Côngtác kiểm tra, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Hoài Đức

3.2.5. Côngtác kiểm tra, thanh tra thuế

Thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quản lý thuế hiện đại nhằm phát hiện kịp thời những vi phạm của ngƣời nộp thuế (tính không đúng số thuế phải nộp, nộp không đầy đủ, kịp thời vào NSNN) để nhắc nhở, giáo dục, ngăn chặn và trừng phạt những trƣờng hợp cố tình gian lận tiền thuế dƣới mọi hình thức. Lịch sử phát triển của công tác quản lý thuế của các nƣớc trên thế giới đã chứng minh chức năng thanh tra, kiểm tra thuế là tất yếu và là một trong hai nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thuế đảm bảo chính sách thuế đƣợc thi hành nghiêm túc.

Trong những năm vừa qua, công tác thanh tra, kiểm tra tại Chi cục thuế Huyện Hoài Đức đã đổi mới một cách toàn diện, thực hiện thanh kiểm tra theo yếu tố rủi ro trong tất cả các khâu từ khâu lập kế hoạch thanh kiểm tra đến việc triển khai thực hiện kế hoạch. Xây dựng Bộ tiêu chí rủi ro ngoài vai trò thực hiện gán điểm rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra, đồng thời giúp cho cán bộ kiểm tra có thể áp dụng ngay trong công tác kiểm tra tại bàn và cán bộ thanh tra thực hiện xác định rõ ràng và cụ thể các rủi ro trọng yếu trƣớc khi ban quyết định thanh tra do các tiêu chí đƣợc xây dựng đã gắn với những nghi vấn về rủi ro có thể xảy ra đối với việc kê khai nghĩa vụ thuế của NNT. Bộ tiêu chí rủi ro gồm có 21 tiêu chí do Tổng cục thuế chỉ đạo và gồm 24 tiêu chí do Cục thuế TP Hà nội xây dựng để phù hợp với tình hình quản lý thuế trên địa bàn.

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Thanh kiểm tra các lĩnh vực kinh doanh mới phát nhằm nhận

diện hành vi vi phạm về thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế; đồng thời công tác thanh kiểm tra còn chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn ngừa các DN cố tình kinh doanh trái pháp luật nhằm trốn thuế… qua đó công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ của các DN trong việc thực hiện pháp luật thuế.

Năm 2014, công tác thanh tra, kiểm tra của Chi cục thuế huyện Hoài Đức đã tiến thêm một bƣớc trong việc thay đổi từ nhận thức đến phƣơng pháp thanh tra, kiểm tra. Ngoài việc công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đã đƣợc đổi mới để đảm bảo đạt hiệu quả hơn, trong đó tập trung kiểm tra những DN trọng điểm, những DN có rủi ro cao, do vậy đã rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra tại DN, đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo cả số lƣợng và chất lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra. Qua công tác thanh, kiểm tra, Chi cục thuế đã tổng hợp những vƣớng mắc, bất cập của chính sách thuế để báo cáo Cục Thuế Hà nội để Cục thuế phản ánh lên Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính xử lý kịp thời. Do đó kết quả công tác thanh tra, kiểm tra năm 2014 đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã góp phần tăng thu ngân sách.

Số liệu kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế huyện Hoài Đức giai đoạn 2012-2014 thể hiện ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Hoài Đức giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Số đơn vị đã kiểm tra,

kết luận

Kết quả truy thu và phạt

Giảm khấu trừ Tổng Thuế GTGT Phạt Chậm nộp Năm 2012 85 1,549.2 912 91.2 546 1,568 Năm 2013 105 2,304 1,659 178 467 1,987 Năm 2014 102 1,576 1,073 125 378 2,342

(Nguồn: Chi cục thuế huyện Hoài Đức)

Qua bảng 3.9 ta thấy năm 2014 Chi cục thuế huyện Hoài Đức đã kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuế: lũy kế cả năm hoàn thành 102 cuộc kiểm tra, thấp hơn năm 2013; lũy kế cả năm truy thu, phạt với tổng số tiền 1.576 triệu đồng, trong đó phạt

vi phạm là 125 triệu đồng, phạt do chậm nộp là 378 triệu đồng, truy thu thuế GTGT là 1.073 triệu đồng.

Hiệu quả quản lý đối với các doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Hoài Đức có nhiều tiến bộ so với trƣớc, cụ thể đã đẩy mạnh đƣợc công tác kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế, xử lý và hạn chế các trƣờng hợp kê khai thuế GTGT phải nộp âm. Nhƣng vẫn còn tồn tại tình trạng tổng số doanh nghiệp quản lý nhiều, nhƣng hoạt động có doanh thu và có số thuế nộp còn thấp. Và công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn hạn chế: Việc phân tích rủi ro tại cơ quan thuế đã triển khai nhƣng còn mang tính hình thức, chƣa nhận diện đƣợc các rủi ro trọng yếu cần triển khai thanh kiểm tra. Kết quả các cuộc thanh tra hoàn thành hàng năm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về cả số lƣợng và chất lƣợng. Thời gian cuộc thanh kiểm tra kéo dài... Còn có công chức thanh kiểm tra hạn chế về năng lực chuyên môn, thiếu văn minh trong giao tiếp ứng xử gây phiền hà cho NNT. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế nêu trên, trong đó có nguyên nhân do công tác chỉ đạo giám sát, quản lý các Đoàn thanh tra kiểm tra khi thực thi nhiệm vụ của Lãnh đạo các phòng thanh tra kiểm tra còn chƣa liên tục, chƣa sâu sát.

Xử lý vi phạm về thuế: Xuất phát từ khái niệm, bản chất và đặc điểm của thuế mà việc xử lý vi phạm thuế cũng nhƣ các biện pháp bắt buộc cƣỡng chế để thi hành nghiêm chỉnh các Luật thuế có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là trong hoàn cảnh pháp luật thuế chƣa nghiêm, các hiện tƣợng vi phạm chính sách thuế còn nhiều. Việc xử lý vi phạm về thuế đối với các DN vẫn chủ yếu tập trung vào các trƣờng hợp mất hoá đơn, kê khai sai, thiếu số thuế phải nộp, áp dụng lệnh thu chƣa đƣợc thực hiện nghiêm ngặt, chƣa có tổ chức cƣỡng chế nộp thuế, các vụ vi phạm chuyển sang cơ quan pháp luật hầu nhƣ không có. Chính vì vậy mà tác dụng phòng ngừa và răn đe còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chống thất thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)