1.5. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay vốn ODA tại NHTM
1.5.1. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới việc cho vay lại các nguồn vốn được tài trợ gồm các yếu tố từ phía NHTM, bao gồm:
Thứ nhất, cơ chế chính sách quản lý các nguồn vốn đƣợc tài trợ
Cơ chế chính sách không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay lại các nguồn vốn ODA được tài trợ mà còn ảnh hưởng đến mọi hoạt động khác của ngân hàng. Một cơ chế chính sách linh hoạt không chỉ mang lại thuận lợi cho ngân hàng vận động, tiếp nhận vốn, giải ngân và giám sát của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả các chính sách tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế. Do đó, bản thân ngân hàng phải tự xây dựng cho mình một chính sách quản lý phù hợp vừa đảm bảo chặt chẽ vừa đảm bảo ngân hàng có cơ sở và điều kiện thực hiện tốt hoạt động quản lý. Một mặt ngân hàng cần phải áp dụng một chính sách quản lý hướng và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tổ chức xác định dự án và tài trợ nguồn vốn. Trong chính sách quản lý cũng sẽ quy định về các phương thức thu hút tài trợ, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý nhất, bảo đảm an toàn và tính hiệu quả phòng tránh rủi ro cho nguồn vốn.
Thứ hai, mô hình tổ chức quản trị điều hành
Yếu tố không kém phần quan trọng trong việc góp phần thành công của hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA là mô hình tổ chức quản lý điều hành của ngân hàng. Đây có thể coi là đầu mối đưa ra các chính sách, quyết định cho quá trình quản lý. Một mô hình tổ chức quản trị tốt sẽ giúp cho chu trình quản lý nguồn vốn diễn ra suôn sẻ, bởi ở mọi khâu của quản lý đều cần các quyết định của những nhà tổ chức quản trị. Do đó phải xây dựng một mô hình tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả. Với những nhà quản trị giỏi cùng mô hình tổ chức hợp lý chắc chắn không
chỉ việc quản lý các nguồn vốn mà quản lý mọi hoạt động khác của ngân hàng đều có hiệu quả.
Thứ ba, quy trình nghiệp vụ cho vay các nguồn vốn đƣợc tài trợ
Xây dựng một quy trình nghiệp vụ cho việc sử dụng các nguồn vốn được tài trợ là cần thiết bởi một quy trình cho vay đơn giản, nhanh chóng, không phiền hà sẽ giúp thu hút khách hàng, giải ngân nhanh nguồn vốn đúng mục tiêu của nhà tài trợ. Một quy trình chặt chẽ và an toàn là điều kiện để ngân hàng quản lý được từng bước nhỏ của quá trình và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó.
Thứ tƣ, chất lƣợng cán bộ ngân hàng
Không chỉ việc sử dụng vốn ODA mà mọi hoạt động ngân hàng khác đều cần tới những nguồn nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, thông thạo nghiệp vụ và am hiểu. Họ là người tiếp nhận các nguồn vốn, thẩm định xét duyệt cho vay, giám sát sau khi giải ngân, chịu trách nhiệm về chất lượng khoản vay. Nếu nhân viên làm việc có hiệu quả, hạn chế được rủi ro thì chất lượng cho vay lại vốn vay ODA sẽ cao hơn, các nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, đạt được các mục tiêu đề ra của nhà tài trợ. Còn nếu chất lượng cán bộ ngân hàng không tốt rất dễ dẫn đến thất thoát nguồn vốn hoặc sẽ bị sử dụng không hiệu quả, thu hồi và đảm bảo an toàn vốn sẽ bị ảnh hưởng. Có thể nói yếu tố cán bộ ngân hàng không phải là yếu tố duy nhất nhưng là yếu tố quan trọng nhất cho quá trình sử dụng vốn ODA.
Thứ năm, cơ sở vật chất kỹ thuật
Đây cũng là vấn đề ngân hàng cần quan tâm trong quá trình sử dụng vốn ODA bởi cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ rất nhiều cho tính hiệu quả của dự án. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại giúp ngân hàng quản lý hoạt động dễ dàng, theo dõi quá trình cho vay, giám sát việc sử dụng, thu nợ, giao tiếp với khách hàng cũng như các tổ chức quốc tế thuận tiện. Mặt khác khách hàng quan hệ với ngân hàng sẽ có thái độ tin tưởng, khuyến khích họ quan tâm tới dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Ngày nay, bằng việc ứng dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, rất
nhiều ngân hàng đã tạo cho mình một hình ảnh riêng, nâng cao được cơ sở vật chất kỹ thuật cùng những phương tiện hiện đại để tiếp cận xa hơn và thường xuyên hơn với khách hàng và các tổ chức tài chính quốc tế.