Phân tích năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương hà tĩnh trong bối cảnh việt nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 74)

riêng cần triển khai thực hiện công tác này tốt hơn trong thời gian tới để thƣơng hiệu của mình có thể tồn tại và phát triển trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.

2.4. Phân tích năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh Công thƣơng Hà Tĩnh

2.4.1. Môi trường kinh doanh, cơ cấu của ngân hàng và đối thủ cạnh tranh

Về môi trường kinh doanh: Trong những năm gần đây môi trƣờng kinh doanh đối với các dịch vụ ngân hàng đã từng bƣớc đƣợc cải thiện, đặc biệt là môi trƣờng luật pháp hƣớng tới sự tự do hoá trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và thị trƣờng tài chính, tiền tệ. Quá trình chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, và việc phát triển mạnh mẽ các loại hình tổ chức tài chính khác nhau bao gồm ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng với nhiều loại hình sở hữu khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về sở hữu, trên cơ sở đó đã tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm tính minh bạch, công khai của hoạt động ngân hàng.

Môi trƣờng kinh tế vĩ mô mà Chi nhánh đang hoạt động tƣơng đối ổn định. Tuy trong mấy năm qua nền kinh tế đất nƣớc đang gặp nhiều khó khăn do suy thoái nhƣng với sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phƣơng với nhiều chính sách vĩ mô khá hiệu quả đã tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giúp Chi nhánh thực hiện tốt chức năng trung gian tài chính. Hiện nay, Chi nhánh đã có chỗ đứng tƣơng đối vững chắc trên thị trƣờng xét về mạng lƣới hoạt động, hiểu biết khách hàng và sự tin cậy. Tuy nhiên, các thể chế và chính sách hiện hành vẫn chƣa có tính đồng bộ thống nhất cao, còn một số chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Nhiều quy định còn chƣa đƣợc thống nhất hoặc còn chƣa đƣợc sửa đổi kịp thời để tạo ra sự đồng bộ trong khuôn khổ chính sách và thể chế. Điều này làm ảnh hƣởng đến khả năng phát triển hoạt động dịch vụ của hệ thống ngân hàng nói chung và của Chi nhánh nói riêng.

Về cơ cấu của Ngân hàng: Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh còn khá cồng kềnh, chƣa đƣợc phân bố hợp lý và còn mang tính chất hành chính.

Về đối thủ cạnh tranh: Chi nhánh sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mãnh liệt trong cả thị trƣờng nội địa và quốc tế khi sự xuất hiện của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần và các Ngân hàng nƣớc ngoài ngày càng gia tăng.

2.4.2. Các điều kiện về cầu

Sự phát triển của nền kinh tế, của khoa học kỹ thuật, mức sống của ngƣời dân, và tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho các khách hàng sử dụng thêm những dịch vụ ngân hàng khác nhau phù hợp với nhu cầu của họ. Đặc biệt nền kinh tế của Hà Tĩnh trong những năm qua đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, tốc độ tăng trƣởng GDP duy trì ở mức bình quân 18,2% năm, thu ngân sách nội địa năm 2013 đạt 4.280 tỷ đồng, tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt 30.217 tỷ đồng (Nguồn: Văn phòng UBND Tỉnh Hà Tĩnh). Do vậy, nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong tƣơng lai gần sẽ có xu hƣớng ngày càng tăng cao. Điều này đƣợc chứng minh thông qua việc phân tích những yếu tố sau đây:

Thứ nhất, sự biến đổi về cơ cấu dân cƣ, sự tăng dân số. Tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua liên tục quy hoạch các khu công nghiệp (Điển hình là khu công nghiệp Vũng Áng), kêu gọi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ. Đến nay đã hình thành khu kinh tế Vũng Áng với nhiều dự án đầu tƣ, nhà máy sản xuất lớn đã và đang hình thành thu hút hàng vạn chuyên gia, kỹ sƣ, công nhân trong và ngoài nƣớc đến làm việc. Từ đó dần hình thành các khu đô thị mới với lƣợng dân sinh sống ngày càng tăng cao. Đây là một trong những điều kiện thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu dịch vụ ngân hàng tăng.

Thứ hai, số ngƣời dân Hà Tĩnh đi xuất khẩu lao động ở nƣớc ngoài ngày càng tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền (ngoại tệ) cũng nhƣ các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng có chiều hƣớng tăng cao;

Thứ ba, do nền kinh tế của địa phƣơng ngày càng phát triển nên thu nhập bình quân của ngƣời dân Hà Tĩnh dần đƣợc nâng lên, qua đó các dịch vụ về ngân hàng sẽ có những bƣớc phát triển tƣơng ứng. Mặt khác, các hoạt động kinh doanh và đầu tƣ, hợp tác kinh doanh giữa tỉnh Hà Tĩnh với các đối tác nƣớc ngoài ngày càng phát triển, cũng nhƣ số lƣợng các doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ vào Hà Tĩnh tăng lên cũng sẽ làm gia tăng về các dịch vụ ngân hàng;

Thứ tư, cơ sở hạ tầng của tỉnh Hà Tĩnh ngày càng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực bƣu chính viễn thông tạo điều kiện cho những tiện ích của dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh hơn.

Nhƣ vậy, khi tất cả các hoạt động của nền kinh tế tăng lên, nhu cầu và cơ hội để Chi nhánh cho vay và huy động vốn cũng tăng lên.

Tuy nhiên, với một môi trƣờng cạnh tranh mạnh mẽ nhƣ hiện nay, sự lựa chọn và yêu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm và dịch vụ sẽ cao hơn. Điều này đòi hỏi Chi nhánh cần tăng cƣờng đầu tƣ đổi mới công nghệ để đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

2.4.3. Các ngành phụ trợ và liên quan

Sự phát triển của ngành ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng nhƣ sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực khác nhƣ tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, giao thông vận tải.. , trong đó ngành tin học điện tử viễn thông có liên quan trực tiếp và hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển các hoạt động dịch vụ của hệ thống ngân hàng. Trong những năm qua, công nghệ tin học, viễn thông đang từng bƣớc phát triển mạnh và đem lại những lợi ích quan trọng cho ngành ngân hàng trong việc kết nối trong hệ thống và kết nối toàn cầu. Việc kết nối mạng hệ thống toàn cầu đã cho phép nhiều ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ thanh toán về thẻ và thành lập những trung tâm thẻ, qua đó các giao dịch chi trả và thƣơng mại đƣợc thực hiện.

Bên cạnh ngành tin học điện tử viễn thông, hệ thống giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với ngành ngân hàng. Để phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng, bên cạnh hệ thống các trƣờng đại học quốc lập và dân lập thuộc các khối kinh tế và thuộc các khoa chuyên ngành ngân hàng, tài chính của các trƣờng đại học, sự hiện diện của ngày càng nhiều trung tâm đào tạo tập trung vào đội ngũ cán bộ ngân hàng đã tạo điều kiện cho những đổi mới và cải tiến trong nội dung đào tạo phục vụ yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

2.4.4. Các điều kiện về yếu tố đầu vào

Về nguồn lực tài chính: Quy mô và mạng lƣới hoạt động của Chi nhánh không ngừng mở rộng. Quy mô vốn tuy còn nhỏ nhƣng có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng để huy động vốn và cho vay, đa dạng hoá sản phẩm và hình thức huy động vốn, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng cho khách hàng. Chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc cải thiện nhờ áp dụng đồng loạt các giải pháp tăng cƣờng năng lực tự kiểm soát chất lƣợng tín dụng. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng vốn

của Chi nhánh đang đƣợc chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng đầu tƣ tín dụng, đa dạng hoá cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, chất lƣợng tài sản có chƣa cao, tốc độ tăng tài sản có khá lớn nhƣng khả năng sinh lời không đƣợc cải thiện tƣơng ứng, do đó khả năng tự bổ sung vốn tự có bị hạn chế. Trong khi đó cơ cấu sử dụng vốn của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trên địa bàn cũng có xu hƣớng dịch chuyển cơ cấu sử dụng vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng đầu tƣ tín dụng giảm các khoản đầu tƣ khác, điều này cho thấy sẽ có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trƣờng cho vay trong thời gian tới. (Số liệu trên Bảng 2.9)

Bảng 2.9: Cơ cấu sử dụng vốn của bốn NHTM lớn trên địa bàn giai đoạn 2011 - 2013

(Đơn vị: Tỷ VND)

Đơn vị Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vietinbank

Hà Tĩnh

Các khoản đầu tƣ 0,217 1 0

Cho vay nền kinh tế 1.437 1.724 2.063 Vietcombank

Hà Tĩnh

Các khoản đầu tƣ 3,2 2,17 0

Cho vay nền kinh tế 2.492 2.526 2.769 BIDV

Hà Tĩnh

Các khoản đầu tƣ 2,12 1,76 0,82

Cho vay nền kinh tế 1.418 1.701 1.932 Agribank

Hà Tĩnh

Các khoản đầu tƣ 1,86 1,02 0,38

Cho vay nền kinh tế 6.611 7.093 7.801

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hà Tĩnh; Vietcombank Hà Tĩnh; BIDV Hà Tĩnh; Agribank Hà Tĩnh

giai đoạn 2011 – 2013)

Về trình độ công nghệ, thông tin: Đến nay, hơn 90% các nghiệp vụ ngân hàng của Chi nhánh đã đƣợc xử lý bằng máy tính và hầu hết đƣợc xử lý trên hệ thống mạng thay cho các máy tính đơn lẻ. Các quy trình nghiệp vụ

huy động vốn, thanh toán, cho vay, kinh doanh ngoại hối... đã bắt đầu đƣợc chuẩn hoá.

Về chất lượng nguồn nhân lực và quản trị điều hành: Nguồn nhân lực tuy có sự đồng đều về mặt trình độ học vấn, độ tuổi trung bình thấp, nhƣng bên cạnh những lợi thế về sức trẻ và sự năng động thì đội ngũ cán bộ trẻ cũng có những hạn chế về kinh nghiệm làm việc, trải nghiệm thực tế cuộc sống do đó cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý khối lƣợng giao dịch ngày càng lớn, rủi ro ngày càng nhiều và tạo mối quan hệ thu hút khách hàng về với chi nhánh. Bên cạnh đó, việc thiếu một cơ cấu quản trị và quy trình phục vụ khách hàng hiện đại phù hợp với thực tiễn chung cho toàn hệ thống cũng ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh. Các khoản vay có thể phải qua nhiều giai đoạn, đƣợc xử lý bởi nhiều nhân viên ở nhiều bộ phận trong Chi nhánh. Điều này làm khách hàng phải chờ đợi thời gian dài, đi nhiều quầy để thực hiện một giao dịch…. Nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh khi xã hội ngày càng hiện đại với những khách hàng là công ty hay cá nhân có đòi hỏi ngày càng cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương hà tĩnh trong bối cảnh việt nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)