3.2. Vận dụng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-Index phục vụ
3.2.3. Về pháp lý
Mỗi quyết định đều chịu sự chi phối của tâm lý cá nhân. Khi tâm lý của NĐT lạc quan, họ sẽ có những quyết định theo chiều hướng tích cực, còn khi bi quan họ sẽ có những quyết định theo chiều ngược lại. Việc dự báo biên độ dao động VN-Index hàng năm có thể xem là dự báo, nắm bắt tâm lý của NĐT thông qua các biến tác động. Mỗi một động thái điều tiết, chính sách mới hay công cụ vĩ mô của nhà nước đều ảnh hưởng đến VN-Index. Bởi vậy, để phục vụ tốt hơn công tác tư vấn đầu tư, đội ngũ nhân viên của công ty phải nắm rõ những diễn biến, những công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô. Bởi đây là một biến có tác động lớn đến VN-Index.
Thứ nữa, việc hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong giao dịch trên TTCK là cơ sở để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này, đồng thời định ra hướng đi đúng cho các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức liên quan trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Về phạm vi tư vấn, pháp luật cũng chưa quy định về giới hạn tư vấn cho nên có thể xảy ra trường hợp nhân viên tư vấn với những cam kết chắc chắn làm tổn hại đến quyền lợi của nhà đầu tư.
Như vậy, để hoạt động tư vấn sớm đi vào quỹ đạo chuyên nghiệp và hoạt động tốt, cần phải có một hành lang pháp lý vững chắc cho nó, cụ thể là cần phải làm rõ nội dung tư vấn đầu tư chứng khoán bằng các văn bản pháp luật. Thêm nữa về phía UBCKNN cần :
- Củng cố hệ thống đào tạo, cấp phép hành nghề tư vấn chứng khoán: Trong những năm qua, UBCKNN đã tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho nhân viên chứng khoán. Tuy nhiên, các khóa học áp dụng chung cho tất cả các nhân viên mà chưa có chương trình chung cho từng nghiệp vụ. Đây là một hạn chế trong công tác nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho
các nhân viên tư vấn. Chính vì thế đối những trường hợp biến động đột xuất của thị trường thì họ cũng phản ứng lúng túng không khác nào các nhà đầu tư. Từ thực trạng đội ngũ nhân viên tư vấn vừa thiếu về số lượng lẫn chất lượng, UBCKNN cần có các chính sách đào tạo, cơ chế quản lý thích hợp đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả mà vẫn thông thoáng.
Trong thời gian vừa qua, các công ty chứng khoán mới được thành lập ngày càng tăng và cần một lượng nhân lực lớn, điều kiện của Ủy ban là các nhân viên chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề. Vì thế, nhu cầu được tham gia các khóa học lấy chứng chỉ tăng lên đến quá tải. Các nhà đầu tư cũng muốn tham gia các khóa học để hiểu biết hơn về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong khi lượng giảng viên của UBCKNN còn hạn chế nên UBCKNN chưa đáp ứng được hết nhu cầu được đào tạo của các nhà đầu tư và nhân viên các công ty chứng khoán. Ngoài những chương trình đào tạo cơ bản như hiện nay, UBCK cần tổ chức thêm các khóa học đào tạo chuyên sâu cho từng nghiệp vụ cụ thể của công ty chứng khoán.
- Phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức cho công chúng đầu tư:
Để làm tốt được điều này, UBCKNN cần triển khai các chương trình đào tạo kiến thức chứng khoán và TTCK dưới các hình thức như sau:
+ Tổ chức các lớp đào tạo, các buổi nói chuyện chuyên đề cho công chúng đầu tư, các phóng viên báo chí, sinh viên và cung cấp tài liệu cơ bản về chứng khoán và TTCK.
+ UBCKNN có thể sử dụng các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, đặc biệt là internet.
+ Mở các khóa học về chứng khoán và TTCK cho những người có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này và kết hợp với các công ty chứng khoán để học viên được tiếp xúc với thực tế.
Bên cạnh đó, UBCKNN cần tuyên truyền văn hóa đầu tư cho công chúng để họ hình thành và nâng cao được thói quen đầu tư trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thị trường.
- Tăng cường quản lý và giám sát các công ty chứng khoán:
Mục tiêu của việc làm này là nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, công tác quản lý giám sát các công ty chứng khoán là một biện pháp hữu hiệu mà UBCKNN phải thường xuyên thực hiện.
Trong hoạt động tư vấn, các nhà tư vấn cũng như công ty chứng khoán có thể lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để trục lợi cá nhân, do đó cơ quan quản lý phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện xem các công ty chứng khoán có tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, các nguyên tắc đạo đức của nhà tư vấn hay không.
Về phía công ty, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý là hết sức cần thiết. Quy định rõ chức năng nhiệm vụ của người môi giới, dần dần những nhân viên không có chứng chỉ hành nghề sẽ không được tác nghiệp. Song những thông tin về phía công ty cũng cần được minh bạch hơn. Có ba yếu tố để NĐT hay tổ chức quyết đi ̣nh mở tài khoản giao di ̣c h ở đâu là: sự chuẩn hóa của đô ̣i ngũ nhân viên môi giới ; dịch vụ chất lượng cao và thông tin minh ba ̣ch . Hai yếu tố đầu TSC đã có và đang hoàn thiện . Yếu tố minh ba ̣ch là dấu hỏi còn lại. Đã sang tuổi thứ mười , nhưng công ty chưa có báo cáo thường niên, cổ phiếu của công ty chưa được niêm yết trên thị trường tập trung. Do đó, giải quyết được những vấn đề này sẽ mang lại uy tín và thương hiệu ngày càng cao khiến cho sự tin tưởng của khách hàng và công chúng đầu tư đặt vào TSC ngày càng vững chắc.
KẾT LUẬN
TTCK Việt Nam qua 10 năm phát triển đã gặt hái được nhiều thành công cũng như rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. NĐT đã có sự trưởng thành vượt bậc, quyết định đầu tư giờ đây không còn là “chơi” chứng khoán mà là một quyết định đầu tư ẩn chứa trong đó một lượng kiến thức và kỹ năng. NĐT tìm đến các công ty chứng khoán để sử dụng dịch vụ tư vấn đầu tư ngày càng nhiều, điều này mở ra cơ hội phát triển mới cho các công ty chứng khoán. Công ty nào có được đội ngũ nhân sự đủ đức và tài, có được những sản phẩm dịch vụ và nền tảng công nghệ tiên tiến sẽ thành công hơn.
Trong những năm gần đây, TSC đã bước đầu gặt hái những thành công. Song với bản chất luôn thay đổi chính mình để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc tìm ra một hướng đi mới, cải tiến những sản phẩm dịch vụ của mình là đòi hỏi không chỉ của công ty mà còn là yêu cầu, mong muốn của NĐT. Ý thức được điều này, tác giả đã vận dụng ước lượng Ex-post và ước lượng Ex-ante trên cơ sở nghiên cứu của Ts. Nguyễn Đức Thành vào dự báo biên độ dao động của VN-Index có thể áp dụng theo năm. Khi dự báo được biên độ dao động VN- Index hàng năm sát thực tế sẽ giúp cho nhân viên môi giới tư vấn cho khách hàng tốt hơn, những thông tin nhân viên tư vấn đưa ra có khả năng thuyết phục khách hàng hơn. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước và công ty phải tiếp tục đổi mới và đáp ứng một số yêu cầu cụ thể. Khi những giải pháp được đồng bộ thực hiện, việc tư vấn đầu tư tại công ty chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Khi đó, đề tài này sẽ có tính thực tiễn cao hơn. Điều này không chỉ là mong muốn riêng của tác giả mà còn là mong muốn của tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. AASC (2002), Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Cộng Hòa Nhân dân
Trung Hoa.
2. Ban vật giá chính phủ (2002), Chuyên san thẩm định giá và thị trường, Nxb TPHCM.
3. Nguyễn Tất Bình (2002), Phân tích quản trị tài chính: đánh giá hiện trạng, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
4. Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (2010), Báo cáo tổng kết thị trường chứng khoán 2009 và dự báo 2010.
5. Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2010), Bản cáo bạch.
6. Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2006), Báo cáo tài chính đã kiểm toán.
7. Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2007), Báo cáo tài chính đã kiểm toán.
8. Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2008), Báo cáo tài chính đã kiểm toán.
9. Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2009), Báo cáo tài chính đã kiểm toán.
10. Vũ Duy Hào, Lưu Thị Hương (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
11. Trần Thị Thái Hà, Lê Thị Phương Thảo (2009), Giáo trình các thị trường và định chế tài chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
13. Trần Đăng Khâm (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Tài chính, Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Kiều (2006), Phân tích tài chính, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright Niên khóa 2006 - 2007, TPHCM.
15. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí Minh.
16. Lê Thị Mai Linh (2003), Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đào Lê Minh (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. N.Gregory Manliw (2002), Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội
19. Đỗ Văn Thân (2001), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
20. Nguyễn Đức Thành (2009), Kinh tế Việt Nam 2008 - Suy giảm và thách thức đổi mới, Nxb Tri Thức, Hà Nội.
21. Nguyễn Đức Thành (2010), Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, Nxb Tri Thức, Hà Nội.
Tiếng Anh
22. Damodaran, Aswath (2002), Investment Valuation, Second Edition, John Wiley & Sons, Inc., New York.
23 Eun and Resnick (2004), International Financial Management, Third Edition, Irwin – McGraw – Hill., New York.
24. Koller et al (2005), Valuation: Measuring and Managing the Value of Companies, Fourth Edition, John Wiley & Sons, Inc., New York. 25. Modigliani, F. and Fabozzi, F.J. (1996), Capital Markets, 2nd Editon,
Internet
26. Định Đông, “Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam 2009”,
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/chung-
khoan/303890/nhin-lai-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-nam- 2009.htm
27. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền,
http://www.asset.vn/Taichinh/thitruongthucap/6096.saga
28. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội,
http://www.hastc.org.vn/Thuatngu.asp?actType=1&stockType=2# 18
29. Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh,
http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Statistic/VnindexStatistic.aspx
30. Top 10 thị phần môi giới tại HOSE năm 2009,
http://vneconomy.vn/20100104065849749P0C7/top-10-thi-phan- moi-gioi-tai-hose-nam-2009.htm
31. Viet Nam Monitor 25 – Sep 11 2009,
http://www.scribd.com/doc/19742408/Vietnam-Monitor-25Not- Chase-the-Equity
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tính toán số liệu trong ƣớc lƣợng Ex-post 2009
Lợi nhuận ròng (LNR)LQ2009 = 2008*125 13.608,9*125 17.011,13 100 100 LNR (tỷ VND) Lợi nhuận ròng (LNR)TT2009 = 15.650,24 (tỷ VND) Lợi nhuận ròng (LNR)BQ2009 = 13.608,90 (tỷ VND) Tổng giá trị dòng cổ tức (D)LQ2009 = 2009*70 17.011,13*70 11.907, 79 100 100 LQ LNR (tỷ VND) Tổng giá trị dòng cổ tức (D)TT2009 = 10.955,17 (tỷ VND) Tổng giá trị dòng cổ tức (D)BQ2009 = 9.526,23 (tỷ VND) Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 VN- Index- Index LN ròng lq 17,011.13 21,604.13 25,924.95 31,109.95 34,220.94 36,616.41 606,06 LN ròng tt 15,650.24 18,780.29 22,536.35 24,789.98 27,268.98 29,177.81 484.66 LN ròng bq 13,608.90 16,330.68 19,596.82 21,556.50 23,281.02 24,677.88 346,46 DLQ 11,907.79 15,122.89 18,147.47 21,776.96 23,954.66 25,631.48 DTT 10,955.17 13,146.20 15,775.44 17,352.99 19,088.28 20,424.46 DBQ 9,526.23 11,431.48 13,717.77 15,089.55 16,296.71 17,274.51 V0TT = 859.634,89 ( tỷ VND) V0BQ = 614.500.07 (tỷ VND) 1 1 *100 Q P VN Index Q P 5 5 6 6 0 6 6 1 1 3 5 6 1 2 4 1 2 3 4 5 6 (1 ) (1 ) (1 ) ( )(1 ) (1 0,12) (1 0,12) (1 0,12) (1 0,12) (1 0,12) (0,12 0, 07)(1 0,12) 1.074.877,10 t t LQ t t t t D V D D V r r r r g r D D D D D D
VN-Index = Tổng giá trị thị trƣờng hiện tại của các cổ phiếu niêm yết/Tổng giá trị thị trƣờng cơ sở của các cổ phiếu niêm yết x 100
Giá trị cơ sở của VN-Index qua các năm có sự thay đổi. Bởi hàng năm với sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của các công ty sẽ có nhiều cổ phiếu được niêm yếu trên HOSE. Bởi vậy, giá trị cơ sở hàng năm phải được điều chỉnh (nếu không có cổ phiếu mới niêm yết thì giữ nguyên giá trị cơ sở). Cách tính như sau:
Tổng giá trị thị trƣờng cơ sở của các cổ phiếu niêm yết (năm hiện tại) = Tổng giá trị thị trƣờng của các cổ phiếu niêm yết cũ + Tổng giá trị thị trƣờng của các cổ phiếu mới niêm yết/Tổng giá trị thị trƣờng của các cổ phiếu niêm yết cũ x Tổng giá trị thị trƣờng cơ sở của các cổ phiếu niêm yết (năm trƣớc)[1]
Dựa trên các cổ phiếu niêm yết mới năm 2009 trên HOSE, kết hợp với tính toán theo công thức trên tác giả tính được Tổng giá trị cơ sở của các cổ phiếu niêm yết 2009 là 177.367,9 (tỷ VND).
Khi có được Tổng giá trị cơ sở kết hợp với tính toán được V0, tác giả áp dụng công thức tính được VN-Index cho các kịch bản như sau:
VN-IndexLQ = (1.074.877.10/177.367.9)*100 = 606,02 (điểm) VN-IndexTT = 484,66 (điểm)
VN-IndexBQ =346,46 (điểm)
Phụ lục 2: Tính toán số liệu trong ƣớc lƣợng Ex-ante 2010
Ở phần ước lượng Ex-ante các bước tính toán và số liệu tương tự như ở phần Ex-post. Chỉ khác là năm 2010 ta giả định lợi nhuận kỳ vọng của NĐT thực tế trùng với năm 2009. Từ đó ta đưa số liệu vào và tính như ở phần ước lượng Ex-post 2009.
Giả định tiếp là Tổng giá trị cơ sở của các cổ phiếu niêm yết năm 2010 bằng năm 2009 và bằng 177.367,9 (tỷ VND).