CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
2.6. Quy trình hoạch định một chiến lƣợc đa dạng hoá
2.6.2. Phân tích nội bộ
Trong một doanh nghiệp bao gồm tất cả cá yếu tố và hệ thống bên trong của ngƣời, phải phân tích một cách kỹ lƣỡng các yếu tố nội bộ đó để nhằm xác định rõ các ƣu điểm và nhƣợc điểm của mình. Các yếu tố nội bộ chủ yéu bao gồm các lĩnh vực chức năng sau
2.6.2.1. Marketing
Các vấn đề sau đây cần đƣợc trả lời để làm rõ hoạt động Marketing của một doanh nghiệp.
- Các loại sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp; mức đe doạ của sản phẩm.
- Sự tập trung bán một số loại sản phẩm hoặc bán cho một số khách hàng.
- Thị phần hoặc tiểu thị phần.
- Cơ cấu mặt hàng/dịch vụ và khả năng mở rộng; chu kỳ sống của các sản phẩm chính; tỷ lệ lợị nhuận so với các doanh số sản phẩm (dịch vụ ).
- Kênh phân phối; số lƣợng, phạm vi và mức độ kiểm soát.
- Các tổ chức bán hàng hữu hiệu; mức độ am hiểu về nhu cầu của khách hàng.
- Mức độ nổi tiếng; chất lƣợng và ấn tƣợng về sản phẩm (dịch vụ ). - Việc quảng cáo và khuyến mãi có hiệu quả và sáng tạo.
- Chiến lƣợc giá và tính linh hoạt trong việc định giá.
2.6.2.2. Sản xuất
Sản xuất là một hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Đây là một trong các lĩnh vực hoạt động chính yếu của doanh nghiệp và vì vậy có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới thành công của doanh nghiệp nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác. Các yếu tố sản xuất chính cần đề cập là:
- Giá cả và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, quan hệ với ngƣời cung cấp hàng;
- Hệ thống kiểm tra hàng tồn kho; mức độ quay vòng (chu kỳ lƣu chuyển hàng tồn kho);
- Sự bố trí các phƣơng tiện sản xuất; quy hoạch và tận dụng các phƣơng tiện;
- Lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn;
- Hiệu năng kỹ thuật của các phƣơng tiện và việc tận dụng các công suất;
- Việc sử dụng các đơn vị vệ tinh (gia công) một cách có hiệu quả; - Mức độ hội nhập dọc; tỷ lệ lợi nhuận và trị giá gia tăng;
- Các phƣơng tiện kiểm tra tác nghiệp hữu hiệu, kiểm tra thiết kế, lập kế hoạch tiến độ, mua hàng, kiểm tra chất lƣợng và hiệu năng;
Tóm lại khi phân tích hoạt động sản xuất chú ý đến quy trình sản xuất, công suất máy móc , thiết bị tồn kho, sử dụng lực lƣợng lao động và chất lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất của doanh nghiệp.
2.6.2.3.Tài chính kế toán
Các yếu tố cơ bản về phân tích tài chính của doanh nghiệp:
- Khả năng huy động vốn ngắn hạn, dài hạn, tỷ lệ giữa vốn vay và vốn cổ phần.
- Chi phí vốn so với toàn ngành và các đối thủ cạnh tranh. - Các vấn đề thuế.
- Tỷ lệ lãi.
- Vốn lƣu động, tính linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tƣ. - Sự kiểm soát giá thành, khả năng giảm gia thành.
2.6.2.4. Nghiên cứu và phát triển
Khi phân tích lĩnh vực hoạt động này cần chú ý các vấn đề chính sau: 1) Tổ chức có nghiên cứu các hoạt động nghiên cứu và phát triển của ngành hay không?
2) Tổ chức có đủ điều kiện và máy móc thiết bị để thực hiện thành công hoạt động nghiên cứu và phát triển hay không?
3) Tổ chức có hệ thống và nguồn cung cấp thông tin để thực hiện thành công hoạt động nghiên cứu và phát triển hay không?
4) Tổ chức đã kiểm tra lợi ích các hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với các sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới hay chƣa?
5) Tổ chức đã nghiên cứu sự cân đối giữa việc phát triển, cải tiến sản phẩm mới và sự phát triển cùng cải tiến quy trình sản xuất hay chƣa?
7) Tổ chức có phân phối đầy đủ nguồn lực để thực hiện thành công hoạt động nghiên cứu và phát triển không?
8) Tổ chức có tận dụng nguồn sáng kiến sẵn có về nguồn sản phẩm mới hay không?
9) Tổ chức có sẵn sàng để liều lĩnh thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian dài mà không cần khám phá ra các sáng kiến có giá trị thƣơng mại?
2.6.2.5.Hệ thống thông tin
Thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị. Do đó phải phân tích hệ thống thông tin của doanh nghiệp bao gồm:
1) Tất cả các nhà quản trị trong công ty có sử dụng hệ thống thông tin để ra các quyết định hay không?
2) Trong công ty có vị trí trƣởng ban thông tin hay giám đốc hệ thống thông tin hay không?
3) Các dữ liệu trong hệ thống thông tin có đƣợc cập nhật hoá thƣờng xuyên hay không?
4) Các nhà quản trị từ tất cả các bộ phận chức năng của công ty có đóng góp đầu vò cho hệ thống thông tin hay không?
5) Các chiến lƣợc gia của công ty có quen thuộc với hệ thống thông tin của các đối thủ cạnh tranh của nó hay không?
6) Hệ thống thông tin có dễ sử dụng hay không?
7) Tất cả những ngƣời sử dụng hệ thống thông tin có hiểu đƣợc lợi thế cạnh tranh mà thông tin có thể mang lại cho các công ty hay không?
2.6.2.6. Ma trận nội bộ
Bƣớc cuối cùng trong việc thực hiện phân tích nội bộ đó là xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (IFE). Công cụ hình thành chiến lƣợc là tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh
chức năng, và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. Tƣơng tự nhƣ ma trận EFE, ma trận IFE có thể đƣợc phát triển theo 5 bƣớc.
a) Liệt kê các yếu tố nhƣ đã đƣợc xác định trong quy trình phân tích nội bộ. Sử dụng các yếu tố bên trong chủ yếu bao gồm cả những điểm mạnh và những điểm yếu.
b) Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) tới 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng đƣợc ấn định cho mỗi yếu tố nhất định cho thấy tầm quan trọng tƣơng đối của yếu tố đó đối với sự thành công của công ty trong ngành. Không kể yếu tố chủ yếu đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong, các yếu tố đƣợc xem là có ảnh hƣởng lớn nhất đối với thành quả hoạt động của tổ chức phải đƣợc cho là có tầm quan trọng nhất. Tổng cộng tất cả các mức độ quan trọng này phải 1,0.
c) Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng3), hay điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng4). Nhƣ vaậy sự phân loại này dựa trên cơ sở công ty trong khi mức độ quan trọng ở bƣớc 2 dựa trên cơ sở ngành.
d) Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm quan trọng cho mỗi biến số.
e) Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng tổ chức.