CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
2.4. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
-Về địa điểm: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề trong phạm vi hoạt động của khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam.
-Thời gian nghiên cứu: Luận văn thu thập các thông tin thứ cấp trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2014 và quý I năm 2015.
CHƢƠNG 3
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM 3.1. Khái quát về PVcomBank
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của PVcomBank
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4/10/2013, trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVCOMBANK) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank). PVcomBank có hội sở chính đặt tại 22 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
PVcomBank có tổng tài sản đạt 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cổ đông chiến lược Morgan Stanley (6,7%), quy mô hoạt động tại 30 Chi nhánh, 67 Phòng giao dịch và 4 quỹ tiết kiệm tại các tỉnh thành trọng điểm của cả nước, như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ, Đà Lạt, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Tây Đô, Đà Nẵng, Huế, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu…Các công ty trực thuộc Ngân Hàng: Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí, Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí, Công ty Cổ phần Du lịch biển Mỹ Khê.
Bằng những thế mạnh sẵn có và nỗ lực không ngừng nhằm mang tới trải nghiệm về chất lượng dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng, PVcomBank đang từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường tài chính tiền tệ, trở thành một trong những ngân hàng lớn mạnh và quen thuộc với Đại Chúng Việt Nam – PVcomBank “Ngân hàng không khoảng cách”.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại PvcomBank
Tổ chức bộ máy của PVcomBank được cơ cấu dưới hình thức Công ty cổ phần. Tùy theo từng thời kỳ, dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và nhu cầu hoạt động kinh doanh thực tế của PVcomBank, Hội đồng Quản trị sẽ phê duyệt định biên nhân sự, Tổng Giám đốc phê duyệt Mô tả công việc cho các đơn vị trên toàn hệ thống trên cơ sở Hệ thống chức danh được mô tả theo sơ đồ 3.1.
Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của PVcomBank, chịu sự giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và trước Pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ phù hợp với quy định của Pháp luật và Điều lệ của PVcomBank.
Khối Quản trị rủi ro là đơn vị trực thuộc Hội sở chính, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành trong công tác quản lý rủi ro, tái thẩm định, định giá, quản lý trung tâm phê duyệt tín dụng:
- Chủ trì nghiên cứu và đề xuất các chính sách, khung quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro, các phương pháp, công cụ quản trị rủi ro của ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động;
- Thực hiện giám sát, đánh giá, báo cáo các rủi ro của ngân hàng;
- Thực hiện tái thẩm định tín dụng; -Thực hiện định giá tài sản đảm bảo; -Quản lý phê duyệt tín dụng;
-Thực hiện các công việc khác khi được Lãnh đạo ngân hàng phân công. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tập trung tại Hội sở, thông qua việc thành lập khối Quản trị rủi ro, độc lập với đơn vị cấp tín dụng, trong đó có các bộ phận có chức năng xây dựng và giám sát việc thực hiện các chiến lược, chính sách
quản trị rủi ro tín dụng, quản trị danh mục tín dụng và tái thẩm định, thẩm định giá.
3.1.3. Khái quát hoạt động tín dụng của PVcomBank
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Đơn vị: triệu VND STT Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 1 Tổng tài sản 101.124.284 108.298.461 2 VCSH 9.555.808 9.693.981 3 Doanh thu 346.472 1.511.655 4 LNTT (33.660) 162.233 5 LNST 21.573 166.797
(Nguồn: Báo cáo thường niên của PVcomBank qua các năm)
Tổng tài sản của PVcomBank năm 2014 tăng 7.174.177 triệu đồng (7%) so với năm 2013. Doanh thu của PVcomBank năm 2014 tăng 1.165.183 triệu (336%) so với năm 2013. Do đó, lợi nhuận sau thuế cũng tăng 145.224 triệu đồng (673%) so với năm 2013. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận thì sau gần 2 năm hợp nhất, đây là một tốc độ tăng trưởng mạnh và có nhiều điều khả quan và đáng mừng. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô của một ngân hàng hiện đại với tổng tài sản đứng top 10 trong hệ thống NHTM hiện tại thì doanh thu và lợi nhuận của PVcomBank vẫn còn ở mức rất khiêm tốn.
Cơ cấu dƣ nợ
Dư nợ trong và ngoài ngành dầu khí
Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chiếm 52% số cổ phần tại PVcomBank (Sơ đồ 3.2). Đối tượng khách hàng cho vay thuộc lĩnh vực dầu khí, năng lượng, khoán sản những năm qua luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng.
Sơ đồ 3.2. Quan hệ cổ đông của PVcomBank
(Nguồn: http://www.pvcombank.com.vn)
Theo đó, cơ cấu dư nợ có thể được phân theo trong và ngoài ngành dầu khí theo bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Phân loại dƣ nợ trong và ngoài ngành dầu khí
Đơn vị: triệu VND
(Nguồn:Báo cáo phân loại nợ Phòng QLDM)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng giai đoạn 2012-2014 đều khá cao so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành (7% - 9%): 9% năm 2013, 11% năm 2014.
Số liệu trên cho thấy, đối tượng khách hàng chính của PVcomBank vẫn là các đơn vị trong ngành dầu khí (chiếm trên 55% tổng dư nợ), điều này phù
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 31/03/2015
Tổng dư nợ 21.390.747 23.250.812 25.834.235 26.480.091 Dư nợ trong
ngành 12.192.726 14.648.011 18.421.606 18.882.146
hợp với mục tiêu ban đầu khi PVcomBank được thành lập, cũng như chiến lược phát triển của PVcomBank trong giai đoạn tiếp theo.
Dư nợ tín dụng theo lĩnh vực ngành nghề
Bảng 3.3. Dƣ nợ tín dụng theo lĩnh vực ngành nghề
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 31/3/2015
Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dầu khí, khoáng sản 6.417.224 30 8.370.292 36 8.486.913 33 9.003.231 34 Các hoạt động phục vụ cho dầu khí, khoáng sản 2.139.075 10 2.790.097 12 3.044.761 12 2.912.810 11 Dịch vụ du lịch cao cấp 427.815 2 697.524 3 276.198 1 264.801 1 Kinh tế biển 3.636.427 17 3.487.622 15 7.787.576 30 7.414.425 28 BĐS 3.208.612 15 2.325.081 10 3.089.088 12 3.177.611 12 Tài chính, chứng khoán 1.283.445 6 465.016 2 483.347 2 529.602 2 Lĩnh vực khác 4.278.149 20 5.115.179 22 2.666.351 10 3.177.611 12 Tổng 21.390.747 100 23.250.812 100 25.834.235 100 26.480.091 100
(Nguồn:Báo cáo phân loại nợ Phòng QLDM)
Dư nợ tín dụng theo các lĩnh vực ngành nghề chính (Dầu khí, năng lượng, khoáng sản) luôn tập trung ở tỷ lệ 30-36% tổng dư nợ, tiếp đó là các hoạt động phục vụ cho dầu khí, năng lượng, khoáng sản và kinh tế biển. Dư nợ của PVcomBank tăng đều qua các năm nên dư nợ theo các nhóm ngành nghề cũng tăng, riêng lĩnh vực tài chính, tín dụng, chứng khoán dư nợ tín dụng giảm qua các năm 2012 -2014.
Dư nợ tín dụng theo loại tài sản bảo đảm
Một trong những điều kiện cho vay là khách hàng phải có tài sản bảo đảm, đây được coi như phao cứu sinh cuối cùng khi nguồn trả nợ của khách
hàng gặp rủi ro. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện đủ trong điều kiện xét duyệt cho vay, là nguồn dự phòng khi nguồn thu gặp rủi ro dẫn đến ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi. Hiện nay, PVcomBank áp dụng cho vay có tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng rất linh hoạt như sau:
Bảng 3.4. Phân loại dƣ nợ theo loại tài sản bảo đảm
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 31/03/2015
Dƣ nợ trọng Tỷ (%) Dƣ nợ trọng Tỷ (%) Dƣ nợ trọng Tỷ (%) Dƣ nợ trọng Tỷ (%) Tín chấp 8.556.299 40 9.067.817 39 9.739.507 38 10.062.435 38 Bảo lãnh của tổ chức, cá nhân khác 641.722 3 232.508 1 594.187 2 794.403 3 Đảm bảo bằng bất động sản 3.850.334 18 3.255.114 14 4.081.809 16 3.707.213 14 Cầm cố chứng từ có giá 1.069.537 5 465.016 2 258.342 1 264.801 1 Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải 3.422.519 16 4.882.670 21 8.421.961 32 8.738.430 33 Hàng hoá 855.630 4 697.524 3 1.627.557 6 1.853.606 7 Đảm bảo bằng lương 1,283,445 6 930.032 4 697.524 3 794.403 3 Khác 1.711.260 8 3.720.130 16 413.348 2 264.801 1 Tổng 21.390.747 100 23.250.812 100 25.834.235 100 26.480.091 100
(Nguồn:Báo cáo phân loại nợ Phòng QLDM)
Qua số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay bằng hình thức tín chấp (không có tài sản đảm bảo) vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ qua các năm, luôn chiếm từ 38% – 40% tổng dư nợ, tiếp đó là dư nợ cho vay đảm bảo
bằng máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải chiếm 16% – 33% và cho vay đảm bảo bằng bất động sản chiếm 14% – 18% tổng dư nợ.
Với đối tượng khách hàng cho vay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường hạn chế về vấn đề tài sản bảo đảm. Vì vậy, khi muốn mở rộng hoạt động tín dụng, nhất là trong môi trường các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau một cách gay gắt thì chính sách về tài sản bảo đảm phải thật linh hoạt thì mới có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác.
3.2. Quan hệ tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.2.1. Hoạt động tín dụng
Doanh số cho vay
Theo kế hoạch năm 2015, chỉ tiêu doanh số cho vay đặt ra cho khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến hết quý I/2015 tại ngân hàng là 10.928 tỷ đồng. Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 31/03/2015 như sau:
Bảng 3.5. Chỉ tiêu doanh số tín dụng khối khách hàng DNNVV
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu doanh số Thực hiện quý I Kế hoạch năm nhận % hoàn thành KH năm nhận Nợ nhóm 1 6.027 6.175 98 Nợ nhóm 2 – 5 4.671 4.753 102
(Nguồn:Báo cáo phân loại nợ Phòng QLDM)
Theo số liệu báo cáo đến 31/03/2015, dư nợ của đối tượng cho vay là các doanh nghiệp và và nhỏ là 10.698 tỷ đồng (chiếm 40% tổng dư nợ của ngân hàng). Cơ cấu dư nợ của khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện theo biểu đồ 3.1.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động hầu hết trên mọi ngành, mọi lĩnh vực, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý,
mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng lãnh thổ và tăng cường kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước trong vùng và trên thế giới. Hiện nay, PVcomBank đang hướng tới mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng
(Nguồn: Báo cáo PTKD Quý 1/2015 PVcomBank)
Biểu đồ 3.2. Tổng dƣ nợ khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (Thời điểm 31/03/2015)
Theo biểu đồ trên, kết thúc Quý 1/2015, tổng số dư nợ đối với khách hàng thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại PvcomBank đạt 11.503 tỷ đồng chiếm 40% tổng dư nợ toàn hàng của PvcomBank, hoàn thành 100% kế hoạch Tổng giám đốc ngân hàng giao cho Khối khách hàng DNNVV và đạt 97% kế hoạch của Khối khách hàng DNNVV giao xuống các đơn vị kinh doanh. Trong đó, danh mục tín dụng bình thường (dư nợ thuộc nhóm 1) thực hiện được 6.764 tỷ đồng (tương đương 101% kế hoạch nhận và 95% kế hoạch giao) và tín dụng cần chú ý (dư nợ thuộc nhóm 2 – nhóm 5) đạt 4.739 tỷ đồng (tương đương 100% kế hoạch nhận và giao).
Các khách hàng doanh nghiệp tạo nên 54% tổng dư nợ tốt khối KHDNNVV:
▪ CTCP Xi Măng Vicem Hải Vân: 174 tỷ đồng
▪ CTCP Hoá Dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu Khí (PVB): 226 tỷ đồng ▪ CTCP Năng lượng Sông Hồng: 141 tỷ đồng
▪ CTCP hóa dầu và xơ sợi dầu khí: 329 tỷ đồng ▪ CTCP Ngôi sao An Bình: 954 tỷ đồng
▪ TCT ĐTPT Đô Thị Và KCN Việt Nam TNHH MTV: 378 tỷ đồng ▪ CTCP Vận Tải Dầu Khí MêKông: 205 tỷ đồng
▪ CTCP Quản Trị Tài Nguyên Tri Thức: 504 tỷ đồng ▪ CTCP Vận tải dầu mỏ Phương Đông Việt: 317 tỷ đồng ▪ CTCP Gò Ðàng: 129 tỷ đồng.
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn và loại tiền
Theo kỳ hạn các khoản tín dụng, dư nợ trung dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn (71%) trong cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục đích vay đầu tư trung dài hạn của các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu đầu tư vào các dự án có thời gian tương đối dài như mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới trang thiết bị công nghệ, xây dựng sửa chữa nhà xưởng, cơ sở vật chất kỹ
thuật nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại PVcomBank, tỷ trọng dư nợ bằng đồng Việt Nam chiếm phần lớn (68%). Các khoản cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam chịu lãi suất cao hơn USD, không tận dụng được nguồn ngoại tệ của khách hàng, tuy nhiên lại tránh được rủi ro về tỷ giá.
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu theo kỳ ha ̣n và loa ̣i tiền cho vay của khối KHDNNVV
(Nguồn: Báo cáo PTKD Quý 1/2015 PVcomBank)
Dư nợ cho vay đối với đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn vì nguồn vốn huy động chủ yếu tại ngân hàng là từ nội tệ. Theo thông tư số 29/2013/TT- NHNN về việc cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú chính thức tác động đến việc cho vay ngoại tệ của các ngân hàng.
Hiện nay, do nhu cầu vốn của nền kinh tế, của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất lớn, nhất là cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn cung vốn vẫn chủ yếu trong vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Vì vậy, việc nới tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là hoàn toàn cần thiết. Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, một điểm đáng chú ý là việc quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, đối với các NHTM tỷ lệ cho phép sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là 60%.
3.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn, nợ xấu:
Nợ xấu, nợ quá hạn xuất phát từ nhiều lý do. Trước hết, xuất phát từ người đi vay, có thể do các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất dài và ngắn hạn, nhưng khách hàng không lường trước hết được những rủi ro sẽ xảy ra nên không thu hồi được vốn sinh ra công nợ chưa thu hồi được. Cũng có thể do dự án tốt nhưng những người điều hành, thực hiện dự án kém nên nảy sinh những bất cập, thất thoát. Cũng có những trường hợp khách hàng cố tình lập các dự án “ma”, chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu còn xuất phát từ ngân hàng: Một số cán bộ tín dụng không chấp hành đúng nguyên tắc, cơ chế cho vay, thẩm định dự án không đúng quy trình; Tốc độ tăng trưởng tín dụng của PVcomBank phát triển đều đặn qua các năm, kèm theo đó là chỉ tiêu riêng cho từng chi nhánh. Để đạt được những chỉ tiêu đã đề ra, ngoài các chương