Tổng quan về Công ty Beeahn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty beeahn việt nam (Trang 64)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về Công ty Beeahn Việt Nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Beeahn Việt Nam

Công ty liên doanh Beeahn Việt Nam đƣợc thành lập theo giấy phép đầu tƣ số 0113/GD-HY của UBND tỉnh Hƣng Yên ngày 30 tháng 9 năm 2002.

Công ty liên doanh ra đời là sự hợp tác giữa công ty May II Hƣng Yên với Công ty Beeahn APPREL Co. LTD - Hàn Quốc.

Loại hình doanh nghiệp của công ty là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tên doanh nghiệp: Công ty liên doanh Beeahn Việt Nam;

Địa chỉ: Trần Cao - Phù Cừ - Hƣng Yên

Điện thoại: 0321.850 057 - 850170 Fax: 0321 850056

Từ ngày 25/06/2003 Hãng Gap INC bắt đầu mua hàng và sản xuất kinh doanh với Công ty liên doanh Beeahn Việt Nam.

Ngày 15/07/2003 Hội dệt may Việt Nam công nhận Công ty liên doanh Beeahn Việt Nam là hội viên.

Với 100% sản phẩm là dệt may xuất khẩu, công ty thiết lập đƣợc nhiều mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác đặt hàng trong lĩnh vực may mặc nhƣ: Mango (Tây Ban Nha), Lance Bryant, Neworld Fashion (Anh), NAM (Anh).

Thiết lập đƣợc các mối quan hệ với các đối tác có uy t n và có một thị phần lớn trên thị trƣờng thế giới đã giúp cho sản phẩm của Công ty Beeahn Việt Nam có mặt ở hầu hết các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản … với số lƣợng ngày càng lớn theo đơn đặt hàng của các công ty nói trên.

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty luôn đổi mới đầu tƣ trang thiết bị may chuyên dụng hiện đại, hoàn thiện cơ cấu tổ chức để luôn đạt mức kim ngạch xuất khẩu cao.

3.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty

Công ty Beeahn Việt Nam là một doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và đƣợc pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề, đúng mục đ ch thành lập doanh nghiệp.

-Tuân thủ ch nh sách, chế độ pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nƣớc.

- Quản lý và sử dụng vốn theo quy định và đảm bảo có lãi.

- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng nhƣ thu nhập của ngƣời lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng.

- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật

- Thực hiện những quy định của Nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng nhứng tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng nhƣ những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.

3.1.1.3. Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm

- Sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu với các sản phẩm chủ yếu là áo Jacket ngƣời lớn, áo Jacket trẻ em, áo 2 lớp, 3 lớp trẻ em, áo lông cừu, áo lông tuyết, quân trẻ em, quần giặt, quần thô...

Năng lực sản xuất:

Sản phẩm của công ty Beeahn Việt Nam trƣớc khi xuất xƣởng đều đƣợc kiểm tra kỹ 100%. Việc kiểm tra chất lƣợng trên dây chuyền may theo tiêu chuẩn AQL 2.5. Năng lực sản xuất của công ty trung bình 600.000 sản phẩm/ năm.

Với số lƣợng cán bộ nhân viên là 350 ngƣời, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty quyết tâm xây dựng, phát triển doanh nghiệp và đẩy nhanh quá trình hội nhập doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế.

3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Beeahn Việt Nam

( Nguồn : Phòng hành chính - Công ty Beeahn Việt Nam )

Để đảm bảo công tác quản lý và điều hành một cách thuận lợi và có hiệu quả, công ty đã áp dụng cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Tổng Giám Đốc (TGĐ) nắm mọi quyền quyết định của Công ty. Phó Tổng Giám Đốc Sản Xuất (PTGĐ SX) điều hành mọi hoạt động sản xuất dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ. Các phòng ban hành ch nh dƣới sự điều hành trực tiếp của TGĐ.

* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Tổng giám đốc: Là ngƣời điều hành phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lý sử dụng vốn, chỉ đạo các mặt kế hoạch, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức lao động … trong công ty. Đại diện cho công ty trƣớc cơ quan nhà nƣớc, cơ quan pháp luật, thay mặt công ty ký kết các hợp đồng.

Phó tổng giám đốc Sản xuất: Phó tổng giám đốc sản xuất dƣới sự chỉ đạo của tổng giám đốc, giám sát quản lý, đảm bảo các vấn đề liên quan đến bộ phận may, hậu chỉnh, kiểm hàng, kiểm tra chất lƣợng hàng hóa, kho, cắt, sửa máy…. Có quyền phê duyệt các quyết định về sản xuất nhƣ thẩm định chất lƣợng sản phẩm, tham mƣu tƣ vấn về mặt chuyên môn nghiệp vụ sản xuất cho tổng giám đốc.

Phòng kỹ thuật: Lập kế hoạch mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Định mức kinh tế, kỹ thuật may, sử dụng nguyên phụ hiệu cho các mặt hàng. Xây dựng các chỉ tiêu

Tổng GĐ

Phó tổng GĐ SX

Phòng Kỹ

thuật Phòng cơ điện Phòng kiểm soát Nhà kho PX SX Phòng Kế

kỹ thuật chất lƣợng sản phẩm. Nghiên cứu thiết kế sản xuất thử các sản phẩm mới. Xây dựng các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân các ngành nghề, tham gia đào tạo, kiểm tra thi tay nghề cho các loại bậc thợ của công nhân theo quy định.

Phòng kỹ thuật của công ty có nhiệm vụ quản lý các mẫu hàng theo các đơn đặt hàng của các đối tác, phân t ch các mẫu hàng mà đối tác đặt gia công theo yêu cầu từ đó lắp ghép tạo nên các mẫu mã sản phẩm theo đúng đơn đặt hàng.

Phòng cơ điện: Phòng cơ điện có nhiệm vụ quản lý các trang thiết bị, vật tƣ, máy móc của công ty. Chịu trách nhiệm bảo trì, bảo dƣỡng định kỳ, sửa chữa các thiết bị trong dây chuyền sản xuất nhƣ máy may, máy cắt, ke, máy so màu, bền màu, máy đo độ ma sát….

Phòng kiểm soát: Thực hiện việc kiểm tra công tác sản xuất xem từng công đoạn có đúng tiêu chuẩn sản xuất hay không, thành phẩm tạo ra từng công đoạn có đạt yêu cầu về thẩm mĩ, k ch cỡ, chất lƣợng hay không. Nếu không đạt yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm đề ra thì đó là do lỗi của bộ phận nào, cần quy trách nhiệm cho ai để có biện pháp xử lý kịp thời. Tổ chức khảo sát định kỳ, xây dựng ban hành các định mức sử dụng vật tƣ nguyên liệu.

Nhà kho: Nhà kho có trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu cũng nhƣ thành phẩm không bị hƣ hỏng và tổn thất (trong phạm vi trách nhiệm của nhà kho). Phối hợp với các phòng ban để khi có lệnh là có thể cung ứng nguyên vật liệu theo số lƣợng yêu cầu phục vụ cho công tác sản xuất. Có thông báo định kỳ về tình trạng hàng hóa, vật tƣ, thành phẩm trong kho để Phó tổng giám đốc sản xuất có các kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ khác nhau .

Phân xƣởng sản xuất: Phân xƣởng sản xuất là đơn vị thuộc bộ phận sản xuất của công ty, đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của PTGĐ SX, là đơn vị chủ lực của công ty trong hoạt động sản xuất bao gồm 12 tổ các hoạt động nhƣ chuyền, cắt, may, là ủi ….chịu trách nhiệm sản xuất toàn bộ các sản phẩm của công ty.

Phòng kế toán: Phòng kế toán có nhiệm vụ ghi chép t nh toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tƣ, tiền vốn của công ty, tình hình sử dụng các nguồn vốn. Kiểm tra tình hình kế hoạch sản xuất kinh

doanh, kế hoạch thu chi tài ch nh. Lập kế hoạch tài ch nh, t nh hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tƣ. Quản lý, tổ chức sử dụng đồng vốn đúng mục đ ch có hiệu quả. Thực hiện chế độ kế toán hạch toán thống nhất. Từ đó lập ra các bản báo cáo tài ch nh, bảng cân đối kế toán, cân đối tài khoản một cách trung thực nhất để trình duyệt lên giám đốc, cũng nhƣ cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền …

Phòng hành chính: Có nhiệm vụ nắm bắt một cách cụ thể nhất tình hình nhân sự của công ty. Từ đó tham mƣu giúp ban giám đốc về mặt tổ chức của các phòng ban của công ty. Nắm bắt tình hình nhân sự cũng nhƣ lên kế hoạch công tác tuyển mộ tuyển dụng hợp lý.

Phòng kế hoạch: Phòng kế hoạch có nhiệm vụ xây dựng lên kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty dựa trên các điều khoản trong các hợp đồng nhận gia công với các đối tác nƣớc ngoài làm sao để cho tiến độ sản xuất kinh doanh không bị chậm trễ so với hợp đồng.

Phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển về quy mô sản xuất của Beeahn Việt Nam nhƣ mở rộng hay thu hẹp phân xƣởng, xây mới hay sửa sang công trình cũ, trình ban giám đốc để có ý kiến chỉ đạo cũng nhƣ quyết định ch nh thức.

Phòng kế hoạch còn phải phân chia, lập kế hoạch cụ thể cho các tổ sản xuất để làm sao các tổ sản xuất có những nhiệm vụ rõ ràng, không bị chồng chéo công việc.

Phòng xuất nhập khẩu: Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban khác trong công ty để biết đƣợc khả năng sản xuất cảu Công ty từ đó lập ra các kế hoạch xuất nhập khẩu phù hợp với năng lực của Công ty. Có nhiệm vụ liên hệ với các đối tác nƣớc ngoài, tìm hiểu đối tác để biết đƣợc nhu cầu cũng nhƣ khả năng đáp ứng nhu cầu của các đối tác từ đó đi đến ký kết hợp đồng trong xuất nhập khẩu. Phòng xuất nhập khẩu còn có nhiệm vụ kê khai các giấy tờ liên quan (hóa đơn, vận đơn, tờ khai…) với các cơ quan nhà nƣớc có liên quan nhƣ hải quan, bộ thƣơng mại …

3.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Beeahn Việt Nam

3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty Beeahn Việt Nam

3.2.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Beeahn Việt Nam giai đoạn 2015-2017

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2015 đạt 178.535.853.224 đồng, đến năm 2016 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, chỉ đạt 157.668.279.779 đồng, giảm so với năm 2015 là 20.867.573.445 đồng tƣơng ứng tỷ lệ 11,69%. Tình hình giảm doanh thu của công ty trong năm 2016 cũng giống với các doanh nghiệp ngành dệt may khác trong giai đoạn này. Biểu đồ 2.1. cho ta thấy tăng trƣởng doanh thu của các công ty niêm yết ngành dệt may trong năm 2016 không t ch cực, chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất may mặc đầu ngành. Tăng trƣởng doanh thu năm 2016 của toàn ngành xuất khẩu hàng may mặc không cao, tuy nhiên các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc đầu ngành nhƣ công ty May Việt Tiến (VGG), công ty May Nhà Bè (MNB), Tổng công ty CP Phong Phú (PPH), Công ty dệt may Hòa Thọ (HTG), Công ty May 10 (GARCO10) vẫn tăng trƣởng tốt. Điều này một phần là do các đơn vị đặt hàng chờ đợi kết quả từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng nên các đơn hàng chậm lại. Ch nh vì thế, công ty Beeahn Việt Nam trong năm 2016 cũng chịu ảnh hƣởng chung nhƣ các công ty dệt may khác, doanh thu BH và CCDV giảm mạnh.

Tuy nhiên đến năm 2017 doanh thu cả công ty đã khởi sắc trở lại. Năm 2017 doanh thu đạt mức 185.223.136.319 đồng, tăng so với năm 2016 là 27.554.856.540 đồng, tƣơng ứng mức tăng là 17,47%. Đây là dấu hiệu khả quan cho thấy công ty đã vƣợt qua đƣợc khó khăn chung của ngành và vƣơn lên đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

Bảng 3.1. Phân tích kết quả hoạt động SXKD của Công ty Beeahn Việt Nam giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: VND

CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ ( %)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 178.535.853.224 157.668.279.779 185.223.136.319 (20.867.573.445) (11,69%) 27.554.856.540 17,47

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 76.272.000 0 0 76.272.000 -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 178.535.853.224 157.668.279.779 185.146.864.319 (20.867.573.445) (11,69%) 27.478.584.540 17,43

4. Giá vốn hàng bán 144.566.438.145 127.305.878.667 152.906.026.588 (17.360.559.478) (11,94%) 25.600.147.921 20,11

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 33.969.415.079 30.362.401.112 32.240.837.731 (3.607.013.967) (10,62%) 1.878.436.619 6,17

6. Doanh thu hoạt động tài ch nh 2.249.761.455 830.401.958 1.673.092.900 (1.419.359.497) (63,09%) 842.690.942 101,48

7. Chi ph tài ch nh 342.044.925 403.607.591 329.276.802 61.602.666 18,01% (74.330.789) (18,42)

- Trong đó : Chi phí lãi vay 21.608.376 16.684.967 10.903.323 (4.923.409) (22,78%) (5.781.644) (34,65)

8. Chi ph bán hàng 12.541.731.552 13.421.981.466 15.407.004.641 880.249.914 7,02%

1.985.023.175 14,79

9. Chi ph quản lý doanh nghiệp 19.918.797.330 18.873.938.872 17.638.964.064 (1.044.858.458) (5,25%) (1.234.974.808) (6,54)

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.416.602.727 (1.506.724.859) 538.685.124 (4.923.327.586) (144,1%) 2.045.409.983 135,75

11. Thu nhập khác 235.557.867 170.273.570 41.397.584 (65.284.297) (27,71%) (128.875.986) (75,68)

12. Chi ph khác 112.466.104 160.660.943 94.848.712 48.194.839 42,85% (65.812.231) (40,96)

13. Lợi nhuận khác 123.091.763 9.612.627 (53.451.128) (113.479.136) (92,19%) (63.063.755) (656,05)

14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 3.539.694.490 (1.497.112.232) 485.233.996 (5.036.806.722) (142,29%) 1.982.346.228 132,41

15. Chi ph thuế thu nhập hiện hành 718.028.437 0 122.264.731 (718.028.437) (100%) 122.264.731 -

16. Chi ph thuế thu nhập hoãn lại - - - 0 0 0 0

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 2.821.666.053 (1.497.112.232) 362.969.265 (4.318.778.285) (153,06%) 1.860.081.497 124,24

Biểu đồ 3.1. Doanh thu và tăng trƣởng doanh thu các doanh nghiệp ngành dệt may năm 2016

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty trong năm 2015 và 2016 bằng 0, điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty có chất lƣợng tốt, đảm bảo yêu cầu và tiêu chuẩn đề ra của khách hàng. Tuy nhiên trong năm 2017 các khoản giảm trừ doanh thu của công ty là 76.272.000 đồng, con số tuy không phải là lớn nhƣng t nhiều cũng ảnh hƣởng đến doanh thu và quan trọng hơn, điều đó có thể phản ánh chất lƣợng sản phẩm của công ty có thể bị giảm dẫn đến bị trả lại. Trong thời gian tới công ty nên chú trọng xem lại chất lƣợng sản phẩm của mình để khắc phục.

Lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2015 là 33.969.415.079 đồng, năm 2016 là 30.362.401.112 đồng. Do tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2016 khó khăn nên lợi nhuận gộp 2016 giảm so với năm 2015 là 3.607.013.967 đồng, tƣơng ứng tỷ lệ giảm là 10,62%. Đến năm 2017 tình hình kinh doanh thuận lợi hơn nên hoạt động gộp đạt 32.240.837.731 đồng, tƣơng ứng tăng so với năm 2016 là 1.878.436.619 đồng, tƣơng ứng tăng so với năm 2016 là 6,2%. Để làm rõ hơn kết quả lợi nhuận gộp của công ty năm 2017 có tốt hay không , ta so sánh với các công ty trong ngành may mặc.

Bảng 3.2. So sánh Tỷ lệ lãi gộp giữa công ty Beeahn Việt Nam và toàn ngành

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch

Giá trị %

Tỷ lệ lãi gộp của cty Beeahn VN 1,926 1,74 (0,186) (9,66)

Tỷ lệ lãi gộp toàn ngành 1,3 1,575

Chênh lệch giá trị 0,626 0,165

Chênh lệch % 48,15 10,5

( Nguồn: Tính toán từ BCTC của công ty Beeahn VN và FPTS tổng hợp)

Có thể thấy tỷ lệ lãi gộp của công ty Beeahn Việt Nam so với toàn ngành trong 2 năm 2016 và 2017 đều cao hơn. Năm 2016 cao hơn so với toàn ngành là 48,15%, năm 2017 tỷ lệ cao hơn là 10,5%. Tuy nhiên nếu so tỷ lệ lãi gộp năm 2017 với năm 2016 của công ty thì lại thấp hơn một chút, giảm 0,186 lần tƣơng ứng giảm 9,66%. Điều đó cho thấy so với toàn ngành hoạt động kinh doanh thuần của công ty Beeahn hoàn toàn tốt hơn.

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty trong ba năm cũng có sự biến động. Doanh thu từ hoạt động tài ch nh của công ty đến từ nhiều nguồn khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của công ty beeahn việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)