Hiệu quả hoạt động tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội (Trang 78 - 81)

a. Mức tiêu thụ và thị phần

- Tổng doanh thu của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội năm 2006 đạt 3022 tỷ đồng , bằng 1,67 lần so với năm 2004 (năm 2004 đạt 1811 tỷ đồng). Tốc độ tăng doanh thu bình quân một năm từ 2004 đến 2006 của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội là 22%. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp CNNT Hà Nội trong cùng thời kỳ, bình quân tốc độ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp CNNT Hà Nội giai đoạn 2004-2006 là 15,9%.

Qua khảo sát 100 doanh nghiệp CNNT Hà Nội cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đều đạt từ 10-15%, trong đó riêng ngành cơ kim khí có tốc độ tăng cao nhất là 15%, tiếp theo là đồ uống-thực phẩm 12%, đứng thấp nhất là ngành dệt may-da giầy, tốc độ tăng trưởng chỉ 10%.

Bảng 2.9: Tốc độ tăng trƣởng giai đoạn 2002-2006

Nhóm sản phẩm Tăng trƣởng 2002 2003 2004 2005 2006 Cơ kim khí 15% 14,5% 14,5% 15% 15% Thủ công mỹ nghệ 14% 12,5% 14% 13,5% 14,5% Đồ uống, nông sản, thực phẩm 12% 12,5% 12,7% 13% 12% Dệt may, da giày 10% 10,5% 10,5% 10% 10%

(Nguồn tác giả tự điều tra)

- Thị phần: Có thể nói, chỉ tiêu này đánh giá khá khó trong bối cảnh thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và miền núi thuộc các tỉnh ngoài Hà Nội. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp không thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát thị trường nên họ cũng không nắm được tổng lượng tiêu thụ của từng thị trường,

thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường, thị phần của doanh nghiệp mình trên từng đoạn thị trường đó. Bản thân tác giả, do điều kiện có hạn nên cũng không thể thu thập được số liệu này, tuy nhiên qua trao đổi với một số doanh nghiệp cho thấy tại thị trường một số tỉnh, thành phía bắc thị phần của các doanh nghiệp so với tổng mức tiêu thụ toàn thị trường chiếm từ 15-20% (Công ty TNHH May phương Thảo, Công ty TNHH Thế Phương, Công ty TNHH Hải Châu).

b. Tỷ lệ chi phí hoạt động tiêu thụ trên tổng doanh thu

Như phần trên đã phân tích, đa phần các doanh nghiệp CNNT Hà Nội chi phí cho các hoạt động tiêu thụ là rất thấp, chỉ chiếm từ dưới 3% tổng doanh thu. Dưới đây là số liệu khảo sát của 100 doanh nghiệp giai đoạn 2004-2006.

Bảng 2.14: Tỷ lệ chi phí hoạt động thị trƣờng trên tổng chi phí tiêu thụ

Nhóm sản phẩm Tỷ lệ 2004 2005 2006 Cơ kim khí 0,84% 1,01% 1,14% Thủ công mỹ nghệ 0,45% 0,49% 0,51% Đồ uống, nông sản,thực phẩm 0,92% 0,86% 1% Dệt may, da giày 0,66% 0,77% 0,73%

(Nguồn tác giả tự điều tra)

Nếu so sánh tỷ lệ chi phí bỏ ra so với mức tăng doanh thu hàng năm thì việc đầu tư này tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, qua khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, chi phí này chủ yếu tập trung vào 2 nhiệm vụ một là tiếp khách ngoại giao và hai là khuyến mại, giảm giá, còn các nhiệm vụ khác thì không có đầu tư, do vậy mặc dù hiệu quả so với chi phí bỏ ra là đạt, song vẫn chưa đạt được hết hiệu quả nếu so với việc đầu tư đầy đủ và các nhiệm vụ còn lại.

c. Mức độ hài lòng của khách hàng

Về chỉ tiêu này cũng giống như chỉ tiêu thị phần, do nhiều điều kiện khách quan nên tác giả không thể kiểm chứng và đánh giá được chỉ tiêu này, một số lý do cho việc này như sau:

- Do thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp phần lớn không nằm trong Hà Nội, do vậy tác giả không có điều kiện khảo sát được về mức độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Hơn nữa để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp thì bản thân khách hàng đó phải sử dụng tất cả các sản phẩm của các đơn vị khác nhau có mặt trên thị trường, khi đó họ mới có thể đánh giá và so sánh được các doanh nghiệp với nhau. Trong khi bản thân tác giả không thể biết được họ đã dùng bao nhiêu sản phẩm có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, qua trao đổi với một số doanh nghiệp (Công ty TNHH Thế Phương, Công ty TNHH Hải Châu, Công ty TNHH Hải Anh, Công ty TNHH Hùng Dũng) cho thấy trong 3 năm trở lại đây lượng khách hàng truyền thống (90%) của họ là không thay đổi và thị phần chỉ có mở rộng ra chứ không thu hẹp (trừ thị phần xuất khẩu do tác động chung của nền kinh tế). Như vậy, có thể thấy độ ổn định và lòng trung thành của khách hàng đối với các doanh nghiệp là rất lớn.

Như vậy có thể thấy, hiệu quả hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội về cơ bản đã đạt được một số kết quả nhất định nếu tính trên tổng chi phí bỏ ra và những kết quả thu về. Với nguồn ngân sách ít ỏi hàng năm dành cho hoạt động tiêu thụ nhưng các doanh nghiệp CNNT Hà Nội vẫn giữ và tăng thị phần, khách hàng, vẫn tạo cho lao động nhiều công ăn việc làm với thu nhập ổn định, hàng năm nộp ngân sách cho nhà nước đầy đủ. Nếu đem tỷ lệ này so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành công nghiệp có thể thấy hiệu quả hoạt động tiêu thụ của họ cũng khá cao. Tuy nhiên, nếu tính về tổng thể, cũng phải thấy rằng công tác tiêu thụ của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội còn nhiều điểm bất cập cần như: đội ngũ làm

thị trường thiếu, yếu, chi phí làm thị trường thấp, cách thức làm thị trường chưa bài bản…. Các doanh nghiệp CNNT Hà Nội muốn cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, muốn thâm nhập vào các thị trường lớn, muốn đẩy mạnh tiêu thụ thì cần phải khắc phục được những bất cập này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)