CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tiềm năng về tự nhiên, lịch sử văn hóa xã hội và các đặc trƣng của Thành phố
3.1.3 Lịch sử, văn hóa và các đặc trưng của Thành phố Hà Nội
Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển
1700 TCN đã có Thánh Gióng ở Phù Đổng, huyện Gia Lâm đánh giặc Ân.
Thế kỷ thứ 3 TCN, An Dƣơng Vƣơng Thục Phán của nƣớc Âu Lạc chọn Cổ
Loa (thuộc huyện Đông Anh) là kinh đô.
Năm 938, Ngô Quyền giành lại độc lập, đặt kinh đô ở Cổ Loa.
Năm 1010, Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lƣ về, thấy rồng vàng
bay lên vua đặt tên thành là Thăng Long. Văn Miếu, chùa Một Cột, chùa Hòe Nhai đƣợc xây dựng từ thời Lý.
Năm 1831, đời Minh Mạng, địa danh Hà Nội bắt đầu xuất hiện, nhà Nguyễn
phá tòa thành các triều trƣớc để xây một tòa thành nhỏ hơn.
Năm 1873, Francis Garnier dẫn quân Pháp chiếm Hà Nội, tổng đốc Nguyễn
Tri Phƣơng tử trận. Năm 1882, quân Pháp do Henry Riviere đánh chiếm Hà Nội, tổng đốc Hoàng Diệu thua trận tự vẫn. Ngƣời Pháp san bằng thành lũy Hà Nội, xây những khu phố Tây, chọn Hà Nội làm thủ đô Đông Dƣơng.
Năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trƣờng
Ba Đình.
Năm 1946, Pháp tái chiếm trở lại đến năm 1954 thua trận phải rút về nƣớc
(chiến thắng Điện Biên Phủ).
Năm 1975 thống nhất đất nƣớc và phát triển mạnh mẽ cho đến nay.
Hà Nội hiện có trên 4000 di tích và danh thắng, trong đó đƣợc xếp hạng quốc gia trên 1000 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới đƣợc sát nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng.
Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật xây dựng qua nhiều thế hệ, trong suốt quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc. Những danh thắng tự nhiên đẹp và quyến rũ, những làng nghề thủ công tồn tại hàng trăm năm, những lễ hội truyền thống – sản phẩm văn hóa kết tinh nhiều giá trị tinh thần… sẽ là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Không phải Hà Nội vào cuối thế kỷ 20 mới có đƣợc bấy nhiêu điều kiện thuận lợi mà từ lâu, từ ngày vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lƣ (Ninh Bình) về Đại La để lập kinh đô Thăng Long vào tháng 7 năm Canh Tuất (1010), trong “Chiếu dời đô”, vị vua khai sang chiều Lý (1010 – 1225) đồng thời khai sáng cho Thăng Long – Hà Nội đã chỉ ra. Hà Nội có hàng trăm di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của một trong những trung tâm lâu đời của quốc gia dân tộc, từ thành Cổ Loa - đến Thăng Long - Hà Nội. Trong số này, tiêu biểu nhất là Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đƣợc UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới ngày cùng các Di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn thủ đô.
Hệ thống di tích lịch sử và văn hóa của Hà Nội còn bao gồm những di tích lịch sử tiêu biểu của sự nghiệp cách mạng và kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ... cùng các di tích lƣu niệm về các vị danh nhân cách mạng. Hà Nội là nơi đặt trụ sở những bảo tàng tiêu biểu nhất của quốc gia, đang bảo quản và giới thiệu hàng nghìn bộ sƣu tập quý giá về văn hóa nghệ thuật Việt Nam, về lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc vẻ vang của quốc gia dân tộc và về Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, Hà Nội còn có rất nhiều thắng cảnh - những di sản thiên nhiên, những cảnh quan văn hoá và đồng thời là những tài nguyên du lịch tiêu biểu của thủ đô nhƣ: Hồ Tây, các khu du lịch chùa Hƣơng, Quan Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Ba Vì...
Ngoài ra, Hà Nội còn có không ít các di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc, đặc biệt là các lễ hội truyền thống. Có lễ hội mang tầm quốc gia nhƣ: Hội chùa Hƣơng là lễ hội kéo dài nhất ở Việt Nam trong suốt ba tháng sau Tết Nguyên Đán; hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm và đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, với những giá trị tiêu biểu và độc đáo của mình đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, cùng hàng trăm lễ hội dân gian khác…Hà Nội trƣớc kia đã và vẫn nổi tiếng với sự phong phú của các làng nghề cùng nhiều sản phẩm thủ công truyền thống đặc thù nhƣ: “gốm Bát Tràng, vàng Định Công, đồng Ngũ Xã” hay “đất Ngọc Hà, hoa Hữu Tiệp”. Tính đến nửa cuối năm 2008, Hà Nội mở rộng đã có tới 1264 làng nghề, trở thành nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam. Đến nay, Hà Nội đã có thêm nhiều làng nghề danh tiếng nhƣ: Khảm trai ở Chuyên Mỹ (Phú Xuyên), thêu ren ở Quất Động (Thƣờng Tín), nghề làm tƣợng ở Sơn Đồng (Hoài Đức), nghề làm nón ở làng Chuông (Thanh Oai), nghề làm giò chả ở Ƣớc Lễ (Thanh Oai), nghề làm tƣơng ở Cự Đà (Thanh Oai), Làng lụa Vạn Phúc…Nghệ thuật truyền thống Hà Nội đƣợc biết đến với tranh Hàng Trống, cùng các loại hình âm nhạc, sân khấu dân gian nhƣ rối nƣớc, hát Chèo. Trong số này, Ca trù đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản phi vật thể cần đƣợc bảo vệ khẩn cấp. Văn hóa ẩm thực Hà Nội nổi tiếng với những sản vật tiêu biểu nhƣ: gạo Mễ Trì, cá rô Đầm Sét, ổi Quảng Bá, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, thịt chó và vịt cỏ Vân Đình, và đặc biệt là Phở Hà Nội…