Thu nhập từ hoạt động bán buôn tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 64 - 67)

3.3. Thực trạng cho vay nguồn vốn Tín dụng quốc tế tại SGD3-BIDV

3.3.5. Thu nhập từ hoạt động bán buôn tín dụng

Thu nhập từ hoạt động bán buôn tín dụng của SGD3 đến từ thu phí bán buôn, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.5: Thu nhập từ hoạt động cho vay bán buôn các Dự án TCNT và VNSAT tại SGD3 từ 2015 – 6/2019

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tiến độ Dự án và Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD3 từ 2015 – 6/2019)

Đối với dự án TCNT, phí bán buôn được áp dụng là 3%, còn với dự án VNSAT, phí bán buôn là 1,5% trong lãi suất bán buôn. Phần thu này để ngân hàng bán buôn trang trải chi phí hoạt động, dự phòng rủi ro và lợi nhuận. Theo biểu đồ trên, tính đến tháng 6/2019, lãi và phí bán buôn của SGD3 đã đạt trên 50% so với

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tháng

6/2019 Lãi bán buôn 405.90 437.39 426.37 487.42 264.88 Phí bán buôn 216.23 221.58 214.38 233.38 147.28 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 Tỷ đồn g

năm 2018, và nếu tiếp tục duy trì dư nợ bình quân cao ở cả 2 dự án, lãi và phí bán buôn đạt được trong năm 2019 sẽ tiếp tục tăng trưởng cao. Như thế, hoạt động tín dụng bán buôn hiện đang đóng vai trò nòng cốt góp phần tạo thu nhập chính cho SGD3 (thu nhập từ Dự án chiếm khoảng 30-35% tổng thu nhập của SGD3). Đây là nguồn vốn mang lại nhiều lợi ích không những cho đất nước, mà còn đem lại cho ngân hàng bán buôn những lợi ích thiết thực về kinh tế.

3.3.6. Tính bền vững của dự án

Tính bền vững trong triển khai dự án tại SGD3 được thể hiện qua sự tuân thủ của các ĐCTC đối với các quy định dự án và công tác bảo vệ môi trường.

Dự án TCNT và VNSAT đều có phạm vi cho vay được quy định tại Sổ tay hoạt động dự án. Theo đó, ngoài dự án VNSAT chỉ cho vay đối với 02 ngành nghề là trồng cà phê và chế biến lúa gạo, dự án TCNT có cơ cấu tài trợ rộng hơn, được phân bổ như sau:

Hình 3.6: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề của Dự án TCNT đến quý 2/2019

(Nguồn: Báo cáo tiến độ Dự án TCNT của SGD3)

Biểu đồ trên cho thấy chăn nuôi và trồng trọt vẫn là các ngành nghề chủ chốt trong cho vay dự án, chiếm 58% tổng số cho vay của Dự án, đây cũng là các lĩnh

28% 30% 2% 5% 5% 4% 16% 10% Trồng trọt Chăn nuôi Chế biến Thủy hải sản Dịch vụ Sản xuất TTCN P.Tiện vận tải MMTB & NX

vực sản xuất nông nghiệp mang lại nguồn sống chính cho người dân nông thôn. Theo các tiêu chí ngành nghề cho vay, các ĐCTC tham gia Dự án đã thiết kế các sản phẩm tín dụng đặc thù cho vay nông nghiệp nông thôn và doanh số cho vay tăng trưởng cho thấy các sản phẩm trên là hoàn toàn phù hợp nhu cầu của nền kinh tế.

Đồng thời, các dự án TCNT và VNSAT đều là các dự án tín dụng quốc tế dài hạn, có thời gian cho vay quay vòng lên tới hơn 20 năm sau khi Dự án kết thúc giai đoạn rút vốn giải ngân. Như thế trong dài hạn khu vực nông nghiệp nông thôn luôn được cung cấp nguồn vốn trung dài hạn lâu dài, và thông qua ngân hàng bán buôn, nguồn vốn này được quản lý, giải ngân và theo dõi với hệ thống báo cáo, quản lý số liệu liên tục và chặt chẽ.

Bảng 3.7: Dƣ nợ và tổng nguồn vốn dự án đến 30/6/2019 STT Dự án Tổng dƣ nợ đến 30/6/2019 Tổng nguồn (1000đ) Năm kết thúc dự án 1. TCNT I 909,199,064 926,340,808 01/12/2022 2. TCNT II 2,799,421,195 2,805,303,328 01/09/2027 3. TCNT III 3,589,590,220 3,605,946,162 01/09/1932 4. VNSAT 1,314,030,388 2,400,000,000 01/06/2040 Tổng cộng 8,612,240,867 9,737,590,299

(Nguồn: Báo cáo tiến độ dự án của SGD3)

Ngoài ra, khi tham gia dự án TCNT và VNSAT, công tác bảo vệ môi trường được chú trọng đặc biệt do các quy định nghiêm ngặt của WB đối với các dự án do WB tài trợ. Theo đó, việc thay đổi nhận thức về môi trường không chỉ thực hiện tại ngân hàng bán buôn, mà còn tại ngân hàng bán lẻ và khách hàng vay vốn.

Đối với SGD3, với vai trò là ngân hàng đầu mối, SGD3 đã thực hiện khá tốt vai trò tiên phong trong hướng dẫn, quản lý và giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường của Dự án. SGD3 là chi nhánh ngân hàng duy nhất trên hệ thống BIDV

cũng như tại Việt Nam thành lập riêng một Phòng Môi trường và xã hội từ năm 2002 (khi tiếp quản dự án TCNT từ NHNN) để hướng dẫn các thủ tục thẩm định, đánh giá và theo dõi việc tuân thủ các qui định về môi trường tại các PFI và các tiểu dự án được Dự án tài trợ. BIDV cũng là NHTM đầu tiên ban hành văn bản Hướng dẫn thực hiện đánh giá và giám sát tác động môi trường của các tiểu dự án được Dự án TCNT tài trợ. Việc đào tạo tập huấn các quy định môi trường được diễn ra liên tục, với 34 khóa tập huấn, đào tạo trong và ngoài nước về môi trường cho trên 1.000 cán bộ tín dụng của tất cả các PFI tham gia Dự án (trong khuôn khổ Dự án TCNT II và III). Đặc biệt, những cán bộ tham gia khoá học đã trở giáo viên kiêm nhiệm, truyền tải kiến thức về môi trường cho các cán bộ khác của chi nhánh. Nhờ đó, Dự án đảm bảo tính liên tục trong hoạt động bảo vệ môi trường. Kết quả cho thấy đa số các PFIs đã tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường của Dự án, phần lớn chủ tiểu dự án đều có nhận thức tốt về công tác bảo vệ môi trường và có áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.

Như thế, Dự án đã tạo ra một thói quen mới cho người vay trong việc tuân thủ các cam kết về môi trường, tạo ra một phương pháp cho vay mới của NHTM gắn với các điều kiện về môi trường tại các PFI, điều mà trước khi có dự án không có được. Theo khảo sát của Mekong 2013, hầu hết các PFI tham gia khảo sát đều cho rằng, nếu dự án kết thúc, các tiêu chí về môi trường vẫn được xem xét khi cho vay. Việc đưa thông tin các Hướng dẫn về môi trường lên trang web của BIDV để các PFI có thể cùng tham khảo cũng góp phần tăng cường tính lan tỏa, và đảm bảo tính phát triển bền vững của Dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)