Quan hệ tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 55)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

3.2. Quan hệ tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.2.1. Hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay

Theo kế hoạch năm 2015, chỉ tiêu doanh số cho vay đặt ra cho khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến hết quý I/2015 tại ngân hàng là 10.928 tỷ đồng. Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 31/03/2015 như sau:

Bảng 3.5. Chỉ tiêu doanh số tín dụng khối khách hàng DNNVV

Đơn vị: Tỷ VND

Chỉ tiêu doanh số Thực hiện quý I Kế hoạch năm nhận % hoàn thành KH năm nhận Nợ nhóm 1 6.027 6.175 98 Nợ nhóm 2 – 5 4.671 4.753 102

(Nguồn:Báo cáo phân loại nợ Phòng QLDM)

Theo số liệu báo cáo đến 31/03/2015, dư nợ của đối tượng cho vay là các doanh nghiệp và và nhỏ là 10.698 tỷ đồng (chiếm 40% tổng dư nợ của ngân hàng). Cơ cấu dư nợ của khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện theo biểu đồ 3.1.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động hầu hết trên mọi ngành, mọi lĩnh vực, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý,

mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng lãnh thổ và tăng cường kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước trong vùng và trên thế giới. Hiện nay, PVcomBank đang hướng tới mở rộng cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng

(Nguồn: Báo cáo PTKD Quý 1/2015 PVcomBank)

Biểu đồ 3.2. Tổng dƣ nợ khối khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (Thời điểm 31/03/2015)

Theo biểu đồ trên, kết thúc Quý 1/2015, tổng số dư nợ đối với khách hàng thuộc đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại PvcomBank đạt 11.503 tỷ đồng chiếm 40% tổng dư nợ toàn hàng của PvcomBank, hoàn thành 100% kế hoạch Tổng giám đốc ngân hàng giao cho Khối khách hàng DNNVV và đạt 97% kế hoạch của Khối khách hàng DNNVV giao xuống các đơn vị kinh doanh. Trong đó, danh mục tín dụng bình thường (dư nợ thuộc nhóm 1) thực hiện được 6.764 tỷ đồng (tương đương 101% kế hoạch nhận và 95% kế hoạch giao) và tín dụng cần chú ý (dư nợ thuộc nhóm 2 – nhóm 5) đạt 4.739 tỷ đồng (tương đương 100% kế hoạch nhận và giao).

Các khách hàng doanh nghiệp tạo nên 54% tổng dư nợ tốt khối KHDNNVV:

▪ CTCP Xi Măng Vicem Hải Vân: 174 tỷ đồng

▪ CTCP Hoá Dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu Khí (PVB): 226 tỷ đồng ▪ CTCP Năng lượng Sông Hồng: 141 tỷ đồng

▪ CTCP hóa dầu và xơ sợi dầu khí: 329 tỷ đồng ▪ CTCP Ngôi sao An Bình: 954 tỷ đồng

▪ TCT ĐTPT Đô Thị Và KCN Việt Nam TNHH MTV: 378 tỷ đồng ▪ CTCP Vận Tải Dầu Khí MêKông: 205 tỷ đồng

▪ CTCP Quản Trị Tài Nguyên Tri Thức: 504 tỷ đồng ▪ CTCP Vận tải dầu mỏ Phương Đông Việt: 317 tỷ đồng ▪ CTCP Gò Ðàng: 129 tỷ đồng.

Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn và loại tiền

Theo kỳ hạn các khoản tín dụng, dư nợ trung dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn (71%) trong cơ cấu cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục đích vay đầu tư trung dài hạn của các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu đầu tư vào các dự án có thời gian tương đối dài như mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới trang thiết bị công nghệ, xây dựng sửa chữa nhà xưởng, cơ sở vật chất kỹ

thuật nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại PVcomBank, tỷ trọng dư nợ bằng đồng Việt Nam chiếm phần lớn (68%). Các khoản cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam chịu lãi suất cao hơn USD, không tận dụng được nguồn ngoại tệ của khách hàng, tuy nhiên lại tránh được rủi ro về tỷ giá.

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu theo kỳ ha ̣n và loa ̣i tiền cho vay của khối KHDNNVV

(Nguồn: Báo cáo PTKD Quý 1/2015 PVcomBank)

Dư nợ cho vay đối với đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn vì nguồn vốn huy động chủ yếu tại ngân hàng là từ nội tệ. Theo thông tư số 29/2013/TT- NHNN về việc cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú chính thức tác động đến việc cho vay ngoại tệ của các ngân hàng.

Hiện nay, do nhu cầu vốn của nền kinh tế, của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất lớn, nhất là cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn cung vốn vẫn chủ yếu trong vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Vì vậy, việc nới tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là hoàn toàn cần thiết. Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, một điểm đáng chú ý là việc quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, đối với các NHTM tỷ lệ cho phép sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là 60%.

3.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn, nợ xấu:

Nợ xấu, nợ quá hạn xuất phát từ nhiều lý do. Trước hết, xuất phát từ người đi vay, có thể do các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất dài và ngắn hạn, nhưng khách hàng không lường trước hết được những rủi ro sẽ xảy ra nên không thu hồi được vốn sinh ra công nợ chưa thu hồi được. Cũng có thể do dự án tốt nhưng những người điều hành, thực hiện dự án kém nên nảy sinh những bất cập, thất thoát. Cũng có những trường hợp khách hàng cố tình lập các dự án “ma”, chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu còn xuất phát từ ngân hàng: Một số cán bộ tín dụng không chấp hành đúng nguyên tắc, cơ chế cho vay, thẩm định dự án không đúng quy trình; Tốc độ tăng trưởng tín dụng của PVcomBank phát triển đều đặn qua các năm, kèm theo đó là chỉ tiêu riêng cho từng chi nhánh. Để đạt được những chỉ tiêu đã đề ra, ngoài các chương trình tiếp thị khách hàng theo xu hướng chung của toàn hệ thống, một số bộ phận kinh doanh tại ngân hàng không đặt mục tiêu chất lượng tín dụng lên hàng đầu mà chỉ cố gắng làm cho mọi cách để có dư nợ tín dụng … dẫn đến các khoản vay khi đến thời hạn trả nợ không có khả năng trả nợ buộc phải gia

hạn nợ, thậm chí có nhiều trường hợp tìm mọi cách đảo nợ cho khách hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa được khái quát ở bảng sau:

Bảng 3.6. Nợ quá hạn, nợ xấu, DPRR tín dụng

Đơn vị: triệu VND

(Nguồn:Báo cáo phân loại nợ Phòng QLDM)

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 4,27% năm 2012 lên 6,32% năm 2013 và giảm còn 6,09% năm 2014. Nợ nhóm 2 tăng mạnh từ 1,3% năm 2012 lên 4% năm

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 31/03/2015

Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Cho vay 9.501.858 100 10.676.245 100 11.238.153 100 11.503.246 100 Nợ nhóm 1 9.096.424 95,7 10.001.972 93,7 10.553.189 93,9 10.813.051 94,0 Nợ nhóm 2 121.966 1,3 425.861 4,0 527.414 4,7 414.117 3,6 Nợ nhóm 3 117.378 1,2 90.705 0,8 7.307 0,1 115.032 1,0 Nợ nhóm 4 104.826 1,1 34.271 0,3 38.670 0,3 39.582 0,3 Nợ nhóm 5 61.263 0,6 123.437 1,2 111.573 1,0 126.536 1,1 Nợ quá hạn 405.433 674.273 684.964 695.267 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 4,27 6,32 6,09 6,04 Nợ xấu 283.467 248.412 157.550 281.151 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,98 2,33 1,40 2,44 Dự phòng rủi ro 233.137 364.604 568.782 887.300 Dự phòng chung 126.122 190.850 297.726 464.453 Dự phòng cụ thể 107.015 173.754 271.056 422.848

2013 và cao nhất vào năm 2014 chiếm 4,7% tổng dư nợ.

Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm đáng kể qua các năm từ 2,98% năm 2012 xuống 2,33% năm 2013. Đến năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm rõ rệt, chỉ còn 1,4% do đến năm 2014 phần lớn các khoản nợ nhóm 3 được xếp vào nợ nhóm 2. Trong đó chủ yếu là các khoản vay mà PVcomBank đã cấp cho một số Công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam – Vinashin với tổng số tiền tương đương 1.853 tỷ đồng trong đó 1.305 tỷ đồng là nợ đã quá hạn thanh toán.

Phân loại nợ xấu theo ngành nghề:

Bảng 3.7. Phân loại nợ xấu theo ngành nghề

Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 31/03/2015

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh chứng

khoán

42.520 15 2.484 1 0 0 0 0

Nợ xấu cho vay kinh doanh bất

động sản 99.214 35 119.238 48 77.200 49 132.141 47 Nợ xấu cho vay

thương mại 124.726 44 124.206 50 77.200 49 143.387 51 Nợ xấu cho vay

tiêu dùng 14.173 5 2.484 1 1.576 1 5.623 2

Nợ xấu khác 2.835 1 0 0 0 0 0 0

Tổng nợ xấu 283.467 100 248.412 100 157.550 100 281.151 100

(Nguồn:Báo cáo phân loại nợ Phòng QLDM)

Trong cơ cấu dư nợ xấu, nợ xấu tập trung trong lĩnh vực cho vay thương mại vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2013 là 50%. Nợ xấu cho vay trong lĩnh vực bất động sản gia tăng qua các năm: năm 2012 chiếm 35% tổng nợ xấu,

năm 2013 là 48%, năm 2014 là 49% tổng nợ xấu. Năm 2012 nợ quá hạn cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán gia tăng, chiếm 15% tổng nợ xấu.

Hiện nay, tại PVcomBank đang phân loại nợ theo phương pháp định lượng và được thực hiện hàng tháng cho phù hợp với nhu cầu quản trị của PVcomBank. Trong năm 2014, PVcomBank đang tiến hành triển khai mô hình Xếp hạng tín dụng nội bộ (do Công ty kiểm toán Earnt and Young tư vấn) tiến tới phân loại nợ theo phương pháp định tính. PVcomBank sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu theo quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hữu hiệu để có thể thu nợ khách hàng.

3.3. Thực trạng quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại PVcomBank

3.3.1. Tổ chức bộ máy quản tri ̣ rủi ro tín dụng

Mô hình tổ chức quản lý để quản trị rủi ro tại PVcomBank:

Sơ đồ 3.3. Cơ cấu bộ máy quản trị rủi ro

(Nguồn:Quyết định 4110/PVB - Cơ cấu chức năng nhiệm vụ Khối QTRR)

Khối QTRR

Trung tâm định giá Trung tâm Tái

thẩm định và phê duyệt tín dụng P.Chính sách rủi ro P.QTRR tín dụng & Quản lý danh mục P.QTRR hoạt động P.QTRR thị trường và thanh khoản Bộ phận KHDN lớn Bộ phận KH DNNVV Bộ phận KHCN

Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng phải tuân thủ các thông lệ quốc tế theo kuyến cáo của Ủy ban Basel thuộc Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), theo đó chức năng quản trị rủi ro phải được giao cho một bộ phận độc lập, tách biệt với bộ phận kinh doanh.

Phòng Quản trị rủi ro tín dụng và quản lý danh mục đầu tư chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức triển khai, quản lý vận hành và định kỳ đánh giá các công cụ, mô hình quản trị rủi ro tín dụng (Các công cụ chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ; các công cụ chấm điểm, xếp hạng TSBĐ; các công cụ quản lý hạn mức tín dụng; Các công cụ đo lường, quản lý rủi ro tín dụng khác …)

Bộ phận khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc phòng Quản trị rủi ro tín dụng và quản lý danh mục đầu tư chịu trách nhiệm:

- Nhận diện, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng; Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro;

- Xây dựng và giám sát các giới hạn và hạn mức trong hoạt động tín dụng do NHNN và PVcomBank quy định đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phối hợp với bộ phận phân tích và cảnh báo thuộc Khối xử lý nợ để thu thập thông tin phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành nghề, biến động thị trường … phục vụ cho việc nhận diện các rủi ro danh mục;

- Xây dựng báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tài sản có rủi ro tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn hệ thống để báo cáo với bộ phận Báo cáo danh mục trực thuộc phòng Quản trị rủi ro tín dụng và quản lý danh mục để tổng hợp báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của toàn hệ thống;

-Tổ chức việc khai thác hệ thống thông tin tín dụng đối với các khách hàng DNNVV nằm trong danh mục quản lý của ngân hàng theo NHNN và các tổ chức có liên quan.

3.3.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

3.3.2.1. Hệ thống văn bản quản trị rủi ro tín dụng

Để hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh, PVcomBank xây dựng một hệ thống văn bản đồng bộ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng bao gồm 5 cấp độ sau:

- Các chính sách: chính sách tín dụng, chính sách khách hàng DNNVV, chính sách quản trị rủi ro tín dụng

- Các Quy chế: Quy chế hoạt động của khối quản trị rủi ro và từng bộ phận (Trong đó có bộ phận KHDNNVV)

- Các Quy trình: Quy trình tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng - Các Quy định: Hạn mức rủi ro tín dụng, quy định về nghiệp vụ cho vay đối với từng loại sản phẩm, quy định về bảo đảm tiền vay, quy định về phân cấp thẩm quyền phán quyết trong hoạt động tín dụng và các quyết định thay thế, sửa đổi, bổ sung theo từng thời kỳ.

- Các Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ: Bộ hướng dẫn cho vay cá nhân, Bộ hướng dẫn cho vay doanh nghiệp.

Hệ thống văn bản trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng đáp ứng các yêu cầu phù hợp và đầy đủ để nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng trọng yếu của hoạt động tín dụng; Áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn hệ thống, cập nhật và phổ biến thường xuyên đến các cán bộ có liên quan của ngân hàng; Các rủi ro tín dụng trọng yếu được nhận dạng sớm, kiểm soát đầy đủ và báo cáo kịp thời cho HĐQT, Ban kiểm soát và Ban điều hành; Được kiểm toán nội bộ đánh giá lại một cách độc lập.

Cụ thể như sau:

Quy định phân quyền phê duyệt trong hoạt động tín dụng

Theo nguyên tắc, Hội đồng quản trị xem xét phê duyệt đối với các khoản cho vay/tổng các khoản cho vay đối với một khách hàng vượt 15% vốn tự có của PVcomBank, trừ các khoản cho vay/tổng các khoản cho vay đã ủy quyền cho Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc theo quy định.

Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam đã ban hành quyết định số 8350/QĐ-PVB về việc ban hành Quy định phân quyền phê duyệt trong hoạt động tín dụng tại PvcomBank ngày 29 tháng 07 năm 2014. Theo đó:

Bảng 3.8. Giới hạn phê duyệt cho vay và cấp bảo lãnh

ND phân quyền HĐTD CGPD TD khối KD LĐCN/ PvcomBank HO PGD Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp mới/ tái cấp TD cho KH có nợ nhóm1 HMTD Có TSBĐ ≤ 100 tỷ đồng ≤ 10 tỷ đồng ≤ 3 tỷ đồng ≤ 1,5 tỷ đồng - - - Có 1 phần/không có TSBĐ ≤ 50 tỷ đồng - - - - - - HMTD được đảm bảo toàn bộ bằng TSBĐ nhóm A ≤ 10% VĐL ≤ 100 tỷ đồng - - ≤ 70 tỷ đồng ≤ 50 tỷ đồng ≤ 5 tỷ đồng

(Nguồn: QĐ 4762/PVB – Phân cấp, phân quyền trong hoạt động tín dụng)

Chính sách tín dụng đối với bộ phận khách hàng DNNVV

Mục tiêu của chính sách: Xây dựng một chính sách hợp lý để thực hiện thống nhất, đảm bảo hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững toàn hệ thống PvcomBank. Mục tiêu cụ thể hướng tới nhằm đảm bảo hoạt động cấp tín dụng

luật; Thống nhất phương thức đánh giá các khoản tín dụng; Xác định những giới hạn trong hoạt động cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro vốn có của hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đại chúng việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)