Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 54 - 57)

3.2. Giới thiệu chung về các Dự án quốc tế tại BIDV –SGD3

3.2.2. Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Trên cơ sở kết quả thực hiện thành công chuỗi Dự án TCNT 1,2,3, năm 2015, BIDV tiếp tực được NHNN và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như nhà tài trợ Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn làm ngân hàng bán buôn nguồn vốn tín dụng của Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VNSAT). Theo đó, BIDV tiếp tục quản lý và thực hiện cấu phần tín dụng của dự án trị giá 105 triệu USD, Ban Quản lý dự án hợp phần tín dụng đặt tại BIDV Chi nhánh SGD3.

Khác với chuỗi các dự án TCNT, Dự án VNSAT do Bộ Nông nghiệp & PTNT làm chủ dự án, với mục tiêu hỗ trợ triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của Chính phủ thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

Dự án VnSAT với số hiệu khoản vay Cr.5704-VN giai đoạn giải ngân rút vốn năm 2016 đến 2020, sau đó BIDV tiếp tục cho vay quay vòng đến 2040.

i. Các hợp tiểu hợp phần tín dụng

Tiểu hợp phần B2 – Lúa gạo tổng vốn là 55 triệu USD, nguồn vốn từ BIDV thông qua PFI cung cấp các khoản vay trung hạn và dài hạn trên cơ sở lãi suất thương mại cho các doanh nghiệp nhằm đầu tư mới, đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất/ trang thiết bị chế biến ngành lúa gạo giúp nâng cao giá trị và phẩm cấp gạo Việt Nam

Tiểu hợp phần C2 – cà phê có tổng phần vốn tín dụng là 50 triệu USD, cung cấp các khoản vay trung hạn và dài hạn cho các hộ nông dân tái canh cà phê trên diện tích khoảng 9.000 ha, phù hợp với qui hoạch tái canh cà phê đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

ii.Cơ chế thực hiện dự án

Về cơ bản, giống như các dự án TCNT, tiêu chí lựa chọn PFI và các phương thức giải ngân rút vốn dự án của VNSAT cũng tương tự nhau. Tuy nhiên, do đây là dự án của Bộ Nông nghiệp & PTNT làm chủ quản, cùng với các yêu cầu kĩ thuật riêng của 2 ngành hàng được tài trợ, nên cơ cấu tổ chức thực hiện dự án VNSAT phức tạp hơn, với sự tham gia của nhiều Bộ/Ngành, các địa phương thực hiện dự án.

Ngoài các Bộ/Ban ngành chỉ đạo như NHNN, Bộ Tài chính, dự án VNSAT còn có các ban chỉ đạo từ trung ương đến địa Phương như Ban Chỉ đạo trung ương gồm đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, đại điện các Bộ liên quan như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHBB BIDV, lãnh đạo UBND các tỉnh tham gia dự án; Ban chỉ đạo tỉnh do lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, chỉ đạo thực hiện dự án tại tỉnh tham gia dự án. Trực tiếp thực hiện dự án là các Ban Quản lý dự án Trung ương và các Ban Quản lý dự án tỉnh tham gia dự án (13 Ban QLDA tỉnh).

Đối với hợp phần tín dụng, BIDV thực hiện nhiệm vụ ngân hàng bán buôn, có Ban Quản lý dự án đặt tại Chi nhánh SGD3, phối hợp với các ngân hàng bán lẻ được lựa chọn tham gia PFIs cho vay lại nguồn vốn tới người vay cuối cùng . Cũng giống như dự án TCNT, việc cho vay hợp phần tín dụng sẽ do ngân hàng bán buôn là BIDV SGD3 đầu mối thực hiện, và chịu rủi ro đối với việc cho vay đến các PFI. Việc thẩm định, cho vay và rủi ro cho vay đối với người vay cuối cùng sẽ do PFI chịu trách nhiệm.

Hình dưới đây thể hiện cơ cấu tổ chức dự án:

Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức dự án VNSAT

iii. Tiêu chí hợp lệ để được Dự án tài trợ:

 Đối với cho vay lúa gạo, các tiểu dự án cần đáp ứng tiêu chí sau:

- Mục đích vay vốn: Đầu tư nâng cấp cơ sở chế biến, công nghệ, thiết bị chế biến lúa gạo nhằm gia tăng hiệu quả và sản xuất gạo chất lượng cao.

- Thời hạn vay vốn: trung hạn và dài hạn.

- Đối tượng vay vốn: là doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước đang bắt đầu quá trình cổ phần hóa để chuyển sang quyền sở hữu tư nhân; có các khoản đầu tư khả thi về mặt kỹ thuật, tài chính, môi trường và tuân thủ đúng pháp luật của Việt Nam;

Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng và Tiền Giang  Đối với cho vay tái canh cà phê, các tiểu dự án cần đáp ứng tiêu chí sau:

- Mục đích vay vốn: Đầu tư cho vay tái canh và chăm sóc cà phê theo hướng dẫn của Dự án từng thời kỳ.

- Thời hạn vay vốn: trung và dài hạn tối đa không quá 9 năm bao gồm cả thời gian ân hạn trả nợ gốc trong giai đoạn kiến thiết cơ bản tối đa không quá 4 năm.

- Đối tượng vay vốn: là các cá nhân, hộ gia đình đã hoặc sẽ tham gia các chương trình đào tạo tập huấn tái canh bền vững theo hợp phần đào tạo của dự án về nông học/quản lý cà phê bền vững và các hình thức đào tạo tương đương khác của dự án; có phương án kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo phù hợp khi vay vốn tại ngân hàng.

- Địa điểm đầu tư: tại 05 tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Lãi suất ưu đãi: áp dụng trong thời gian ân hạn trả nợ gốc không quá 48 tháng, lãi suất ưu đãi là lãi suất ân hạn do ngân hàng bán buôn tính toán và thông báo hàng năm. Trong năm 2019, lãi suất ưu đãi cho vay bán lẻ là 6.8%/năm, cho vay bán buôn là 3.8%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)