Định nghĩa tài sản

Một phần của tài liệu Output file (Trang 32)

1.2. Định giá tài sản và định giá cổ phiếu

1.2.1. Định nghĩa tài sản

Tài sản chúng ta xem xét ở đây thông qua các thông tin công bố của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, do đó tài sản được hiểu dưới giác độ kế toán từ báo cáo tài chính.

Định nghĩa về tài sản là cơ sở để xác định tài sản và việc ghi nhận các sự kiện kinh tế liên quan đến tài sản. Qua các tài liệu nghiên cứu theo quan điểm hiện đại ta thấy các định nghĩa về tài sản thường có các hàm ý sau :

- Tài sản là một nguồn lực được sở hữu hoặc được kiểm soát: một số định nghĩa đề cập đến quyền sở hữu tài sản [1, tr.10-18], trong khi các định nghĩa khác lại đề cập đến quyền kiểm soát ( theo khuôn mẫu lý thuyết của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Báo cáo số 6 – Các khái niệm kế toán tài chính – trong hệ thống khuôn mẫu của Mỹ (SFAC 6), Báo cáo số 4 – Các khái niệm kế toán – trong hệ thống khuôn mẫu lý thuyết của Úc (SAC 4), Báo cáo về nguyên tắc kế toán của Anh (SPFR), chuẩn mực chung của kế toán Việt Nam (CMSVN),…). Trong thực tế, phần lớn tài sản đều thuộc quyền sở hữu của tổ chức, song đó không phải là vấn đề tiên quyết để xác định tài sản. Một tổ chức không có quyền sở hữu tài sản không có nghĩa là tổ chức này không có quyền kiểm soát tài sản. Việc kiểm soát thường liên quan đến quyền sử dụng về mặt pháp lý.

- Liên quan đến lợi ích hay nguồn lực kinh tế tương lai: có 2 quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng: “ tài sản là các lợi ích kinh tế tương lai ” (IASB, SAC 4, CMCVN,…). Quan điểm thứ hai cho rằng: “ lợi ích kinh tế tương lai được mang lại từ các tài sản ” ( Báo cáo số 3 – Các khái niệm kế toán tài chính – trong hệ thống khuôn mẫu của Mỹ -SFAC 3).

- Liên quan đến một tổ chức cụ thể: Nội dung này thống nhất trong phần lớn các định nghĩa tài sản tại các quốc gia. Liên quan đến một tổ chức cụ thể là sự yêu cầu phân biệt tài sản của một tổ chức và tài sản sở hữu. Điều này cần thiết cho việc xác định lợi ích đạt được của một tổ chức thông qua việc sử dụng tài sản.

- Liên quan đến kết quả của các nghiệp vụ hay sự kiện trong quá khứ: Nội dung này đặt ra là tài sản phải là kết quả của các nghiệp vụ hay sự kiện trong quá khứ nhằm khẳng định chỉ có các nguồn lực được hình thành từ các nghiệp vụ trong quá khứ có khả năng mang lại các lợi ích kinh tế tương lai thông qua việc sử dụng chúng là tài sản. Các nghiệp vụ hay sự kiện dự tính xảy ra trong tương lai không là các nghiệp vụ tạo ra tài sản hiện tại.

Như vậy, mặc dù có nhiều định nghĩa tài sản khác nhau song định nghĩa được nhiều quốc gia lựa chọn là định nghĩa về tài sản của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB): “Tài sản là những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, là kết quả của sự kiện quá khứ và hy vọng mang lại lợi ích kinh tế tương lai”.

1.2.2. Phƣơng pháp định giá tài sản

Định giá tài sản trên báo cáo tài chính là một tiến trình xác định giá trị tiền tệ của tài sản được ghi nhận và trình bày trên các báo cáo tài chính.

Một cơ sở định giá tài sản là một phương pháp xác định giá trị tài sản được lựa chọn ghi nhận trên các báo cáo tài chính. Cơ sở định giá tài sản được

xác định giá trị căn cứ vào giá trị đo lường tài sản và đơn vị đo lường được sử dụng.

- Các giá trị có thể sử dụng đo lường tài sản là:

o Giá gốc: Tài sản được ghi theo số tiền hoặc các khoản tương đương

tiền đã trả hoặc ghi theo giá thực tế của tài sản vào thời điểm có được tài sản. o Giá trị có thể thực hiện được (giá đầu ra hiện tại): Tài sản được

ghi nhận theo số tiền hoặc các khoản tương đương tiền hiện tại có thể thu được nếu bán các tài sản đó tại thời điểm hiện tại.

o Giá hiện hành (giá thay thế hay giá đầu vào hiện tại): Tài sản

được ghi theo số tiền hoặc các khoản tương đương tiền sẽ phải trả nếu như tài sản đó có được tại thời điểm hiện tại.

o Giá hiện tại chiết khấu (hiện giá): Tài sản được ghi nhận theo giá

trị hiện tại của các luồng tiền dự định thu vào trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.

- Các đơn vị đo lường có thể được sử dụng là đơn vị tiền tệ và đơn vị sức mua chung. Liên kết 4 giá trị đo lường và 2 đơn vị đo lường, theo nguyên lý kế toán ta có 8 cơ sở xác định giá tài sản:

o Giá gốc theo đơn vị tiền tệ không đổi

o Giá trị thuần có thể thực hiện được theo đơn vị tiền tệ không đổi

o Giá trị thay thế theo đơn vị tiền tệ không đổi

o Hiện giá theo đơn vị tiền tệ không đổi

o Giá gốc theo sự thay đổi mức giá chung

o Giá trị thuần có thể thực hiện được theo sự thay đổi mức giá chung

o Giá thay thế theo sự thay đổi mức giá chung

Sự khác biệt giữa các cơ sở định giá tài sản xuất phát từ các giá trị sử dụng làm cơ sở đo lường và đơn vị đo lường.

Các giá trị sử dụng làm cơ sở đo lường có thể được phân theo 3 cách:

- Về mặt thông tin cung cấp:

o Giá gốc: cung cấp thông tin về giá quá khứ.

o Giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị thay thế: cung cấp

thông tin về giá hiện tại.

o Hiện giá: cung cấp thông tin về giá tương lai.

- Về loại nghiệp vụ:

o Giá gốc và giá hiện hành: thể hiện giá trị liên quan đến nghiệp vụ

mua tài sản.

- Về bản chất của loại sự kiện phát sinh:

o Giá gốc: căn cứ vào sự kiện thực tế phát sinh.

o Giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị hiện hành: căn cứ vào sự kiện giả định.

o Hiện giá: căn cứ vào sự kiện dự tính phát sinh.

Thông tin về giá trị tài sản có thể tóm lược theo Bảng 1.1 – Giá trị tài sản và thông tin cung cấp.

Bảng 1.1 – Giá trị tài sản và thông tin cung cấp Giá gốc Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc Giá trị hiện hành Hiện giá Thông tin cung cấp Quá khứ Hiện tại Hiện tại Tươn g lai Nghiệp vụ Mua tài sản Bán tài sản Mua tài sản Bán tài sản Bản chất sự kiện Thực tế phát sinh Giả định Giả định Dự tính

(Nguồn: Ban vật giá chính phủ (2002), Chuyên san thẩm định giá và thị trường, Nxb TPHCM)

1.2.3. Định giá cổ phiếu

Cổ phiếu thường được định giá với tư cách là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính trong tương lai.

Nhà đầu tư mua cổ phiếu với kỳ vọng nhận được cổ tức và khoản lời vốn.

Cổ phiếu có hai loại là cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường. Vì vậy, để định giá được cổ phiếu ta phải định giá từng loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

Định giá cổ phiếu thƣờng [16, tr.182] 0 1 (1 ) (1 ) n n t n t P Dt P i i      

Trong đó P0 : Giá cổ phiếu thường dự tính Dt : Cổ tức dự tính hằng năm

i : Doanh lợi dự tính hàng năm

Định giá cổ phiếu ƣu đãi [16, tr.182]

1 2 ... (1 ) (1 ) (1 ) p p p n n D D D P i i i        hay rút gọn là : p p D P i

Trong đó: Pp : Giá cổ phiếu ưu đãi

Dp : Cổ tức cổ phiếu ưu đãi hàng năm

i : Doanh lợi dự tính hàng năm của cổ phiếu

1.2.3.1. Quan điểm chung về giá trị cổ phiếu [14, tr.1]

Giá trị thanh lý và giá trị hoạt động

Cặp khái niệm này dùng để chỉ giá trị của doanh nghiệp dưới hai góc độ khác nhau. Giá trị thanh lý (liquidation value) là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh nghiệp hay tài sản không còn tiếp tục hoạt động nữa. Giá trị hoạt động (going-concern value) là giá trị hay số tiền thu được khi bán doanh nghiệp vẫn còn tiếp tục hoạt động. Hai loại giá trị này ít khi nào bằng nhau, thậm chí giá trị thanh lý đôi khi còn cao hơn cả giá trị hoạt động.

Giá trị sổ sách và giá trị thị trường

Khi nói giá trị sổ sách (book value), người ta có thể đề cập đến giá trị sổ sách của một tài sản hoặc giá trị sổ sách của một doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của tài sản tức là giá trị kế toán của tài sản đó, nó bằng chi phí mua sắm tài sản trừ đi phần khấu hao tích lũy của tài sản đó. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp hay công ty tức là giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả và giá trị cổ phiếu ưu đãi được liệt kê trên bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Giá trị thị trường (market value) là giá của tài sản hoặc doanh nghiệp được giao dịch trên thị trường. Nhìn chung, giá trị thị

trường của doanh nghiệp thường cao hơn giá trị thanh lý và giá trị hoạt động của nó.

Giá trị thị trường và giá trị lý thuyết

Cặp giá trị này thường dùng để chỉ giá trị của chứng khoán, tức là giá trị của các loại tài sản tài chính. Giá trị thị trường (market value) của một chứng khoán tức là giá trị của chứng khoán đó khi nó được giao dịch mua bán trên thị trường. Giá trị lý thuyết (intrinsic value) của một chứng khoán là giá trị mà chứng khoán đó nên có dựa trên những yếu có liên quan khi định giá chứng khoán đó. Nói khác đi, giá trị lý thuyết của một chứng khoán tức là giá trị kinh tế của nó và trong điều kiện thị trường hiệu quả thì giá cả thị trường của chứng khoán sẽ phản ánh gần đúng giá trị lý thuyết của nó.

1.2.3.2. Ý nghĩa của định giá đối với cổ phiếu

Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới đôi lúc xảy ra trường hợp chỉ số cổ phiếu tăng vọt nhiều lần so với giá trị thực của nó. Vấn đề này đôi khi ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường cũng như tâm lý của các nhà đầu tư

Rất nhiều các chuyên gia về chứng khoán và nhà đầu tư cho rằng, việc tăng giá nhanh như vậy là kết quả tất yếu của sự mất cân đối cung cầu quá lớn. Việc tăng giá mạnh của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đôi khi có tác động rất tốt đến sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, việc tăng giá liên tục sẽ tạo ra một áp lực rất lớn lên thị trường chứng khoán. Bất chấp việc nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng tăng giá quá cao so với giá trị thực, gần đây nhất là một số Sở giao dịch chứng khoán trên thế giới đã cảnh báo cho nhà đầu tư biết giá của một số cổ phiếu đã lên tới mức quá cao nhưng các cổ phiếu vẫn tiếp tục lên giá.

Bởi vậy, việc định giá cổ phiếu sẽ giúp nhà đầu tư biết được giá trị thực tại của cổ phiếu để có quyết định đầu tư hay không vào loại cổ phiều này. Qua

việc định giá, cộng với những yếu tố tác động cho ta biết kỳ vọng của nhà đầu tư vào loại cổ phiếu và giá trị của cổ phiếu có thể mang lại trong tương lai.

1.2.3.3. Các phương pháp định giá cổ phiếu

Phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền – DCF [27]

Phương pháp định giá chiết khấu luồng thu nhập (DCF) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là “tiền có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị khác một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong doanh nghiệp khác, do đó, giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó

Lý thuyết chiết khấu dòng tiền phát biểu rằng giá trị của tất cả dòng tiền tạo ra tài sản bao gồm từ những thu nhập cố định cho đến các khoản đầu tư đối với toàn bộ doanh nghiệp thực ra chính là giá trị hiện tại của dòng tiền mong đợi trong tương lai được chiết khấu về hiện tại với một chiết khấu hợp lý. Đối với định giá doanh nghiệp thì người ta hay dùng khái niệm dòng tiền tự do. Mức chiết khấu hợp lý đối với doanh nghiệp chính là chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) của chính doanh nghiệp đó.

Công thức tính như sau:

1 2 2 ( ) ... (1 ) (1 ) (1 )n TFV FV FV k g PV k k k        

Trong đó: PV: Giá trị hiện tại FVi: Dòng tiền tự do vào năm thứ i k: Lãi suất chiết khấu

TFV: Giá trị dòng tiền tự do còn lại vào cuối thời kỳ

n: Số năm dự báo được sử dụng trong mô hình định giá

Phƣơng pháp chiết khấu dòng cổ tức (Dividend Discount

Model – DDM)

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM) để định giá một khoản đầu tư (hay chuỗi thị trường chứng khoán) dựa trên 3 nhân tố :

- Dòng thu nhập dự kiến trong tương lai.

- Mô hình thời gian của các khoản thu nhập dự kiến.

- Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi.

2 0 0 0 2 (1 ) (1 ) (1 ) ... (1 ) (1 ) (1 ) n j n

DIV g DIV g DIV g V

r r r

  

   

  

Trong đó : DIV0 : Là cổ tức hiện tại của cổ phiếu g : Là tốc độ tăng trưởng của cổ tức r : Suất đầu tư mong đợi

n : Là số năm của cổ phiếu Mô hình DDM trong trường hợp rút gọn

1 j j DIV V P r g   

Ước lượng hai nhân tố r và g

Phƣơng pháp P/E

Đây là phương pháp cũng được áp dụng phổ biến ở các thị trường chứng khoán đã phát triển. Hệ số P/E là hệ số giữa giá cổ phiếu (thị giá) và thu nhập hàng năm của một cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ. Thông thường, để dự tính giá của một loại cổ phiếu, người ta thường dùng thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty nhân với hệ số P/E trung bình ngành hoặc của một công ty tương tự về qui mô, ngành nghề và đã được giao dịch trên thị trường

Phương pháp này đưa ra cách tính giá cổ phiếu đơn giản hơn, ta lấy lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu nhân với tỷ số P/E bình quân của ngành.

V = (Lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu)*(Tỷ số P/E bình quân ngành)

Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng nhưng có hạn chế. Thứ nhất, giá cổ phiếu thường không chính xác do phải phụ thuộc vào việc ước lượng lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu. Thứ hai, rất khó để chọn được công ty có chỉ số P/E phù hợp và nếu có thì vẫn còn sai số giữa chỉ số P/E liên ngành và chỉ số P/E của công ty.

1.3. Dự báo chỉ số thị trƣờng chứng khoán theo năm và thực tiễn

đối với Vnindex

1.3.1. Tầm quan trọng của dự báo chỉ số thị trƣờng chứng khoán theo năm

Để nhận thức được tầm quan trọng của chỉ số VN-Index như thế nào, trước tiên ta phải tìm hiểu xem VN-Index được tính như thế nào.

Chỉ số chứng khoán VN-Index là thước đo cơ bản nhất, cho thấy mức thay đổi giá chung của phiên giao dịch hiện hành so với phiên giao dịch liền kề trước đó, đặc trưng bởi điểm hoặc phần trăm:

VN-Index = (tổng giá trị hiện hành cổ phiếu)/(tổng giá trị cổ phiếu ở thời điểm gốc)

Trong đó, giá trị cổ phiếu = giá * khối lƣợng cổ phiếu lƣu hành

Một phần của tài liệu Output file (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)