Chính sách tuyển dụng và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược marketing địa phương cho thành phố hà nội (Trang 76 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Chiến lƣợc Marketing hỗn hợp địa phƣơng của Thành phố Hà Nội nhằm

4.2.2. Chính sách tuyển dụng và đào tạo

Trong 3 tháng đầu năm 2015, cả nƣớc có hơn 1,1 triệu ngƣời thất nghiệp, tăng 114.000 ngƣời so với cùng kỳ năm 2014. Số lao động trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng từ hơn 162.000 lên gần 178.000 ngƣời; lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 79.000 ngƣời lên hơn 100.000; lao động không có bằng cấp từ gần 630.000 lên 726.000. Trên thực tế các đơn vị hành chính sự nghiệp hay đơn vị sản xuất kinh doanh vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động tuy nhiên đối tƣợng

ứng tuyển không phù hợp với trình độ mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Có hai trƣờng hợp dẫn đến lý do thất nghiệp.

Thứ nhất: Các đơn vị tuyển dụng cần tuyển lao động phổ thông, thợ kỹ thuật lành nghề nhƣng thị trƣờng lao động không đáp ứng đƣợc do số lƣợng lao động phổ thông ít, còn lao động qua đào tạo lại không lành nghề nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc phía nhà tuyển dụng đƣa ra.

Thứ hai: Trong giai đoạn khó khăn doanh nghiệp không có nhiều kinh phí để đào tạo ban đầu cho nhân viên mới. Vì thế họ cần những lực lƣợng lao động có kinh nghiệp hoặc chí ít cũng có hiểu biết và tƣ duy tốt về công việc, tuy nhiên hiện nay sinh viên mới ra trƣờng kinh nghiệm không có, sự hiểu biết thực tế cũng không nhiều, chủ yếu là lý thuyết đƣợc trang bị tại các cơ sở đào tạo.

Vì vậy để đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực cho Thành Phố Hà Nội đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là sinh viên mới ra trƣờng của các trƣờng Đại học, Cao đẳng, các trƣờng nghề đóng trên địa bàn thì phải triển khai ngay chƣơng trình đào tạo gắn liền với doanh nghiệp. Chủ động nghiên cứu và đổi mới chƣơng trình đào tạo để sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, mời doanh nghiệp hay chuyển gia có kinh nghiệm thực tế trong ngành vào đào tạo cho sinh viên. Tránh trƣờng hợp sử dụng thạc sỹ, tiến sỹ giấy vào dạy cho sinh viên. Muốn có sinh viên ƣu tú, đảm bảo đƣợc yêu cầu của các nhà tuyển dụng thì đội ngũ giảng viên cũng phải chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên sâu thực tế. Hai chiến lƣợc cần làm trong chiến lƣợc sản phẩm đó là

a, Xây dựng mục tiêu và chƣơng trình đào tạo

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo là một trong những công việc diễn ra hàng ngày và trong nhiều môi trƣờng khác nhau, không phải chỉ các trƣờng Đại học, Cao đẳng hay các cơ sở đào tạo nghề mới có hoạt động đào tạo. Tuy nhiên đào tạo trong các trƣờng học mang tính dài hạn và mang sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vậy mục tiêu của đào tạo tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng và các cơ sở đào tạo nghề là đào tạo phải gắn liền với nhu cầu xã hội, đào tạo mang tính thực tiễn cao, sát thực tế, có các chƣơng trình thực

hành, thực tập thƣờng xuyên để ngƣời học nắm bắt đƣợc cả nguyên lý và cách thức vận hành ngay sau khi tốt nghiệp. Cơ sở đào tạo gắn liền với các đơn vị tuyển dụng để từ đó vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn của xã hội vừa giải quyết đƣợc nhu cầu việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Chƣơng trình đào tạo: Cơ sở đào tạo cần xác định lại chƣơng trình khung và chƣơng trình chi tiết đào tạo. Xác định lại tính cập nhật của chƣơng trình đào tạo từ đó đƣa ra những đổi mới trong chƣơng trình. Ở Việt Nam việc đƣa ra chƣơng trình đào tạo chƣa có quy trình chặt chẽ thậm chí các cơ sở đào tạo còn sao chép chƣơng trình của nhau. Để có đƣợc chƣơng trình đào tạo chất lƣợng các cơ sở đào tạo cần thực hiện theo các bƣớc sau đây:

Bƣớc 1: Xác định xu thế và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trong tời gian dài hạn, trung hạn và ngắn hạn

Bƣớc 2: Xác định nhu cầu của các nhà tuyển dụng, nhu cầu của doanh nghiệp xem họ cần nguồn nhân lực nhƣ thế nào về chất lƣợng, số lƣợng

Bƣớc 3: Gắn nhu cầu của doanh nghiệp vào chƣơng trình đào tạo bằng cách xây dựng chƣơng trình khung theo đúng nhu cầu của doanh nghiệp và xu thế của thị trƣờng lao động.

Bƣớc 4: Tham khảo ý kiến của doanh nghiệp và chuyên gia đầu ngành về tính khả thi của chƣơng trình đào tạo.

Bƣớc 5: Chỉnh sửa chƣơng trình đào tạo cho tới khi phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và xu thế thị trƣờng.

Bƣớc 6: Tìm kiếm chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm (tuyệt đối không sử dụng đội giảng viên chƣa có kinh nghiệm thực tế trong thị trƣờng lao động) để xây dựng và trực tiếp đào tạo.

b, Xây dựng đội ngũ giảng viên, chuyên viên đào tạo.

Đây là thành phần mấu chốt quyết định đến chất lƣợng đào tạo của bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Chúng ta đã từng nghe đến nhiều chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới giáo dục, tuy nhiên chỉ đề cập nhiều đến chƣơng trình đào tạo, phƣơng pháp đào tạo mà không đề cập nhiều đến trình độ giảng viên. Có chăng

cũng nêu ra về trình độ phải đạt từ thạc sỹ trở lên, tuy nhiên thạc sỹ không phải là căn cứ đầy đủ để xác định giảng viên có đủ khả năng giảng dạy cho sinh viên hay không. Vì vậy cần xây dựng tiêu chí với giảng viên các trƣờng Đại học, Cao đẳng và các cơ sở đào tạo nghề. Ngƣời đủ tiêu chuẩn để tham gia đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt dạy nghề phải có sự trải nghiệm và kinh nghiệm trong lĩnh vực chủ giảng. Tuyệt đối không nên sử dụng ngƣời có bằng cấp nhƣng thiếu sự trải nghiệm và thực tế. Hiện tại các trƣờng Đại học đang sử dụng các giảng viên đạt trình độ Thạc sỹ trở lên để đào tạo sinh viên, tiêu chuẩn này là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên với những Thạc sỹ học liên tục sau khi tốt nghiệp cử nhân thì chƣa đủ sự trải nghiệm ngành nghề, vì thế sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi trao đổi với sinh viên. Đây cũng là một thực trạng đƣợc sinh viên phản ánh trong nhiều năm qua, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng sinh viên ra trƣờng thiếu kiến thức thực tiễn, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược marketing địa phương cho thành phố hà nội (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)