Nhằm thực hiện các giải pháp nhằm mở rộng, phát triển dịch vụ cho vay ODA tại BIDV SGD3, tác giả xin kiến nghị một số nội dung như sau:
4.3.1. Với nhà tài trợ WB
Khi xem xét tài trợ cho Việt Nam WB đã đưa ra các mục đích rất rõ ràng đối với từng dự án tài trợ. Tuy nhiên để dự án thành công thực sự đem lại lợi ích cho Việt Nam WB cần nghiên cứu kĩ càng hơn chi tiết hơn về lĩnh vực tài trợ tại Việt Nam. Từ đó áp dụng vào Hiệp định các điều khoản điều kiện thực hiện dự án phù hợp với thực tế Việt Nam góp phần tạo nên thành công của dự án. Có thể kể đến một số nội dung cụ thể sau mà WB cần lưu tâm khi tài trợ dự án:
- Gia tăng tỉ lệ cho vay ngắn hạn, giảm tỉ lệ cho vay trung dài hạn phù hợp với điều kiện phát triển manh mún chưa đồng bộ của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Trong quá trình thực hiện dự án (25 năm) có thể thay đổi cơ cấu cho
vay theo kì hạn trung và dài hạn tăng dần phù hợp với thực tế của nông thôn Việt Nam.
- Để làm tăng sự tiếp cận của những người đi vay ở nông thôn đối với vốn dự án ODA mặt khác đáp ứng được các mục tiêu về xã hội của dự án là tạo công ăn việc làm và bảo vệ môi trường, ngoài việc triển khai cơ chế tín dụng theo thị trường WB cần có cơ chế hỗ trợ tài chính để thực hiện các khóa đào tạo kiến thức cho người vay cuối cùng về môi trường và tài trợ không hoàn lại một khoản tài chính nhất định đủ để người vay bù đắp các chi phí cần thiết khi thực hiện các điều kiện về môi trường như: di chuyển nhà máy, chuồng trại, xây dựng hệ thống xử lý chất thải...
- WB cần hỗ trợ nhiều hơn trong việc chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch phát triển thể chế của các PFI thông qua việc: tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật hoặc tăng thêm các dự án hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật cho các PFI tiếp cận các thông lệ tài chính quốc tế, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình quản trị ngân hàng góp phần tăng năng lực tài chính cho các PFI.