1.4.1. Tổ chức tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp nông thôn ở một số nƣớc trên thế giới nƣớc trên thế giới
a) Bối cảnh hình thành, nguyên tắc và mục tiêu dự án:
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ của thủ tướng Thaksin đã đề ra một quốc sách nhằm vực dậy nền kinh tế đất nước đó là "Một làng, một sản phẩm" (One Tambon, one Product). Chính sách nhằm phát huy tính tự lực, khai thác tính sáng tạo của người dân, sử dụng các nguồn lực địa phương để phát triển nền kinh tế của tỉnh. Dựa trên đặc điểm và thế mạnh của mình, từng làng sẽ lựa chọn và phát triển một sản phẩm đặc thù có chất lượng. Mục tiêu cuối cùng là sản phẩm giành được các thị trường ngách trên thị trường thế giới và được nhận biết thông qua chất lượng cũng như tính dị biệt nhờ vào các đặc thù của từng làng quê Thái. Dự án được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản là: (1) mang tính địa phương, nhưng phải tiến ra toàn cầu; (2) phát huy tính tự lực và sáng tạo, và (3) phát triển nguồn nhân lực. Để những kỹ năng và kiến thức truyền thống đem lại nguồn thu bền vững, chính phủ tập trung vào các nhân tố hỗ trợ bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực với kỹ năng và kiến thức, bản sắc văn hoá độc đáo, từ đó phát huy tính tự lực, tự quản lý của từng địa phương và khuyến khích những nỗ lực.
b) Các chính sách của chính phủ và hiệu quả của các chính sách:
Để Dự án hoạt động có hiệu quả và phát huy được tính tự chủ của địa phương, chính phủ đã xây dựng cơ chế thực hiện dự án có sự phân định rõ trách nhiệm, nhấn mạnh đến vai trò đề ra và điều phối chính sách của chính phủ và vai trò tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Dự án đảm bảo tiếng nói của người dân được phản ánh đến cấp lập chính sách. Quan trọng hơn, Chính phủ trực tiếp hỗ trợ hình thành các kênh phân phối, khuyếch trương sản phẩm và tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm dự án. Như vậy, cơ chế hoạt động này đảm bảo thu hút được mọi nguồn lực của địa phương để tạo ra những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có tính dị biệt cao, đồng thời tạo ra sự đồng thuận ở cấp địa phương.
Theo chức năng được phân định rõ trong Dự án, Bộ Thương mại của Thái Lan có vai trò đặc biệt trong việc tiêu thụ các sản phẩm Dự án. Trọng trách khác là hình thành những mắt xích liên kết giữa các thị trường địa phương và thị trường nước ngoài, phát triển các kênh thị trường hiện tại, tìm ra những thị trường mới và theo dõi các xu hướng thị trường mới. Bộ thương mại là một trong những bộ chủ chốt trong chiến lược thương mại điện tử của Thái Lan, giúp mở rộng tiêu thụ sản phẩm Dự án. Ngoài ra, bộ cũng thực hiện việc phát triển marketing chiến lược cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho các làng, các quận và tỉnh. Trách nhiệm đặc biệt nặng nề của Bộ là bảo vệ các tri thức địa phương, thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua cơ chế luật pháp và Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS).
Về tổng thể, những chính sách ưu tiên hàng đầu của Thái Lan cho Dự án này bao gồm: ân hạn nợ ba năm cho nông dân; lập quỹ 1 triệu baht cho từng làng nghề, trong đó, vốn ngân sách cấp là 70 tỷ baht; xây dựng mạng internet www.thaitambon.com để giúp cộng đồng dân cư sử dụng thương mại điện tử.
Chính phủ Thái Lan xác định rõ năm bước thực hiện Dự án: thứ nhất là quá trình hướng nghiệp, lập kế hoặch và thiết lập các quan hệ trong cộng đồng; bước thứ hai là xác định các sản phẩm nổi bật; bước thứ ba là phát triển sản phẩm, bao gồm: chất lượng và thiết kế sản phẩm; bước bốn là phân phối và marketing sản phẩm, bước cuối cùng là đánh giá dự án và các hoạt động hậu dự án. Như vậy, những sản phẩm của dự án chính là những sản phẩm truyền thống của địa phương nhưng được cải tiến về mẫu mã và chất lượng để phù hợp với thị hiếu khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và được dị biệt trên thị trường toàn cầu. Những đặc điểm rất có sức cuốn hút của các sản phẩm này chính là những nguyên liệu và sản phẩm có tính cá
biệt của địa phương, có chất lượng tốt, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo của người thợ thủ công và giá phải chăng.
Chính phủ hỗ trợ để mở ở các tỉnh những trung tâm chuyên mua bán các sản phẩm của dự án được gọi là trung tâm các sản phẩm tinh xảo (State of the Art Center- SOAC). Những trung tâm này không chỉ giúp khuyếch trương sản phẩm của địa phương mà còn làm yên tâm người sản xuất về thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Chính phủ cũng giúp mở rộng thị trường thông qua việc tài trợ tổ chức triển lãm và hội chợ thương mại trong nước, đưa các phái đoàn ra nước ngoài tham dự triển lãm quốc tế. Các doanh nhân và sản phẩm của Thái Lan đi tham dự hội chợ quốc tế ở nước ngoài được chính phủ tài trợ gần như hoàn toàn, trừ một khoản phí tượng trưng. Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài cũng được tiến hành dưới sự hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước.
Thương mại điện tử được xác định là phương tiện chiến lược để giúp mở rộng thị trường. Chính phủ Thái Lan xác định phát triển thương mại điện tử dựa trên công nghệ thông tin là một cách hữu hiệu để giảm khoảng cách giàu nghèo và tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững trên cả nước. Bộ Nội vụ kết hợp với Tổ chức điện thoại Thái Lan (TOT ) và các ngành khác, bao gồm: Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và các hợp tác xã và Bộ Thương mại xây dựng website thaitambon.com về cơ sở dữ liệu thông tin và những chi tiết sản phẩm của từng làng trên cả nước để phục vụ dự án. Website cung cấp những thông tin cơ bản về từng làng trên cả nước để phục vụ dự án. Website cúng cấp thông tin cơ bản về từng làng, catologue cung cấp đặc điểm sản phẩm và giá hàng hoá, các dịch vụ thương mại điện tử và chương trinh hỗ trợ tài chính tự động tính toán chi phí vận chuyển và thuế VAT cũng như các dịch vụ ngân hàng. Ba ngân hàng tham gia vào phát triển Website là Ngân hàng Châu Á ( Bank of Asia), Ngân hàng thương mại Siam và Ngân hàng
nông dân Thái Lan. Đội kỹ thuật website thường xuyên có mặt để tạo thuận lợi cho các giao dịch và phục vụ tối đa người bán và người mua trên mạng.
Thái Lan hình thành mạng lưới các telecenter ở bốn tỉnh của Thái Lan. Các trung tâm này cung cấp dịch vụ điện thoại, fax và truy cập Internet để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với thương mại điện tử. Các trung tâm cũng phối hợp chặt chẽ với các cộng đồng để phát triển các trung tâm thành nơi chứa dữ liệu của cộng đồng, trao đổi các thông tin của sản phẩm, Hỗ trợ Marketing, bán hàng hoá và dịch vụ, hậu cần và giao chuyển hàng hoá. Các trung tâm này cũng có các chương trình hỗ trợ khác cho cộng đồng như nghiên cứu các thông tin phù hợp với nhu cầu của cộng đồng; tiến hành đào tạo sinh viên, giáo viên và người dân trong cộng đồng để họ có thể nhận thức được khái niệm cộng đồng " học tập suốt cuộc đời", đặc biệt học cách khai thác Internet và thương mại điện tử một cách có hiệu quả nhất.
Theo từng nhóm mặt hàng được phân loại là dễ thương mại, hay đã sẵn sàng cho thương mại điện tử (e-commerce ) hay đã sẵn sàng cho kinh doanh điện tử ( e- business), mạng sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các sản phẩm như chứng nhận của sản phẩm, giá trị gia tăng của sản phẩm, tiêu chuẩn , chất lượng của sản phẩm, chi phí sản xuất… Tất cả nhằm mục đích hoàn thiện quản lý marketing và sản xuất trên mạng, phục vụ giao dịch điện tử. Tương ứng với ba cấp phân loại mặt hàng trên là la ba mức phát triển của thương mại điện tử. Thứ nhất là- thương mại thông tin (I-commerce), đó là mạng cung cấp các thông tin về sản phẩm để tiến hành mua bán bằng các phương tiện thông tin khác như bằng điện thoại hoặc bằng fax. Thứ hai là thương mại giao dịch trên mạng ( t- commerce), khách hàng có thể đặt mua hàng trên mạng, hình thức này đòi hỏi thanh toán điện tử trực tuyế. Hình thức cao nhất là kinh doanh hợp tác ( c-business), tức là những đơn đặt hàng trực tuyến sẽ được chuyển đến các hệ thống trực tuyến hỗ trợ kinh doanh
như hệ thống tài chính, lưu kho hàng… để thực hiện và đặc biệt, có sự hợp tác trực tuyến với các bạn hàng kinh doanh khác.
Dự án này có một mục tiêu cụ thể là kích cầu trong nước. Ngoài ra, trên thực tế, một sản phẩm hay một nhà kinh doanh không thể thành công trên thương trường quốc tế nếu họ chưa nắm bắt được thị trường trong nước. Chính vì vậy, những đánh giá bước đầu về hiệu quả của dự án đã đề ra chương trình hành động khẩn cấp bao gồm việc thực hiện chiến dịch marketing ở cấp quốc gia và quốc tế, đàm phán các hợp đồng kinh doanh; hình thành các kênh phân phối dựa trên sự phối hợp giữa các cửa hàng bách hoá và các trạm xăng để thiết lập các " khu vực một làng, một sản phẩm". Thái Lan cũng mở chiến dịch khuyến khích mua hàng nội, quảng bá lịch các sự kiện truyền thống ở các địa phương kết hợp với việc giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương.
Nói tóm lại, dự án " Một làng, một sản phẩm" của Thái Lan tiêu biểu cho một chiến lược cấp quốc gia về phát triển về quảng bá các sản phẩm trong nước, xây dựng hình ảnh Thái Lan trên thị trường toàn cầu như một đất nước có những nét văn hoá đặc trưng. Dự án tiêu biểu cho liên kết có hiệu quả giữa chính phủ , các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, khu vực tư nhân và cộng đồng người dân để khai thác nguồn nôi lực từ cộng đồng nhân dân. Đặc biệt, dự án đã sử dụng thương mại điện tử như một công cụ hữu hiệu để phát triển các sản phẩm truyền thống giúp tấn công nghèo đói, phát triển dân trí và kinh tế vùng nông thôn.