CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
4.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định:
Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án, cần xây dựng, đào tạo và phát triển một đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro đủ về quy mô số lượng, tinh về chất lượng theo những yêu cầu về trình độ kiến thức, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức. Trong đó mỗi cán bộ phải nắm chắc quy trình nghiệp vụ, nhạy bén trong phân tích để có những quyết định đúng đắn. Kinh nghiệm, tư cách đạo đức, tính trung thực của mỗi cán bộ là những tiêu chuẩn hết sức cần thiết.
-Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng động trong xử lý các tình huống và luôn sáng tạo vượt qua thử thách, biết kinh doanh giỏi, quản lý tốt đáp ứng nhu cầu vận hành và quản trị định chế đầu tư tài chính hiện đại. Để có được nguồn nhân lực tốt, phải quan tâm đến 3 chính sách: Chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách đãi ngộ. Để nâng cao chất lượng nguồn lực đầu vào, PVcomBank cần có sự cải tiến quy trình tuyển dụng và đào tạo. Nhằm
mục đích thu hút các nhân viên có kinh nghiệm và có năng lực, cần chú ý hơn nữa đến quy trình tuyển dụng, thay thế cách tuyển dụng theo truyền thống đang áp dụng hiện nay.
Trong quá trình sử dụng cán bộ, cần có sự phân công, bố trí công việc hợp lý và tạo môi trường làm việc cho nhân viên. Áp dụng các hình thức thưởng, phạt hợp lý để thúc đẩy sự nỗ lực của mỗi cán bộ nhân viên.
Công tác đào tạo phải linh hoạt phù hợp với từng mục tiêu cụ thể, từng đối tượng cụ thể. Đồng thời, ứng dụng nhiều mô hình đào tạo khác nhau: đào tạo bên ngoài, đào tạo nội bộ, tự đào tạo…với nhiều hình thức khác nhau, cử đi học, mời giáo viên thỉnh giảng, tự nghiên cứu và báo cáo, nói chuyện và thảo luận chuyên đề…
Đối với cán bộ mới, thông qua các lớp đào tạo, cán bộ mới phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về quy định của Nhà nước, của ngành về soạn thảo công văn, văn bản, về cơ cấu tổ chức, các hoạt động của ngành, quy trình luân chuyển chứng từ…Thông qua đó, cán bộ mới có được nhận biết tổng quan về chức năng, nhiệm vụ, về hoạt động của ngành. Bên cạnh đó, cần phải có đào tạo chuyên sâu hơn về các nghiệp vụ chính của ngành để cán bộ có thể tiếp cận được với thực tế công việc.
Định kỳ cần tổ chức các buổi học nghiệp vụ để cập nhật những hướng dẫn nghiệp vụ mới của Nhà nước, của ngành, thống nhất phương thức thực hiện, tổng kết các vướng mắc trong quá trình thực hiện, có đề xuất lên cấp trên để có hướng xử lý.
Tùy vào nghiệp vụ được giao, kinh nghiệm công tác, qua thực tế công tác, kết quả hoàn thành nghiệp vụ được giao, thấy được những yếu điểm, điểm mạnh chung trong nghiệp vụ của cán bộ, cần phân loại các nhóm đối tượng đào tạo riêng biệt. Trên cơ sở phân loại cán bộ, công tác tổ chức đào
tạo phải được thực hiện theo chuyên đề, phục vụ cho từng đối tượng cán bộ nghiệp vụ.
Có chính sách khuyến khích cán bộ trong việc đào tạo nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kiến thức thị trường như: tạo điều kiện thời gian, tăng cường hệ thống thông tin, xây dựng những trang thông tin nội ngành, thường xuyên cập nhật hệ thống tài liệu tham khảo, tổ chức thi cán bộ giỏi…đồng thời có chính sách khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các cán bộ có thành tích cao trong học tập…
Tăng cường phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước trong công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ. Qua đó giúp cho cán bộ được đào tạo lại một cách cơ bản, đồng thời học hỏi được các kỹ năng mới.
Bên cạnh đó, cấn xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên kiêm nghiệm tại chỗ. Đây là đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế tại Sở, có khả năng tổng hợp và truyền đạt lại những kinh nghiệm đó. Đội ngũ giảng viên tại cơ sở có thể giúp cho các cán bộ đặc biệt là cán bộ mới có được cách thức áp dụng những kiến thức lý thuyết, kiến thức từ xã hội áp dụng vào thực tế công việc hiệu quả nhất.
4.2.9. Áp dụng các công cụ, phương pháp quản trị rủi ro tín dụng theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế
Bên cạnh việc nâng cao năng lực của người thẩm định cần tham khảo, chỉnh sửa việc đo lường rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng đạt hiệu quả. Ngân hàng cần áp dụng các mô hình định lượng, đánh giá rủi ro một cách phù hợp.
-PVcomBank đang tiếp cận và sử dụng mô hình đo lường RRTD để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tín dụng tối đa dựa trên khung giá trị VAR (Value at Risk) theo hiệp ước Basel II. VAR được hiểu một cách tổng quát là
thời gian xác định. VAR cho phép tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro và các khoản vay khác nhau để tìm ra một con số nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu năm sau là năm không thuận lợi, tổn thất tín dụng tối đa của ngân hàng là bao nhiêu với một độ tin cậy cho trước (thường là 99,9%)”, từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ rủi ro này.
- Mô hình Stress Testing: Theo đó, ngân hàng sẽ thực hiện các kịch bản thử sức chịu đựng lỗ đối với từng danh mục cho vay và sản phẩm. Đối với các kịch bản thử sức chịu đựng của sản phẩm sẽ được tính đến các yếu tố như các sự kiện của thị trường hoặc các sự kiện kinh tế. Hệ thống thông báo đối với từng tên khách hàng để quản lý các danh mục cho vay, phòng ngừa rủi ro tập trung vào một khách hàng vay hoặc một nhóm khách hàng liên quan.
4.2.10. Kết hợp hoạt động tín dụng và bảo hiểm tín dụng, sản phẩm phái sinh khác
Bảo hiểm tín dụng:
- Yêu cầu khách hàng tự bảo hiểm đề phòng bất chắc. Khoản tín dụng trong trường hợp này coi như được bảo hiểm gián tiếp. Để sử dụng tốt hình thức này ngân hàng cần có chính sách ưu tiên cho vay đối với đối tượng xin vay đã mua bảo hiểm.
- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp cho các sản phẩm tín dụng của mình.
Tín dụng phái sinh:
- Là hợp đồng song phương cho phép những người tham gia thị trường chuyển đổi rủi ro của khoan vay và các tài sản khác từ bên mình (bên mua sự bảo vệ) sang bên khác (gọi là bên bán sự bảo vệ). Các tổ chức cho vay có thể sử dụng tín dụng phái sinh để giảm rủi ro tín dụng (trường hợp là người mua sự bảo vệ) hoặc thu được lợi nhuận lớn hơn (trường hợp là người bán sự bảo
vệ). Khoản thanh toán được xác định trong hợp đồng tín dụng phái sinh dựa trên sự xuất hiện của sự kiện tín dụng đối với một thực thể liên quan.
- Hoán đổi tổng thu nhập
Sự hoán đổi này trao đổi các khoản thanh toán của hai bên bằng số chênh lệch ròng của các khoản thanh toán tương ứng. Người “bán” khoản vay - người phải trả tổng thu nhập chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ có nhiều rủi ro hoặc một danh mục các khoản nợ có nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của một khoản nợ có nhiều rủi ro bằng tổng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Rủi ro của những khoản thu nhập này được đo bằng độ biến động của chúng. Bên đối tác trong hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập- người thụ hưởng tổng thu nhập trả tiền dựa vào các khoản thu nhập của một của một trái phiếu không có rủi ro vỡ nợ (ví dụ, trái phiếu Chính Phủ) trừ đi khoản đền bù nhận được do phải chịu rủi ro của bên phải trả tổng thu nhập. Kết quả của sự hoán đổi này là người phải trả tổng thu nhập được hưởng dòng thu nhập từ trái phiếu không có rủi ro và người hưởng tổng thu nhập được hưởng dòng thu nhập tương xứng với việc nắm giữ khoản nợ rủi ro.
Trong hoán đổi thu nhập, một bên nhận tổng thu nhập từ một bên tài sản liên quan được xác định trong hợp đồng, còn bên kia nhận được luồng tiền theo tỷ lệ thả nổi hoặc cố định định kỳ. Luồng tiền này không liên quan đến giá trị tín dụng hay khả năng được nợ của tài sản tham chiếu, đặc biệt trong đó khoản thanh toán dựa trên cùng lượng giá trị danh nghĩa. Hoạt động này cho phép công ty giữ lại toàn bộ tài sản của mình, nhưng vẫn duy trì mức độ rủi ro tín dụng mong muốn.
Hoán đổi tổng thu nhập làm gia tăng tính chắc chắn của dòng tiền mặt. Chiến lược quản lý tổ chức tín dụng truyền thống cũng nhằm đạt mục tiêu này. Việc dự phòng vốn rủi ro tín dụng mà nhà đầu tư một số tài sản có vào
các chứng khoán không có rủi ro vỡ nợ cũng đạt được một giới hạn thấp hơn đối với các khoản tổn thất do vỡ nợ. Một số sự khác biệt quan trọng là chiến lược dự phòng vốn trên duy trì một kho các tài sản có tính lỏng cao, trong khi chiến lược sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng cung cấp vừa đúng lúc các dòng tiền mặt khi các khoản tổn thất được phát hiện.
- Hoán đổi tín dụng
So với hình thức hoán đổi tổng thu nhập, đặc điểm thanh toán bất ngờ của các hợp đồng hoán đổi tín dụng gần giống với đặc điểm thường gắn với các đồng bảo hiểm. Người mua bảo hiểm đối với rủi ro tín dụng bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ % cố định của mệnh giá khoản tín dụng. Nếu rủi ro tín dụng dự kiến xảy ra, ví dụ như người vay vỡ nợ, người bán bảo hiểm chi trả một khoản thanh toán để bù đắp cho phần tổn thất tín dụng đã được bảo hiểm. Ngược lại, người mua bảo hiểm không phải trả khoản tiền nào cả.
- Mua bán các khoản cho vay
Mua bán các khoản cho vay là một hình thức thay đổi chủ thể người cho vay trong mối quan hệ tín dụng. Trong đó, chủ thể cho vay sẽ bán khoản vay của mình (quyền đòi) cho một chủ thể khác với một chủ thể khác. Khi đó, người mua lại khoản vay sẽ trở thành chủ nợ mới đối với người đi vay. Mua bán các khoản cho vay có các dạng như bán khoản cho vay không truy đòi, bán các khoản cho vay có truy đòi. Mua bán các khoản cho vay mang lại lợi ích cho các tổ chức tín dụng, đặc biệt trong quản lý rủi ro. Đó là giải pháp nhằm hạn chế những hậu quả nặng nề có thể mang lại từ rủi ro khi cho vay tập trung, tạo vốn cho hoạt động kinh doanh, trợ giúp quản lý tài chính.
Khi danh mục cho vay của công ty mất cân đối, ngân hàng phải chuyển hướng đầu tư nhằm phân tán rủi ro. Việc bán các khoản nợ giúp công ty thực hiện được điều này.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với Chính phủ
- Mặc dù Chính phủ vẫn luôn nỗ lực để sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế thị trường, tránh sự chồng chéo, trùng lặp cũng như mâu thuẫn giữa các văn bản, gây khó khăn trong quá trình hành luật. Chính phủ cũng cần đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật, văn bản cụ thể, rõ ràng.
- Chính phủ cần xây dựng và ban hành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng.
- Tạo môi trường kinh doanh ổn định, bình đẳng trong hoạt động ngân hàng.
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong ngân hàng tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế.
- Ban hành Quy chế quản trị rủi ro tối thiểu cho các TCTD bao gồm hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ; hệ thống quản lý tài sản nợ/tài sản có và hệ thống quản trị các loại rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng. Quy chế này sẽ là văn bản pháp lý buộc các TCTD phải quan tâm đếnc ông tác quản trị rủi ro, là cơ sở cho các TCTD ban hành chính sách quản trị rủi ro cho TCTD của mình và cũng là căn cứ cho việc thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Ủy ban
Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra; Cần nhanh chóng chuyển đổi phương thức thanh tra tuân thủ truyền thống sang phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro để có thể đánh giá công tác quản trị rủi ro của các TCTD một cách tổng thể hơn.
- Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:
+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các NHTM;
+ Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các NHTM;
+ Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.
- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các TCTD để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các TCTD;
- Nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN.
+ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp các tổ chức tín dụng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần vào việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng, phòng ngừa rủi ro tín dụng hệ thống của các TCTD Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các tổ chức nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài đầu tư tại Việt Nam để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa rủi ro khi các tổ chức của Việt Nam cho đối tượng này vay vốn.
+ Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hoá tất cả các công đoạn xử lý để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin.
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được khẳng định có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Do vậy, nhiều NHTM coi đối tượng DNNVV là khách hàng mục tiêu và được thể hiện ở chính sách tín dụng của từng ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho các