Dự báo khả năng phát triển dịch vụ cho vay ODA trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 83 - 86)

4.1.1. Định hướng của Chính phủ

Trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam thu hút được 27,8 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi, trong đó vốn ODA chiếm 95,5% và chủ yếu do 6 nhà tài trợ lớn là ADB, AFD, JICA, KfW, KEXIM, WB. Tổng số vốn ODA giai đoạn 2011-2015 chưa giải ngân hết từ các dự án khoảng 22 tỷ USD, đồng thời số vốn mới đăng ký cho giai đoạn 2016-2020 ước tính lên đến 39,5 tỷ USD. Tại quyết định số 251/QĐ- TTg ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2016-2020”, đã nêu rõ “Để đẩy nhanh quá trình phát triển, đạt các mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, nhất là nguồn lực của xã hội,của tư nhân, trong đó chú trọng các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài (FDI, ODA và vốn vay ưu đãi…) để phát triển.

Định hướng và thực tế cho thấy, nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và Đảng, Chính phủ luôn coi trọng nguồn vốn này. Nguồn lực ODA còn rất dồi dào do Việt Nam nhận được sự tin tưởng lớn từ các Nhà tài trợ bởi thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn vừa qua.

Hoạt động cho vay vốn tín dụng quốc tế cần hướng đến các mục tiêu chủ yếu như sau:

Thứ nhất: Hoạt động cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế giúp chuyển tải dòng vốn ODA đến đối tượng hưởng lợi, góp phần huy động nguồn vốn ODA cho đất nước.

Thứ hai: Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay để bảo đảm khả năng trả nợ nước ngoài về lâu dài giữ uy tín đối với cộng đồng quốc tế.

Thứ ba: Phải kết hợp khai thác nguồn vốn ưu đãi với việc tận dụng hỗ trợ phát triển về công nghệ và kỹ năng quản lý để tăng cường năng lực thể chế của hệ thống ngân hàng và các bên hưởng lợi.

Thứ tư: Hoạt động cho vay vốn ODA phải hỗ trợ quá trình phát triển một hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh và có hiệu quả.

4.1.2. Định hướng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 đoạn 2016 – 2020

Theo định hướng được Hội đồng quản trị phê duyệt, mục tiêu giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của BIDV như sau:

a. Tầm nhìn đến năm 2030:

- Phấn đấu nằm trong Top 20 Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, Top 100 Ngân hàng lớn nhất Châu Á Thái Bình Dương và Top 300 Ngân hàng lớn nhất thế giới về tổng tài sản.

- Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong khu vực Châu Á và trên thế giới với 2 trụ cột phát triển là Ngân hàng thương mại hiện đại tập trung hoạt động bán lẻ và Bảo hiểm có quy mô hoạt động ở mức khá của khu vực Châu Á.

b. Mục tiêu giai đoạn 2016-2020:

- Phát huy vai trò là NHTMCP cơ sở hữu lớn của Nhà nước, giữ vững vị thế là ngân hàng có quy mô, chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu Việt Nam.

- Quyết tâm phấn đấu trở thành Ngân hàng TM hiện đại hàng đầu Việt Nam về thị phần huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, bán lẻ và nằm trong Top 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường.

- Phát triển đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, tối đa hóa bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng- bảo hiểm có hàm lượng công nghệ cao.

- Hoàn thiện mô thức quản trị ngân hàng tuân thủ pháp luật, hoạt động theo thông lệ, minh bạch, công khai và hiệu quả. Chuyển đổi mô hình tổ chức theo hướng quản lý tập trung tại Hội sở chính và điều hành hoạt động kinh doanh theo chiều dọc của mô hình quản tri hiện đại, tiên tiến. Nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động. Đảm bảo trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ngân hàng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Tiếp tục cải thiện môi trường làm việc từ tổ chức chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đang cho nhân viện, thu nhập bình quân ở mức cao so với thị trường.

4.1.3. Định hướng của Chi nhánh Sở Giao dịch 3 - BIDV giai đoạn tới

Hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, Chi nhánh SGD3 – BIDV luôn phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng, định hướng và chỉ đạo cụ thể của Tổng Giám đốc, với nhận thức là một trong những chi nhánh lớn của vùng kinh tế trọng điểm, định hướng đối với việc cho vay nguồn vốn dự án tín dụng quốc tế của SGD 3 cần gắn với định hướng phát triển chung của SGD 3, đó là:

Thứ nhất, tiếp tục phát huy tốt vai trò và vị trí trọng yếu là ngân hàng bán buôn các dự án ODA, quản lý các nguồn vốn của bốn Dự án lên tới hơn 9000 tỷ đồng được hiệu quả, an toàn, đảm bảo phòng ngừa rủi ro.

Thứ hai, tiếp tục tăng trưởng bền vững đi đôi với việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động, theo đó phấn đấu đưa hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng quy mô hoạt động của Sở.

Thứ ba, xây dựng, phát triển vững chắc nền tảng khách hàng thương mại; tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả; triển khai đa dạng, đồng bộ các sản phẩm hiện có của BIDV.

Thứ tư, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có khả năng thích ứng tốt với hoạt động cạnh tranh, nắm vững nghiệp vụ và có hiểu biết tốt về thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng hiểu và tiếp thu các sản phẩm, làm việc với các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)