Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Thành phố Hà Nội năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp khu vực các doanh nghiệp dân doanh (doanh nghiệp CNNT) đóng trên địa bàn các huyện ngoại thành giai đoạn 2003- 2006 cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khu vực ngoại thành giai đoạn 2003-2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng 2003 Tỷ lệ % 2004 Tỷ lệ % 2005 Tỷ lệ % 2006 Tỷ lệ % Toàn TP 6059 100 7183 100 8941 100 11447 100 H. Sóc Sơn 225 3,71 267 3,72 318 3,56 382 3,34 H. Đông Anh 538 8,88 513 7,14 589 6,59 822 7,18 H. Gia Lâm 786 12,97 338 4,7 452 5,05 547 4,78 H. Từ Liêm 289 4,77 407 5,67 532 5,95 700 6,11 H. Thanh Trì 507 8,37 286 3,98 396 4,43 571 4,99 Tổng cộng 2345 38,7 1811 25,21 2287 25,58 3022 26,4
Biểu đồ 2.4: Giá trị SXCN khu vực CNNT so với toàn thành phố giai đoạn 2003-2006 (Biểu diễn số liệu bảng 2.3)
Như vậy, có thể thấy tỷ lệ đóng góp của CNNT Hà Nội trong các năm từ 2003 đến 2006 đều ở mức khá cao, trong đó riêng năm 2003 chiếm 38,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố. Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy trong các năm từ 2004 đến 2006, tốc độ phát triển của CNNT Hà Nội không có sự bứt phá so với tổng giá trị toàn thành phố và chỉ xoay qoanh mức từ 25% đến 26%. Nhưng nếu so sánh giữa tỷ lệ % đóng góp vào tổng sản phẩm công nghiệp toàn thành phố với tỷ lệ doanh nghiệp CNNT so với tổng số doanh nghiệp công nghiệp toàn thành phố thì có thể thấy doanh nghiệp CNNT có tỷ lệ đóng góp cao hơn so với các doanh nghiệp công nghiệp khác của Hà Nội. Trong số các huyện ngoại thành thì Đông Anh có mức đóng góp cao nhất, do CNNT tại Đông Anh phát triển rất cao (đứng thứ hai trong số 5 huyện ngoại thành). Sóc Sơn là huyện có giá trị sản xuất công nghiệp khu
vực CNNT thấp nhất, do công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Sóc Sơn chưa phát triển.