Thực trạng các hình thức đàotạo trong DNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 58 - 59)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH BẮC NINH

2.3.1. Thực trạng các hình thức đàotạo trong DNN

Như phần cơ sở lý luận ở chương 1, hình thức đào tạo trong công việc là phù hợp với DNNVV do ít tốn kém và dễ thực hiện. Vậy thực tế hình thức đào tạo nào được thực hiện nhiều trong DNNVV

Hiện nay, các DNNVV tại tỉnh Bắc Ninh thường thực hiện chương trình định hướng để giới thiệu cho nhân viên mới. Việc thực hiện chương trình định hướng giúp nhân viên mới hiểu rõ về công ty, về những quy định mà nhân viên cần tuân theo. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều DNNVV trong tỉnh thực hiện hoạt động này chưa được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, chưa thành một chương trình chuẩn và thường thì các trưởng phòng sẽ giới thiệu với nhân viên của mình, chưa qui định người chuyên giới thiệu chủ đề này.

Hình thức đào tạo kèm cặp trong công việc được cho rằng rất phù hợp với DNNVV. Trong các hình thức đào tạo thì dạy nghề bằng kèm cặp là hình thức phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng-chiếm 63,3% tổng số lao động được đào tạo. Hình thức đào tạo này tương đối hiệu quả, phù hợp với trình độ của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo như cán bộ quản lý, các khoá đào tạo trong công việc sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí đào tạo và giảm được mất mát nếu người lao động rời bỏ doanh nghiệp sau khi được đào tạo.

Cụ thể, trong doanh nghiệp hình thức này được thực hiện theo cách “Người có kinh nghiệm hơn sẽ cầm tay chỉ việc hướng dẫn công nhân mới, sau một tháng công nhân mới sẽ làm được công việc đơn giản, sau 3 tháng họ làm được bình thường”. Các DNNVV nhận định đây là hình thức đào tạo “rất hay và có hiệu quả lớn. Trong vòng 3 tháng là họ biết hết việc của họ phải làm gì mà không cần phải nói nhiều”.

Ngoài ra, đối với những loại công việc lao động thủ công, lao động chân tay thì hình thức tự đào tạo cho người lao động tại nơi làm việc cũng được các công ty áp dụng. Hình thức này, rất đơn giản, không tốn kém và cũng không ảnh hưởng đến kết quả công việc của những người hướng dẫn. Và những người mới đến chỉ sau vài ngày học việc họ có thể tự làm ra sản phẩm.

Hình thức đào tạo theo địa chỉ, gửi đào tạo theo các lớp công cộng ít được thực hiện. Đào tạo theo địa chỉ là các công ty có nhu cầu đào tạo đặt hàng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo để thiết kế khóa đào tạo theo nhu cầu riêng của mình. Hình thức này ít được thực hiện do sự hạn chế về tài chính của DNNVV trong tỉnh. Các DNNVV trong tỉnh hầu như không bao giờ mời chuyên gia về giảng dạy cho người lao động. Và cũng rất hiếm có công ty gửi nhân viên cũ đi đào tạo các khóa ngắn hạn về ngoại ngữ, đấu thầu và quản lý dự án.

Mặt khác, do thu nhập của người lao động trong khối các DNNVV này thường thấp hơn khối doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài, nên rất hiếm khi người lao động tự bỏ tiền ra để theo học một khóa học nâng cao trình độ chuyên môn..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh bắc ninh đến năm 2020 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)