Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương hà tĩnh trong bối cảnh việt nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74)

TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh

2.5.1. Những thành công của Chi nhánh

Trải qua quá trình hoạt động gần 10 năm qua Vietinbank Hà Tĩnh đã không ngừng cố gắng, nổ lực đƣa chi nhánh vƣơn lên và đạt đƣợc một số thành công nhất định trên các mặt:

Về nguồn lực tài chính: Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giữ ổn định và phát triển nguồn vốn, nhờ đó tổng nguồn vốn của Chi nhánh có xu hƣớng tăng trong thời gian qua và tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối ổn định. Sự gia tăng về quy mô vốn đã góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của

Chi nhánh trên thị trƣờng, mở rộng phạm vi hoạt động cũng nhƣ tạo điều kiện cho sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới.

Về các sản phẩm dịch vụ: Chi nhánh đã và đang hoàn thiện tốt hơn đƣợc các sản phẩm của mình, tập trung nâng cao chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ hiện có đồng thời cố gắng đầu tƣ đổi mới công nghệ ngân hàng ở mức có thể để đƣa ra đƣợc nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Về nguồn nhân lực: Nhờ những nỗ lực trong công tác tuyển dụng và đào tạo, Chi nhánh đã có đƣợc lợi thế cạnh tranh về đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ hùng hậu, năng động và sáng tạo. Lợi thế này sẽ tạo điều kiện cho Chi nhánh trong việc học hỏi, ứng dụng các công nghệ hiện đại nhanh hơn. Đồng thời, sự trẻ trung, nhiệt tình của cán bộ nhân viên sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho khách hàng.

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân

* Những tồn tại của Chi nhánh:

Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là:

Về năng lực tài chính: Tuy tổng nguồn vốn của Chi nhánh có xu hƣớng tăng về quy mô và có đƣợc mức tăng trƣởng tƣơng đối ổn định, nhƣng với mức quy mô đó, Chi nhánh vẫn chƣa đạt đƣợc khả năng cạnh tranh cao trong tiêu chí này. So với các Chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn, tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh còn khá nhỏ bé về quy mô (Chỉ chiếm 8,3% về thị phần tổng nguồn vốn trên địa bàn). Điều này vừa không mang lại cho Chi nhánh lợi thế cạnh tranh về vốn, vừa không tạo điều kiện cho Chi nhánh mở rộng phạm vi hoạt động, đầu tƣ vào việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, các hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống thanh toán nội bộ... Do vậy, quy mô vốn nhỏ

còn hạn chế năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trong các tiêu chí khác nhƣ: chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, trình độ công nghệ ...

Về chất lượng sản phẩm dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh còn khá đơn điệu, tính tiện ích chƣa cao, chƣa tạo thuận lợi và bình đẳng cho khách hàng thuộc các thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ khách hàng. Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ thông thƣờng và phổ biến, mà chƣa có đƣợc những sản phẩm mới, nổi trội. Trong khi ở các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác, do quy mô vốn lớn nên họ có điều kiện đầu tƣ đổi mới công nghệ và nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, vì vậy các sản phẩm của họ thƣờng đa dạng hơn, hiện đại hơn và theo kịp sự phát triển của xu thế chung. Chính điều này đã không tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh cho Chi nhánh trong tiêu chí này.

Về chất lượng nguồn nhân lực: Tuy Chi nhánh có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ và khá đông nhƣng trình độ am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp trong nƣớc, quốc tế, các nguyên tắc của WTO còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Sự chuyên nghiệp trong việc thực hiện các giao dịch phục vụ khách hàng chƣa cao. Có thể nói đây là điểm yếu chung của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. Chính điều này đã làm cho khách hàng có xu hƣớng chuyển sang sử dụng các dịch vụ của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, vì ở các ngân hàng này họ đƣợc phục vụ nhanh chóng hơn và chuyên nghiệp hơn.

Về năng lực quản trị: Nhìn chung, trình độ quản trị của Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu chuyên nghiệp. Chi nhánh cũng chƣa thiết lập đƣợc hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, hệ thống thanh toán nội bộ còn yếu, kiểm tra, kiểm toán chƣa hiệu quả; hệ thống thông tin quản lý tập trung và hệ thống kế toán, quản lý tài chính chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về trình độ công nghệ: Hiện nay, mức độ áp dụng công nghệ thông tin trong Chi nhánh còn khá chênh lệch so với các Chi nhánh của các ngân hàng

khác trong cùng khu vực. Điều này làm hạn chế hiệu quả các hoạt động khác của Chi nhánh, nhƣ: khả năng cung cấp thông tin kịp thời và chính xác, khả năng quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng... Có thể nói năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trong tiêu chí này còn tƣơng đối yếu.

Về uy tín thương hiệu: Hiện tại trên địa bàn Hà Tĩnh, uy tín – thƣơng hiệu của Vietinbank Hà Tĩnh thực sự chƣa mạnh. Công tác xây dựng, phát triển và bảo vệ thƣơng hiệu của chi nhánh chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đặc biệt, trong sự phát triển hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều ngân hàng mới (Trong nƣớc và nƣớc ngoài), điều này sẽ ảnh hƣởng đến hình ảnh của Chi nhánh trong tâm trí khách hàng. Vì vậy, Chi nhánh cần đầu tƣ nhiều hơn để ngày càng khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình.

* Nguyên nhân:

Thứ nhất, về năng lực tài chính: Do chi Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh mới ra đời và hoạt động độc lập đƣợc gần 10 năm. Vì vậy, uy tín thƣơng hiệu của chi nhánh trên địa bàn chƣa thực sự mạnh, chƣa thể in đậm trong tâm trí của các tầng lớp ngƣời dân trên địa bàn, cùng với đó là các sản phẩm huy động vốn chƣa đa dạng, tính tiện ích không cao nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn. Ngoài ra, chi nhánh chƣa xử lý đƣợc dứt điểm các khoản nợ xấu nên đây cúng chính là nguyên nhân góp phần làm cho năng lực tài chính của của chi nhánh còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ: Hiện tại chi nhánh chƣa có sự đầu tƣ thỏa đáng vào việc nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm đƣa ra các sản phẩm có tính đặc thù phù hợp với địa bàn Hà Tĩnh, các sản phẩm có tính tiện ích cao mà chỉ sử dụng các sản chung của hệ thống NHCT nên đây là nguyên nhân chính làm cho các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh có tính cạnh tranh thấp so với các NHTM khác trên địa bàn.

Thứ ba, về chất lƣợng nguồn nhân lực: Tuy chi nhánh có đội ngũ cán bộ trẻ nhƣng hầu hết còn thiếu kinh nghiệm làm việc, kỹ năng xử lý khối lƣợng công việc lớn, cùng với đó hệ thống đào tạo trong hệ thống Ngân hàng Công thƣơng và bồi dƣỡng tại chỗ đối với cán bộ trẻ, cán bộ mới chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn nên cũng làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực của chi nhánh. Mặt khác, với khả năng tài chính còn nhiều hạn chế nên cơ chế khuyến khích, đãi ngộ, thu hút nhân tài cải thiện nguồn nhân lực cũng chƣa đạt kết quả nhƣ mong muốn.

Thứ tư, về năng lực quản trị: Nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế là do các cán bộ quản trị ngân hàng của Chi nhánh chủ yếu đƣợc lựa chọn qua thực tiễn hoạt động kinh doanh mà không đƣợc đào tạo nghề quản trị ngân hàng một cách bài bản. Thiếu kỹ năng quản trị chuyên sâu mang tính đặc thù của nghành ngân hàng.

Thứ năm, về trình độ công nghệ: Do hệ thống Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đang trong giai đoạn triển khai hiện đại hóa hệ thống công nghệ hoạt động nên còn một số Modul chƣa hoàn thiện. Vì vậy, hoạt động của hệ thống nói chung và Ngân hàng Công thƣơng Hà Tĩnh nói riêng đang gặp một số khó khăn trong việc triển khai ứng dụng môt số chƣơng trình phầm mềm hiện đại đi vào hoạt động và đây là nguyên nhân chính dẫn đến khả năng cạnh tranh về công nghệ của chi nhánh còn nhiều hạn chế.

Thứ sáu, về uy tín thƣơng hiệu: Do chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Hà Tĩnh thành lập muộn nhất so với các Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh khác trên địa bàn. Mặt khác, do chi nhánh chƣa thực sự quyết liệt liệt trong việc tuyên truyền quảng bá sản phẩm dịch vụ, hình ảnh, thƣơng hiệu Vietinbank trên các phƣơng tiện thông tin, truyền thông đại chúng nên cũng phần nào hạn chế việc phát triển uy tín thƣơng hiệu Vietinbank trên địa bàn, làm cho uy tín thƣơng hiệu của chi nhánh chƣa thực sự mạnh.

CHƢƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG HÀ TĨNH 3.1. Cơ hội và thách thức đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh.

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của các nƣớc kinh tế đang phát triển muốn tiếp cận nhanh nền kinh tế tiên tiến. Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế là một hƣớng đi đúng và quan trọng là làm tiền đề cho việc tạo dựng vị thế trên trƣờng quốc tế, đồng thời mang lại nhiều cơ hội để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nƣớc.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các Ngân hàng thƣơng mại – Doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng đứng trƣớc những thách thức lớn. Để vƣợt qua những thách thức và tận dụng tốt cơ hội đòi hỏi các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam phải phân tích, nắm rõ những điểm mạnh những điểm yếu của mình để đƣa ra chiến lƣợc phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn của sự phát triển, để từ đó hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể cạnh tranh một cách chủ động và phát triển.

3.1.1. Cơ hội đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Hà Tĩnh

Đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh nói riêng, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, đề ra biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, ngành ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm và trình độ quản lý tiên tiến, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng theo kịp yêu cầu phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc và ngoài nƣớc...Cụ thể là:

* Một sân chơi lớn hơn và công bằng hơn:

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận nhiều thị trƣờng và thu hút nhiều vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam. Khi thƣơng mại, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và tất cả hoạt động của nền kinh tế tăng lên, nhu cầu và cơ hội để Ngân hàng cho vay và huy động vốn cũng tăng lên. Khi kinh tế phát triển, nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi thì khả năng trả nợ của họ cũng tăng lên, điều này có tác động tích cực tới hệ thống ngân hàng. Danh mục kinh doanh và tài sản của Ngân hàng sẽ có chất lƣợng tốt hơn, đây là điều kiện cần thiết để Ngân hàng tiếp cận thị trƣờng vốn, tăng vốn chủ sở hữu.

* Sự tham gia của Ngân hàng nước ngoài:

Tất nhiên khi hội nhập kinh tế quốc tế, khi mở cửa thị trƣờng thì cạnh tranh khắc nghiệt hơn sẽ xảy ra đối với hệ thống ngân hàng. Nhƣng điều này cũng sẽ thúc đẩy hệ thống ngân hàng trong nƣớc phải hoạt động tốt hơn, nhờ đó khách hàng sẽ có cơ hội đƣợc chọn lựa nhiều sản phẩm và chất lƣợng dịch vụ cao hơn. Nhƣ vậy khách hàng cũng nhƣ nền kinh tế sẽ đƣợc hƣởng lợi hơn.

Khi các hạn chế về sở hữu nƣớc ngoài trong các Ngân hàng Việt Nam đƣợc dỡ bỏ, các Ngân hàng nƣớc ngoài có thể mua cổ phần của các Ngân hàng Việt Nam và trở thành cổ đông chiến lƣợc. Nhƣ vậy, các Ngân hàng trong nƣớc sẽ có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài. Điều này sẽ giúp các Ngân hàng trong nƣớc mạnh hơn và cạnh tranh hơn. Hơn nữa, đối với Ngân hàng trong nƣớc, việc một lƣợng cổ phần của mình đƣợc nắm giữ bởi một Ngân hàng quốc tế thì uy tín của Ngân hàng trong nƣớc trong mắt của các nhà đầu tƣ và của công chúng sẽ tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho Ngân hàng tiếp cận và chuyên môn hoá các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Chính hội nhập quốc tế cho phép các Ngân hàng nƣớc ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, điều này buộc các Ngân hàng trong nƣớc phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lƣợng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nƣớc ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở Việt Nam.

* Sự trao đổi, hợp tác quốc tế:

Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các Ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cƣờng giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong các giao dịch quốc tế . Nó tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cƣờng khả năng tổng hợp, hệ thống tƣ duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế.

Nhƣ vậy, hội nhập quốc tế tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội cho các ngân hàng Việt Nam phát triển thành một hệ thống ngân hàng hoạt động năng động, an toàn, hiệu quả và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế

3.1.2. Thách thức đối với Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Hà Tĩnh

Hội nhập quốc tế mang lại cho các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh nói riêng không ít những cơ hội để phát triển, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội đó, Chi nhánh cũng phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Cụ thể là:

Thứ nhất, cạnh tranh trong việc giữ và mở rộng thị trƣờng: Việc loại bỏ dần các hạn chế đối với các Ngân hàng nƣớc ngoài có nghĩa là các Ngân hàng nƣớc ngoài sẽ từng bƣớc tham gia vào lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại nƣớc ta. Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt bởi các Ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian khác và các định chế tài chính khác nhƣ thị trƣờng chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm... Điều này sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh trong ngành Ngân hàng và buộc các ngân hàng Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh nói riêng phải tăng thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương hà tĩnh trong bối cảnh việt nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)