Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương hà tĩnh trong bối cảnh việt nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 51)

2.1. Khái quát chung về Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương

Bộ máy quản lý của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh đƣợc tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban của chi nhánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của giám đốc.

Chi nhánh bao gồm 10 phòng ban:

* Phòng khách hàng doanh nghiệp: Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng (VNĐ) và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. * Phòng bán lẻ: Phòng bán là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp vi mô để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hƣớng dẫn của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

* Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mƣu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện xử lý các khoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nƣớc nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay; quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã đƣợc xử lý rủi ro.

* Phòng kế toán: Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nƣớc và Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ tƣ vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.

* Tổ Thanh toán xuất nhập khẩu: Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam.

* Phòng Tiền tệ kho quỹ: Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.

* Phòng Tổ chức hành chính: Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc và quy định của Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.

* Tổ Thông tin điện toán: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống

thông tin điện toán tại chi nhánh; bảo trì bảo dƣỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

* Phòng tổng hợp: Phòng Tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NHCTVN – Chi nhánh Hà Tĩnh

( Nguồn: Phòng TCCB&ĐT chi nhánh Vietinbank Hà Tĩnh)

Phòng KHDN

Phòng bán lẻ

P. Kế toán P. Tiền tệ và Kho quỹ

P. Tổ chức – Hành chính Phòng Thẻ Phòng Quản lý rủi ro Phòng Điện toán Phó giám đốc Khối kinh doanh Khối hỗ trợ Khối dịch vụ Khối quản lý rủi ro Khối CN TT PGD Kỳ Anh PGD Hƣơng Khê PDG Hồng Lĩnh PGD Vũng Áng PGD Hà Huy Tập Phó giám đốc Phó giám đốc Giám đốc P. Tổng hợp

2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Hà Tĩnh

Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng Nó cũng nhƣ các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tƣ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Trên cơ sở phân tích trên, chúng ta sẽ tiến hành phân tích tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh thông qua ba yếu tố: thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam. Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, có con dấu và bảng tổng kết tài sản riêng, hạch toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nƣớc và pháp luật. Hoạt động của chi nhánh tập trung vào bốn nhóm: huy động vốn, tín dụng, thanh toán và dịch vụ ngân quỹ, các hoạt động khác. Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều biến động và khó khăn, cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng tiền tệ, lãi suất thị trƣờng quốc tế và trong nƣớc tăng cao, hoạt động thị trƣờng chứng khoán không mấy sáng sủa, giá vật tƣ nguyên liệu tăng, đóng băng thị trƣờng bất động sản, bệnh dịch gia súc, gia cầm, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp do đặc thù điều kiện tự nhiên của khu vực Miền Trung,…nhƣng dƣới sự chỉ đạo quyết liệu của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh đã vƣợt qua khó khăn,

gặt hái đƣợc những kết quả đáng kể và tiếp tục đạt đƣợc những thành công cơ bản trong lộ trình cải cách, chuyển đổi mô hình hoạt động và hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Bảng 2.1: Thu nhập của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2014

(Đơn vị tính: Tỷ VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Thu nhập 148 188 350 457 364 250

Tăng (giảm) tuyệt đối so

với năm trƣớc - 40 162 107 - 93

Tăng (giảm) tƣơng đối

so với năm trƣớc (%) - 27,02 86,17 30,57 - 20,35

(Nguồn: Phòng Tổng hợp chi nhánh Vietinbank Hà Tĩnh)

Về thu nhập của Chi nhánh, qua bảng số liệu, ta thấy thu nhập của Chi nhánh không ngừng tăng trƣởng qua các năm từ năm 2009 đến năm 2012, sang năm 2013 thu nhập của chi nhánh bị giảm đáng kể do chịu ảnh hƣởng mạnh của sự suy thoái kinh tế nên hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung gặp rất nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng. Mặt khác nguồn thu nhập chủ yếu của hệ thống Ngân hàng Công thƣơng nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Hà Tĩnh nói riêng chủ yếu dựa thu vào thu lãi của hoạt động cho vay nên khi nền kinh tế đi đến sự suy thoái mạnh hoạt động tín dụng không tăng trƣởng đƣợc, lãi suất cho vay giảm do chính sách điều chỉnh áp dụng trần lãi suất cho vay của NHNN do đó chênh lệch đầu vào đầu ra thấp dẫn đến thu nhập tổng thể của chi nhánh trong năm 2013 bi sụt giảm khá lớn. Nhƣng qua 06 tháng đầu năm 2014 thu nhập của chi nhánh lại có

sự tăng trƣởng ổn định trở lại. Cụ thể là: thu nhập của chi nhánh năm 2009 là 148 tỷ đồng tăng vọt lên 457 tỷ đồng năm 2012, và sang đến năm 2013, thu nhập của chi nhánh chỉ đạt đƣợc là 364 tỷ đồng, 06 tháng đầu năm 2014 thu nhập của chi nhánh đạt 250 tỷ đồng. Đây là mức thu nhập khá tốt. (Bảng 2.1)

Tuy gặp nhiều khó khăn trong năm 2013 và 06 tháng đầu năm 2014 nhƣng để đạt đƣợc kết quả trên là do trong thời gian qua, nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh không ngừng tăng trƣởng, từ 493 tỷ đồng (năm 2009) tăng lên 2.038 tỷ đồng (Đến tháng 06/2014), (Nguồn – Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh 06 tháng đầu năm 2014, Phòng tổng hợp chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Hà Tĩnh). Chính sự tăng trƣởng nguồn vốn này đã tạo điều kiện cho Chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lƣợng, tín dụng tăng trƣởng, dƣ nợ năm sau cao hơn năm trƣớc, đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm thu nhập của chi nhánh tăng trƣởng khá ổn định trong các năm từ 2009 đến 2014.

Về chi phí hoạt động của chi nhánh, để đẩy mạnh cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, Chi nhánh đã tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động cho nên nguồn vốn huy động tuy có tăng trƣởng (chủ yếu là vốn huy động từ dân cƣ) nhƣng lãi suất huy động cao, từ đó hiệu quả kinh doanh của chi nhánh cũng chƣa cao.

Mặt khác để phục vụ cho khách hàng cũng nhƣ phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh tốt hơn, Chi nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cƣờng các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ nhân viên...trong giai đoan từ năm 2009 đến năm 2012. Do vậy, trong những năm này chi phí hoạt động của Chi nhánh cũng tăng dần. Cụ thể là: chi phí hoạt động của Chi nhánh năm 2009 là 128 tỷ đồng đã tăng lên 405 tỷ đồng vào năm 2012, sang đến năm 2013 chi phí hoạt động của Chi nhánh giảm xuống chỉ còn là 310 tỷ đồng và 06 tháng đầu năm 2014 chi phí của Chi nhánh là 218 tỷ đồng (Bảng 2.2.)

Bảng 2.2: Chi phí hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2009 - 2014 (Đơn vị tính: Tỷ VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Chi phí 128 164 314 405 310 218

Tăng (giảm) tuyệt đối so với năm trƣớc

- 36 150 91 - 95

Tăng (giảm) tƣơng đối so với năm trƣớc

(%)

- 28,12 91,46 28,98 - 23,45

(Nguồn: Phòng Tổng hợp chi nhánh Vietinbank Hà Tĩnh)

Nhƣ vậy, qua việc phân tích các số liệu về thu nhập và chi phí hoạt động của Chi nhánh, ta thấy rằng hoạt động của Chi nhánh trong 5 năm vừa qua đều đạt lợi nhuận ở mức khá trong điều kiện nền kinh tế có diễn biến bất lợi (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Lợi nhuận của chi nhánh giai đoạn 2009-2014

( Đơn vị tính: Tỷ VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 06 tháng đầu năm 2014 Lợi nhuận 20 24 36 52 54 32

Tăng (giảm) tuyệt đối so với năm trƣớc

- 4 12 16 2

Tăng (giảm) tƣơng đối so với năm trƣớc (%)

- 20 50 44,44 3,8

Mặc dù trong giai đoạn vừa qua (2009-2014), hoạt động của Chi nhánh đều đạt lợi nhuận tƣơng đối cao và tăng dần qua các năm, nhƣng mức độ tăng trƣởng của năm 2013 so với năm 2012 còn rất thấp so với những năm trƣớc, bƣớc sang năm 2014 sau 06 tháng hoạt động kinh doanh lợi nhuận của chi nhánh đạt ở mức khá (32 tỷ đồng). Kết quả này là do lãi suất đầu ra có xu hƣớng giảm mạnh trong 2013 đồng thời chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro cho một số khoản vay chuyển sang nợ xấu, chi phí hoạt động cũng tăng nhanh. Do đó làm tăng tổng chi phí, điều này đã kiềm hãm mức tăng trƣởng lợi nhuận của Chi nhánh.

(Đơn vị: Tỷ VNĐ) 2009 2010 2011 2012 2013 Jun-14 148 188 350 457 364 250 128 164 314 405 310 218 20 24 36 52 54 32

Kết quả HĐKD của Vietinbank Hà Tĩnh

Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Hình 2.1: Thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Chi nhánh giai đoạn 2009-2014

(Nguồn: Phòng Tổng hợp chi nhánh Vietinbank Hà Tĩnh)

Nhìn chung, kết quả hoạt động của Chi nhánh trong giai đoạn 2009- 2014 đều mang lại lợi nhuận ở mức khá cao. Kết quả này cho thấy trong thời gian qua, hoạt động của Chi nhánh không những góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tƣợng mà còn tạo ra đƣợc nguồn lợi nhuận khá tốt cho hệ thống Ngân hàng Công

thƣơng. Tuy nhiên trong thời gian tới, Chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận đạt đƣợc luôn có sự tăng trƣởng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương hà tĩnh trong bối cảnh việt nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)