CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH BẮC NINH
2.2.2. Kinh tế Bắc Ninh
Là một tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất nước (807,22km2 với hơn 1 triệu dân) nhưng Bắc Ninh nằm liền kề Thủ đô Hà Nội, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô…có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Sau hơn 20 năm đổi mới và hơn 10 năm tái lập, tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát triển mạnh mẽ, mọi mặt. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế được tăng cường, truyền thống văn hiến và cách mạng được khơi dậy và phát huy, môi trường đầu tư hấp dẫn, kinh tế tăng trưởng liên tục, bền vững.Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng CNH-HĐH: năm 2005 tỷ trọng các ngành nông nghiệp 26,3%, công nghiệp xây dựng là 45,9% và dịch vụ là 27,8% đến năm 2010 tỷ trọng tương ứng là 10,2%-66,2% và 23,6%. Cơ cấu
ứng 3 khu vực Nông nghiệp – Công nghiệp và Xây dựng – Dịch vụ là 63,26%-22,28% và 14,46% đến năm 2010 tỷ lệ ước đạt 42,8%-33,0% và 24,2%. Sự phát triển nhanh của kinh tế tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút giải quyết được nhiều việc làm cho lao động. Do sản xuất phát triển, các chính sách an sinh xã hội được quan tâm đời sống nhân dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người tăng bình quân mỗi năm 27,9%, năm 2010 ước đạt 1800USD.
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng đất nước mục tiêu phấn đấu của Bắc Ninh là đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và đến năm 2020 Bắc Ninh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. Trên con đường phấn đấu này chất lượng nguồn nhân lực là một trong những điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của mục tiêu phấn đấu, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNVV. (trích nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh)