Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương hà tĩnh trong bối cảnh việt nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 88 - 93)

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Ch

3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

* Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam là vấn đề quan trọng cần đƣợc thực hiện nhằm tạo lập hành lang pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Điều

này sẽ thiết thực phục vụ cho lộ trình hội nhập quốc tế và tạo lập một hệ thống các quy định thận trọng để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam nên xem xét cân nhắc những kiến nghị sau:

Thứ nhất, về hệ thống pháp lý: Ngân hàng Nhà nƣớc cần tiến hành rà soát tổng thể và đối chiếu toàn bộ các quy định và văn bản luật hiện hành và tính tƣơng thích của các quy định và văn bản luật này với các cam kết và yêu cầu của các hiệp định quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ tài chính. Nhiệm vụ này cần đƣợc thực hiện để xác định các lỗ hổng về mặt pháp lý, các trở ngại, các khác biệt và mâu thuẫn giữa hệ thống các quy định pháp lý.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc cần sớm xây dựng các cơ chế và chính sách về minh bạch hoá và công khai các thông tin của các tổ chức tín dụng theo hƣớng tạo điều kiện tốt nhất cho các ngân hàng tham gia vào thị trƣờng chứng khoán. Một mặt thị trƣờng chứng khoán là kênh tạo vốn quan trọng cho các ngân hàng tăng cƣờng khả năng tài chính, mặt khác các ngân hàng đƣợc niêm yết sẽ phải hoạt động minh bạch hơn và có hiệu quả hơn.

Thứ hai, về tăng cƣờng năng lực cho các ngân hàng Việt Nam: Ngân hàng Nhà nƣớc cần thúc đẩy hơn nữa và thể chế hoá việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng (CAMELs, BASEL) vào trong thực tiễn quản trị và hoạt động của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nƣớc cần xem xét để sớm xoá bỏ các văn bản, thủ tục có tính chất bảo hộ và phân biệt đối xử giữa các ngân hàng trong nƣớc trƣớc khi thực hiện các biện pháp tự do hoá hơn nữa.

* Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan

Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần đẩy mạnh sự phát triển của các yếu tố đầu vào và các ngành liên quan nhƣ thị trƣờng chứng khoán, công nghệ thông tin, kế toán, kiểm toán, và giáo dục đào tạo... để hỗ trợ sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng.

Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ngành, địa phƣơng cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách doanh nghiệp Nhà nƣớc để trợ giúp cho các ngân hàng trong việc giải quyết vấn đề nợ quá hạn. Nếu không các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh vẫn phải tiếp tục đối mặt với tình trạng nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nƣớc làm ăn thua lỗ.

Ngoài ra, Chính phủ và các bộ ngành liên quan nhƣ bộ Tƣ pháp, Toà án cần tăng cƣờng thực thi pháp luật nhằm giải quyết hiệu quả các trƣờng hợp gian lận ngân hàng, ngƣời vay mất khả năng trả nợ và điều kiện để phát mại các tài sản thế chấp, cầm cố...Nếu lợi ích của cả ngƣời đi vay và ngƣời cho vay đƣợc bảo đảm thì sẽ kích thích họ thực hiện nhiều giao dịch và kinh doanh hơn.

KẾT LUẬN

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hƣớng phát triển tất yếu của thời đại và là yêu cầu khách quan đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nƣớc. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhƣ: trao đổi hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực, lƣu chuyển vốn quốc tế,…tạo điều kiện cho các quốc gia có thể hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ,…trong hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ, hoạch định chính sách tiền tệ,…Từ đó có giải pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trƣờng tài chính quốc tế.

Trong xu thế đó, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh đã có những chủ động và đang từng bƣớc tham gia vào quá trình hội nhập của đất nƣớc. Sau gần 10 năm hoạt động, Chi nhánh đã dần khẳng định đƣợc năng lực của mình bằng những bƣớc đi vững chắc khi không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tƣợng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng, huy động vốn và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác .

Tuy nhiên, để có thể tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi Chi nhánh phải từng bƣớc chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Thái Hà (2011), Ngân hàng thương mại Việt Nam Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức, bài đăng ngày 20/01/2011 trên Website Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán, http://www.sav.gov.vn/881-1-ndt/ngan- hang-thuong-mai-viet-nam-hoi-nhap-quoc-te-co-hoi-va-thach-thuc.sav 2. Trịnh Thanh Huyền (2011), Sân chơi nào cho các Ngân hàng thương mại

Việt Nam trong hội nhập, bài viết trên đăng trên Website Ngân hàng

TMCP Công thƣơng Việt Nam,

https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/09/nctd090224.html 3. Luật tổ chức tín dụng (2010), Nxb Chính trị Quốc gia.

4. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh (2013-2014),

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

5. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (2009-2013), Báo cáo thường niên.

6. Ngân hàng TMCP Công thƣơng Hà Tĩnh (2009-2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Hà Tĩnh (2013-2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

8. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hà Tĩnh (2013-2014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

9. Nghị định số 49/NĐ-CP của Chính Phủ (2000), Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại.

10. Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sau khi chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên đô thị, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Michael Porter (1990), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB Trẻ

12.Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận Chính Trị, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thời kỳ hậu WTO, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

14.UBND tỉnh Hà Tĩnh (2013), Báo cáo tình hình hoạt động kinh tế xã hội năm 2013

Website:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương hà tĩnh trong bối cảnh việt nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)