Các nhân tố bên trong Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội (Trang 36 - 37)

a. Khả năng về tài chính

Tài chính là nhân tố vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, cụ thể:

- Trực tiếp: Việc huy động nguồn lực tài chính cho các hoạt động phục vụ tiêu thụ như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xúc tiến… nếu tốt sẽ giúp nâng cao khả năng tiêu thụ, ngược lại nếu việc huy động kém sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động tiêu thụ.

- Gián tiếp: Khả năng tài chính của doanh nghiệp nếu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại sản xuất ra sản phẩm tốt đáp ứng yêu cầu khách hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, nếu khả năng tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các hoạt động như: tuyển dụng nhân tài, nghiên cứu phát triển sản phẩm… từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, làm cho khách hàng ngày càng đến với doanh nghiệp nhiều hơn.

b. Kỹ thuật, công nghệ

Nhân tố kỹ thuật công nghệ ngày càng được chú trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhân tố này tác động

gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, cụ thể nếu kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất ra được sản phẩm có chất lượng tốt, thời gian giao hàng nhanh chóng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm thường xuyên liên tục, làm tăng uy tín thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp, giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

c. Nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy

- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực chia ra làm hai loại, thứ nhất là nhân lực sản xuất và thứ hai là nhân lực tiêu thụ.

 Nhân lực sản xuất: Tác động gián tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm, họ là người làm ra sản phẩm, nên nếu nguồn nhân lực này tốt sẽ giúp có được sản phẩm tốt, thời gian nhanh từ đó giúp nâng cao khả năng tiêu thụ và ngược lại.

 Nhân lực tiêu thụ: Là người quyết định đến việc sản phẩm đến người tiêu dùng như thế nào. Nếu đội ngũ này giỏi, sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, còn nếu kém sẽ làm giảm khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Cơ cấu tổ chức: Là nhân tố vừa có ảnh hưởng gián tiếp lại vừa có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, cụ thể:

 Nếu cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và có đầy đủ các bộ phận (có bộ phận làm công tác tiêu thụ) sẽ giúp doanh nghiệp vận hành tốt trong sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từ đó mở rộng thị trường nâng cao khả năng tiêu thụ cho doanh nghiệp.

 Nếu cơ cấu tổ chức cồng kênh hoặc thiếu bộ phận tiêu thụ sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. Đặc biệt nếu thiếu bộ phận tiêu thụ sẽ làm cho doanh nghiệp không có khả năng thực hiện các kế hoạch, chiến lược marketing, từ đó không có khả năng mở rộng tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)