tháng 3 năm 2016 và vẫn đang đƣợc tiếp tục mở rộng với nhiều tuyến khác nhau, nhƣ tuyến giữa Shin-Aomori và Shin-Hakodate-Hokuto thuộc vùng Hokkaido đƣợc vận hành vào tháng 3 năm 2016. Shinkansen nổi bật với tốc độ di chuyển nhanh và độ chính xác lên đến một phút (bao gồm cả lý do bất khả kháng vì thời tiết), do vậy đây là một trong những phƣơng tiện vận tải “thần
kỳ” đƣợc ngƣời dân Nhật Bản ƣu tiên sử dụng trong vận tải hành khách và hàng hóa có giá trị cao, cần vận chuyển trong trƣờng hợp khẩn cấp.
Những đặc điểm chính của dịch vụ logistics Nhật Bản là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải rất hiện đại, đặc biệt là hệ thống cầu vƣợt biển để liên kết các đảo trên toàn đất nƣớc. Hệ thống đƣờng cao tốc đã bao trùm lên tất cả 4 đảo lớn của đất nƣớc. Các đƣờng cao tốc này đã xuyên suốt tới tận đảo Honshu, Kyushu ở phía Nam và đảo Hokkaido ở phía Bắc. Tất cả các đảo đều đƣợc nối liền bởi các cầu xuyên Tây Đại Dƣơng và các đƣờng hầm xuyên biển. Khối lƣợng vận chuyển hàng không tăng gấp 4 - 5 lần trong vòng 10 năm tính từ 1998. Giá trị vận chuyển đƣờng hàng không tính bằng đồng Yên chiếm tới 28% tổng giá trị hàng hóa, trong khi khối lƣợng vận chuyển chỉ chiếm 0.3%. Đến nay, dịch vụ phân phối tại nhà ở Nhật Bản đã hoàn toàn sử dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động.
Bảng 3.3: Khối lƣợng hàng hóa vận chuyển nội địa của Nhật Bản theo các phƣơng thức vận tải năm 2013 - 2014
Nghìn tấn
Năm 2013 Năm 2014 Tổng khối lƣợng hàng hóa vận chuyển
4,769,204 4,729,581 Đƣờng sắt 44,101 43,424 Đƣờng bộ 4,345,753 4,315,836 Hàng mậu dịch 2,989,496 2,934,361 Hàng phi mậu dịch 1,356,256 1,381,475 Đƣờng biển 378,334 369,302 Đƣờng hàng không 1,016 1,019
Nguồn: Thống kê của bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, vận tải và du lịch Nhật Bản, 2014
Bảng 3.3 cho thấy thống kê cụ thể về lƣợng hàng hóa vận chuyển đƣợc trong nội địa nƣớc Nhật năm 2014. Theo đó, hàng hóa nội địa chủ yếu đƣợc vận chuyển năm 2014 bằng đƣờng bộ đạt hơn 4 tỷ tấn tƣơng đƣơng 50,6%, hàng biển đạt 370 nghìn tấn tƣơng đƣơng 44,1%, vận tải hàng hóa đƣờng sắt chiếm 5,1% tƣơng đƣơng 43 nghìn tấn và hàng không chiếm 0,3% tƣơng đƣơng hơn 1 nghìn tấn hàng đƣợc vận chuyển trên khắp quốc gia này.
Phƣơng thức vận tải bằng đƣờng biển là một phƣơng thức thiết yếu tại Nhật Bản bởi đặc thù bao quanh quốc gia này biển. Hàng hóa ngoại thƣơng của Nhật Bản luôn đƣợc khai thác tối đa bằng đƣờng biển, theo thống kê năm 2016 từ Cục thống kê Nhật Bản thì vận tải biển đạt khoảng hơn 1 tỷ tấn năm 2016 và chiếm 99% vận tải ngoại thƣơng. Đồng thời đƣờng thủy nội địa và đƣờng biển ngắn cũng là phƣơng thức vận tải quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, khi đóng góp đến khoảng 44% khối lƣợng hàng vận chuyển nội địa. Mặc dù trong những năm gần đây, một số công ty tàu biển của Nhật đã bị phá sản và có nguy cơ bị sụp đổ, trong khi đó đội tàu của Trung Quốc và Hàn Quốc đang nổi lên trên thị trƣờng hàng hải trong khu vực nhƣng cả chính phủ và bản thân doanh nghiệp đã có những phƣơng án nhất định nhằm vực dậy ngành vận tải biển của nƣớc này. Nhật Bản đã xây dựng mạng lƣới kết nối một số cảng biển trọng điểm – các cảng đƣợc đầu tƣ trang thiết bị và cơ sở vật chất cho việc khai thác tàu lớn. Bên cạnh đó Chính phủ còn sửa đổi luật và rót các khoản đầu tƣ công cũng nhƣ đứng ra sát nhập các doanh nghiệp quản lý vận hành cảng quốc tế chiến lƣợc, ví dụ nhƣ việc sát nhập công ty quản lý cảng Hanshin và công ty cảng quốc tế Kobe- Osaka.
Theo số liệu của Cục thống kê Nhật Bản năm 2016 thì nƣớc này có khoảng 159 tàu biển khai thác cảng nƣớc sâu và số lƣợng tàu biển có xu hƣớng giảm so với thời kỳ hoàng kim năm 1972 với 1580 tàu. Ba hãng tàu lớn tại Nhật là
Nippon Yusen, Mitsui OSK Lines và Kawasaki Kisen lại hoạt động mang cờ hiệu nƣớc ngoài.
Bảng 3.4 Xếp hạng năng lực khai thác một số cảng biển ở Nhật Bản
Cảng khai thác hàng lẻ Cảng khai thác hàng nguyên container Cảng Khối lƣợng (Triệu tấn) Xếp hạng thế giới Cảng Khối lƣợng (triệu TEUs) Xếp hạng thế giới Nagoya 208 16 Tokyo 5 28 Chiba 163 23 Yokohama 2,8 52 Yokohama 117 31 Nagoya 2,7 53 Kitakyushu 100 37 Kobe 2,6 56 Kobe 92 42 Osaka 2 73
Nguồn: Hiệp hội các ban quản lý của Hoa Kỳ, năm 2014 – American Association of Port Authorities, 2014
Bảng 3.4 cho thấy hiện nay tại Nhật Bản, một số cảng hàng đầu về khai thác lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh tính cả hàng lẻ LCL và hàng nguyên container FCL 4 là cảng Nagoya, Yokohama, Kobe. Đáng chú ý thì không có cảng biển nào của Nhật Bản lọt top đứng đầu thế giới. Nguyên nhân là do lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh đƣợc trải đều ở tất cả 292 cảng biển phân bố trên bờ biển quốc gia này.
Vận tải hàng không cũng là phƣơng thức vận tải càng ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của chính phủ. Bên cạnh hai hãng hàng không lớn là Japan Airlines (JAL) và All Nippon Airways (ANA) hiện nay đang chiếm khoảng 55% thị phần trong nƣớc với hơn 200 đƣờng bay nội địa thì thì các hãng hàng không giá rẻ LLCs cũng đang trỗi dậy và có những bƣớc tiến mở rộng phạm vị hoạt động, cạnh tranh với các hãng hàng không quốc gia, tăng sức cạnh tranh cho thị trƣờng
4 LCL (Less than Container Load): ngƣời gửi hàng có kiện hàng lẻ gửi ngƣời vận chuyển gom lại đóng chung vào 1 container để tiết kiệm chi phí
vận tải hàng không tại quốc gia này. Tuy vậy vận tải hàng hóa bằng đƣờng hàng không vẫn còn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn với 1 tỷ tấn tƣơng đƣơng 0,2% lƣợng hàng hóa vận chuyển nội địa năm 2014. Chính phủ Nhật chú trọng phát triển vận tải hàng không nhƣ một yếu tố thúc đẩy sự phát triển ngành vận tải hàng hóa nội địa, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia.