Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội (Trang 103 - 106)

* Công tác sản xuất

- Mở rộng nguồn cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất: Để đảm bảo nguồn cung vật tư đầu vào luôn ổn định, phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp CNNT cần một mặt giữ tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện có, mặt khác tích cực tìm kiếm, tiếp xúc với các nhà cung cấp khác trong và ngoài nước có uy tín, năng lực để cung cấp vật tư đầu vào cho doanh nghiệp mình, đảm bảo làm sao ngoài một nhà cung cấp chính,

mỗi chủng loại nguyên vật liệu đầu vào luôn có từ 2-3 nhà cung cấp phụ. Hàng năm các doanh nghiệp cần có đánh giá nhà cung cấp để loại bỏ những nhà cung cấp không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp mình và thay vào đó là các nhà cung cấp có uy tín khác. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, có số lượng mua vật tư đầu vào không lớn nên tìm cách thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, cùng địa phương để cùng nhau mua chung vật tư đầu vào, có như vậy lượng mua một lần sẽ rất lớn sẽ tạo được áp lực đối với các nhà cung cấp về giá cả, thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm: Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, yếu tố công nghệ, thiết bị là khâu quyết định đến năng lực sản xuất và năng suất, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, công nghệ, thiết bị sản xuất của đại bộ phân doanh nghiệp CNNT Hà Nội rất lạc hậu và cũ kỹ, do đó các doanh nghiệp cần chủ động nguồn vốn để đầu tư có trọng điểm những thiết bị quan trọng nằm ở những khâu sản xuất then chốt, trọng yếu đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có độ ổn định về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, năng suất lao động cao. Còn những công đoạn không quan trọng, không ảnh hưởng tới chất lượng, mỹ thuật của sản phẩm thì có thể vẫn sử dụng những thiết bị hiện có. Theo hướng đầu tư này thì sẽ giảm được chi phí đầu tư và phù hợp với tiềm lực của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội.

- Về tổ chức sản xuất: Hiện nay việc tổ chức sản xuất theo kiểu hộ gia đình tại các doanh nghiệp CNNT là tương đối ổn dịnh và tối ưu, với phương thức này, chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát được mọi hoạt động liên quan đến sản xuất tại phân xưởng cũng như chất lượng và năng suất của từng công nhân. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp sau nhiều năm phát triển, cần phải nghiên cứu đến thay đổi mô hình tổ chức sản xuất vì khi quy mô mở rộng thì khả năng kiểm soát tới từng công nhân của chủ doanh nghiệp sẽ khó

khăn hơn. Mô hình tổ chức tổ nhất nên hình thành các bộ phanạ chức năng riêng để họ thực thi nhiệm vụ một cách riêng biệt, cụ thể nên hình thành khối gián tiếp từ 2-3 phòng, khối sản xuất riêng theo từng phân xưởng, như vậy vừa dễ chỉ đạo, điều hành, vừa tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần phải hình thành đội ngũ làm công tác thị trường riêng biệt, đội ngũ này có thể dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo doanh nghiệp, hàng năm họ xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về thị trường, tiêu thụ đảm bảo doanh số bán hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới có nhiều cơ hội tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới cũng như tăng doanh số bán hàng hàng năm.

* Công tác tài chính: Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp CNNT Hà Nội bị eo hẹp về nguồn vốn, nhất là vốn lưu động dùng cho sản xuất kinh doanh, do đó các doanh nghiệp cần phải chủ động và mở rộng các kênh thu hút vốn ngoài việc chông chờ vào các ngân hàng thương mại. Cụ thể cần huy động vốn qua các kênh thị trường tài chính, liên doanh liên kết, huy động vốn từ cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và tận dụng vốn của các doanh nghiệp khác thông qua con đường trả chậm.

* Công tác tổ chức, nhân sự: Con người là yếu tố quyết định mọi thành công của doanh nghiệp. Hiện nay, đây là cũng là một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội. Do đó trong thời gian tới để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp CNNT Hà Nội cần chú trọng đến công tác đầu tư cho nguồn nhân lực, cụ thể: chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý cần thường xuyên tham gia các khoá đào tạo, tập huấn để cập nhất kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp, hàng năm cần đầu tư về thời gian, kinh phí cho việc đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp, thường xuyên tuyển dụng và thu hút nhân tài bằng các chế độ, chính sách tốt đặc biệt là nguồn lao động tại chỗ. Hiện nay theo nghị định 134/2004/NĐ-CP và Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì Nhà nước

và Thành phố hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp CNNT, do đó các doanh nghiệp cần xây dựng đề án (đối với số lượng lớn) hoặc liên kết với doanh nghiệp khác cùng ngành nghề có nhu cầu đào tạo để xây dựng đề án xin kinh phí hỗ trợ của Nhà nước cho công tác đào tạo.

- Về tổ chức: Cần duy trì cơ cấu tổ chức ở mức gọn nhẹ như hiện nay của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần có đầy đủ các bộ phận chủ yếu phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh, nhất là khâu tiêu thụ sản phẩm. Việc phân chia nên hình thành 3 bộ phận chính là sản xuất, tiêu thụ và hành chính trong đó sản xuất chịu trách nhiệm từ khâu cung cấp vật tư, kỹ thuật, sản xuất, chất lượng; hành chính chịu trách nhiệm toàn bộ khâu hành chính, tổ chức, văn thư lưu chữ; tiêu thụ phụ trách nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống phân phối, giao hàng, thực hiện các chiến lược marketing, hậu mãi…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn Hà Nội (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)