Môi trƣờng vĩ mô

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần chứng khoán sài gòn (SSI) là một tổ chức tài chính hàng đầu trong các lĩnh vực: dịch vụ chứng khoán, dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ quản lý quỹ, với khả năng cung cấp một hệ thống phong phú, hoàn chỉnh các dịch vụ để phục vụ mạng lướ (Trang 61 - 66)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG

3.2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Công ty CP vận tải biển Vinaship:

3.2.1. Môi trƣờng vĩ mô

Hiện nay nền kinh tế nƣớc ta tiếp tục ổn định và phát triển không ngừng. Sản lƣợng lƣơng thực đạt đến mức 28 triệu tấn/ năm. Trong đó sản lƣợng xuất khẩu hàng năm đều tăng. Việt Nam là nƣớc đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu lƣơng thực. Từ năm 2010-2013 giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm là 13,5%, đặc biệt là các ngành mũi nhọn, dầu khí, dệt may...có bƣớc phát triển cao, kim ngạch xuất khẩu tăng 28%.

Đến nay, nƣớc ta đã gia nhập tổ chức thƣớng mại thế giới (WTO) có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia, có quan hệ buôn bán với trên 180 nƣớc. Các công ty của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tƣ trực tiếp vào nƣớc ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế giành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.

Trƣớc hết, năm 2013 kết thúc với với tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc

nội (GDP) tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trƣởng này tuy thấp hơn

mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhƣng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trƣớc. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của 2012. Khu vực dịch vụ tăng 6,56% cao hơn mức tăng 5,95 của năm 2012.

Về cơ cấu quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực dịch vụ chiếm chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm có xu hƣớng giảm dần.

Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2013, đây là năm có CPI tăng thấp nhất trong 10

năm trở lại đây khi cả năm chỉ tăng 6,04% so năm 2012. Trong năm 2013, tháng có CPI tăng cao nhất là tháng 2/2013, tăng 1,37% so tháng trƣớc, tháng có mức tăng thấp nhất là tháng 3, âm 0,19% so tháng 2.

Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trƣớc. Nhƣ vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu hơn 0,9 tỷ USD, sau khi đã xuất siêu 780 triệu USD vào 2012.

Điểm quan trọng trong xuất nhập khẩu năm 2013 là việc xuất siêu của Việt Nam chủ yếu còn phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Cụ thể, trong khi khu vực kinh tế trong nƣớc nhập siêu 13,1 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài xuất siêu gần 14 tỷ USD.

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013

đạt 2618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Vận tải là một ngành kinh tế hoạt động trong hệ thống kinh tế của đất nƣớc. Do đó các nhân tố kinh tế nhƣ: tốc độ tăng trƣởng kinh tế GNP,GDP, tỉ lệ lạm phát... nó cũng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh vận tải của công ty. Chẳng hạn: lạm phát ảnh hƣởng mạnh mẽ đến chi phí khai thác tầu. Hiện nay nền kinh tế nƣớc ta đang tăng trƣởng cao trong khi đó lạm phát đƣợc kìm hãm và giảm xuống thấp, chi phí khai thác tầu tƣơng đối ổn định dẫn tới giá thành vận chuyển giảm làm tăng lợi nhuận cho công ty.

3.2.1.2 Các yếu tố về chính trị, luật pháp.

Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hƣởng mạnh đến hoạt động của lĩnh vực vận tải biển. Hiện tại các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này còn chƣa đầy đủ dẫn đến nhiều sự cạnh tranh không lành mạnh, nhất là trong khu vực tƣ nhân.

Hiện tại quan điểm của Đảng ta về đối ngoại chúng ta là làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, trên cơ sở hoà bình hợp tác đôi bên đều có lợi. Trong xu hƣớng khu vực hoá và quốc tế hoá

nền kinh tế thế giới Việt Nam đã tham gia ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, có quan hệ thƣơng mại và ngoại giao với hơn 160 nƣớc, là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế WTO, ASIAN, AFTA... tất cả những điều đó đang đặt ra cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam.

3.2.1.3 Các yếu tố về kĩ thuật, công nghệ.

Công nghệ cao ngày càng đƣợc áp dụng nhiều trong lĩnh vực vận tải biển, tham gia vào tất cả các khâu của quá trình vận chuyển từ khâu xếp dỡ vận chuyển, chuẩn bị hàng hoá... với việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng rộng rãi. Đối với các đội tàu phát triển theo xu hƣớng sau: tăng trọng tải, tăng tốc độ, đóng những tàu chuyên môn hoá hẹp, chế tạo và ứng dụng những thiết bị tự động hoá quá trình vận hành và công tác buồng máy.

* Xu hướng tăng trọng tải: Xu hƣớng này phát triển trên cơ sở tăng tải

trọng của đội tàu nhằm tăng khối lƣợng hàng hoá cần vận chuyển. Quá trình trẻ hoá đội tàu xảy ra cùng với sự tăng trọng tải tàu trong đội tàu biển thế giới. Tăng trọng tải tàu có thể dẫn tới hiệu quả kinh tế sau đây: Tăng khả năng vận chuyển của tàu và giảm giá thành xếp dỡ hàng hoá và giảm giá thành vận chuyển hàng hoá.

* Xu hướng tăng tốc độ: với việc áp dụng công nghệ hiện đại, tốc độ

của đội tàu ngày càng đƣợc nâng lên nhằm rút ngắn thời gian chạy và rút ngắn thời gian hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng; đồng thời giảm tiêu hao nhiên liệu.

* Xu hướng chuyên môn hoá đội tàu: Đây là một xu hƣớng nổi bật nhất

của ngành vận tải biển. Việc phân chia đội tàu thành các nhóm hnàg container, hàng rời, hàng lỏng, hàng siêu trƣờng, siêu trọng... đƣợc coi là giai đoạn đầu tiên của việc chuyên môn hóa đội tàu. Hiện nay chuyên môn hoá đội tàu đƣợc thể hiện ở việc đóng mới những con tàu chuyên môn hoá hẹp thuận

lợi để vận chuyển một loại hàng hoá nhất định nhƣ container, khí hoá lỏng... Việc xuất hiện những tàu chuyên môn hoá hẹp làm tăng chất lƣợng bảo quản hàng hoá và tiện lợi cho công tác cơ giới hoá xếp dỡ. Tuy nhiên, cùng với việc chuyên môn hoá đội tàu vận tải biển của thế giới vẫn xuất hiện những tàu tổng hợp, nhiều chức năng thuận lợi vận chuyển với nhiều loại hàng và trên nhiều phƣơng pháp khác nhau.

3.2.1.4 Các yếu tố về tự nhiên.

Việt Nam nằm trong khu vực trung tâm châu Á, là cửa ngõ của Đông Nam Á, là đầu mối giao thông quan trọng của Châu Á và cả thế giới. Hệ thống đƣờng biển của Việt Nam tƣơng đối phát triển, có thể kết nối với hầu khắp các nƣớc có biển trên thế giới, đồng thời chúng ta có hệ thống đƣờng sông phong phú, tạo điều kiện cho việc phát triển đƣờng thuỷ nội địa đi các tỉnh trong cả nƣớc, giảm chi phí vận chuyển.

Trên thế giới tài nguyên thiên nhiên đƣợc phân bố rải rác ở các vùng khác nhau, trong khi đó sản xuất lại nằm rải rác ở khắp nơi. Vì vậy phát sinh nhu cầu vận chuyển trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất.

Vận tải với tƣ cách là một ngành sản xuất ảnh hƣởng rất lớn của sự thay đổi theo chu kì của điều kiện tự nhiên. Ở Việt Nam, hàng năm quí III chịu ảnh hƣởng của bão lũ nên hoạt động vận tải biển giảm xuống, ngƣợc lại quí II và quí IV vừa có điều kiện thời tiết tốt lại là thời kì các ngành sản xuất khác có cƣờng độ sản xuất cao, có nhu cầu vận chuyển lớn nên thời kì này có khối lƣợng vận chuyển cao.

3.2.1.5 Các yếu tố văn hóa xã hội.

Việt nam hiện có hơn 90 triệu ngƣời, trong đó hơn 75% là dân số trẻ. Thị trƣờng tiêu dùng nội địa đang rất phát triển tại Việt Nam. So với thế hệ trƣớc, những ngƣời trẻ tuổi có xu hƣớng thích mở rộng tiêu dùng nhất là đối với hàng ngoại nhập, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hoá quốc tế.

Trong đời sống văn hoá xã hội, nhu cầu tham gia du lịch giải trí cùng các sinh hoạt văn hoá có tính truyền thống lịch sử ngày càng tăng theo phát triển của nền văn minh. Nhu cầu này kéo theo nhu cầu vận chuyển. Xét về nguồn gốc thì nguyên nhân sinh ra nhu cầu vận chuyển về phƣơng diện này chính là sự phân bổ các cơ sở văn hoá. Sự phát triển của các thƣợng tầng kiến trúc có.

Một phần của tài liệu Công ty cổ phần chứng khoán sài gòn (SSI) là một tổ chức tài chính hàng đầu trong các lĩnh vực: dịch vụ chứng khoán, dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ quản lý quỹ, với khả năng cung cấp một hệ thống phong phú, hoàn chỉnh các dịch vụ để phục vụ mạng lướ (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)