Yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Output file (Trang 60 - 64)

2.1. Thực trạng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2009

2.1.3.2. Yếu tố bên ngoài

Ngoài những yếu tố bên trong, TTCK còn chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những yếu tố bên ngoài. Những yếu tố này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm cho VN-Index biến động lớn.

Những yếu tố bên ngoài tác động đến thị trường bao gồm những yếu tố sau:

- Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới

Thông thường, khi tình hình kinh tế trong nước ổn định, các nước trong khu vực và thế giới có sự tăng trưởng thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng. Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích lũy. Khi đó, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu và điều tốt đẹp sẽ đến với thị trường, VN-Index sẽ có xu hướng tăng. Còn ngược lại, khi tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những bất ổn, trong tình trạng trì trệ thì nhiều người có xu hướng tích lũy, lúc đó giao dịch trên thị trường sẽ thấp dẫn đến VN-Index có xu hướng giảm.

- Lạm phát

Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN sẽ bị hạ thấp khiến giá thị trường của cổ phiếu giảm, không hấp dẫn NĐT. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiểu khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại. Bởi đó, khi lạm phát thấp, NĐT sẽ kỳ vọng vào cổ phiếu và đầu tư, còn khi

lạm phát cao thì họ ít kỳ vọng và tác động trực tiếp đến biến động tăng giảm của VN-Index.

- Tình hình biến động của lãi suất

Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay đối với DN. Khi tăng chi phí thì lợi nhuận của công ty sẽ giảm, từ đó phần lợi nhuận dùng để trả cổ tức sẽ giảm. Cùng với đó, cổ tức hiện có từ cổ phiếu thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh tranh đối với NĐT tìm lợi tức, sẽ làm họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lợi suất cao. Hơn nữa, lãi suất tăng còn gây tổn hại cho triển vọng phát triển của DN vì khi đó khoản lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, trích cho quỹ nghiên cứu phát triển sẽ thấp. Chính vì vậy, lãi suất tăng làm cho cổ phiếu giảm ít hấp dẫn NĐT làm cho họ di chuyển vốn sang các kênh đầu tư khác. Khi lãi suất giảm, kỳ vọng của họ vào công ty lại trở lại họ tiếp tục đầu tư làm cho thị trường có xu hướng tăng.

Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn được tiếp theo bởi sự phản ứng tương đương và trái ngược của giá cổ phiếu. Chỉ khi nào lãi suất phản ánh xu hướng chủ đạo trong lạm phát, nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động của TTCK. Lãi suất có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm khiến giá cổ phiếu tăng cao hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với lãi suất, giá cổ phiếu sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát không phải là một vấn đề nghiêm trọng và lãi suất tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại nhiều lợi nhuận. Bởi vì trong trường hợp này, lãi suất tăng là do nền kinh tế tăng trưởng.

- Tỷ giá, bất động sản và giá vàng

Về mặt nguyên lý, dòng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn. Nếu NĐT thấy rằng, khi đầu tư vào các kênh khác có lợi hơn họ sẽ đầu tư vào đó.

Tỷ giá

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ có ảnh hưởng không nhỏ đối với NĐT. Tỷ giá hối đoái là biến số đo lường biến động tiền tệ của hai quốc gia, công tác điều tiết và kiểm soát tỷ giá là một vấn đề hết sức khó khăn đối với nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách bởi nó tác động mạnh đến nền kinh tế. Tỷ giá tăng hay giảm có ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư của nhà đầu tư như sau:

Trường hợp 1: Đồng USD tăng giá. Giả định này đồng nghĩa với việc đồng Việt Nam (VND) mất giá. Khi đó, 1 USD sẽ đổi được nhiều VND hơn và như vậy, sẽ có được một khoản lời từ việc gia tăng trong tỷ giá này nếu như đổi từ đồng USD sang VND, đến đây, nhà đầu tư đã có một khoản lời để đầu tư. Một là, nhà đầu tư sẽ dùng khoản lời đó để đầu tư vào TTCK hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Hai là, sẽ đầu tư vào vàng, bất động sản. Như vậy, khi đồng USD tăng giá đã mang đến cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội kinh doanh hơn là đầu tư vào TTCK.

Trường hợp 2: Đồng USD giảm giá. Khi đó việc chuyển đổi từ USD sang VND không phải là một lựa chọn. Để giao dịch chứng khoán thì nhà đầu tư phải chuyển từ USD sang VND và sẽ phải chịu một khoản tiền mất đi do đồng USD mất giá. Nếu như TTCK chưa cho nhà đầu tư cơ hội kiếm lời, phương án chuyển đổi này khiến việc đầu tư chứng khoán sẽ tăng thêm rủi ro cho khoản tiền của họ, do đó, lợi nhuận đôi khi có thể bằng không hoặc thấp hơn mức này.

Có thể thấy xu hướng biến động chủ yếu giữa tỷ giá và TTCK là biến động ngược chiều, khi tỷ giá tăng thì TTCK sẽ bị tác động mạnh làm cho VN -Index sụt giảm.

Thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản chưa thực sự là một kênh giao dịch hấp dẫn với mọi giới đầu tư, bởi lẽ bản chất của nó thu hút chủ yếu là những nhà đầu tư vốn lớn và hầu hết không xuất phát từ nhu cầu nhà ở. Từ đó cho thấy, những người đi mua không hẳn là để ở mà là đầu tư, khi đó việc lựa chọn phương án vay thêm tiền từ phía ngân hàng là mục tiêu tiện lợi trước mắt nên có thể nói, thị trường nhà đất chịu tác động khá nhiều bởi vốn vay ngân hàng. Khi TTCK sụt giảm, nhà đầu tư chứng khoán chuyển từ chứng khoán sang tiền mặt rồi đầu tư vào thị trường bất động sản. Nguyên nhân là bất động sản có những thời điểm tăng quá nóng, cứ đổ tiền vào là có lãi, lướt sóng còn nhanh hơn chứng khoán. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho TTCK mất điểm.

Giá vàng

Ở nước ta, TTCK và thị trường bất động sản đang là kênh nhà nước đã áp dụng biện pháp quản lý, trong khi thị trường vàng đến nay vẫn đang buông lỏng. Vì vậy, dòng tiền đầu tư đổ vào thị trường vàng là điều tất yếu. Tuy nhiên ở nước ta, vàng chưa phải là một kênh đầu tư lớn, mà vàng chủ yếu được coi là phương tiện cất trữ giá trị. Nguyên nhân giá vàng trong nước tăng mạnh chủ yếu là do vàng thế giới tăng. Việc vàng tăng giá mạnh có thể tác động đến TTCK và làm cho tiền gửi trong dân cư giảm và như vậy sẽ ảnh hưởng giảm cung quỹ cho vay đối với nền kinh tế.

- Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

TTCK VN đang ở trong một quãng thời gian ảm đạm, nhà đầu tư trong nước bi quan, mất niềm tin nhưng khối đầu tư nước ngoài vẫn tích cực mua vào. Điều đó cho thấy họ vẫn rất lạc quan vào triển vọng của thị trường và của nền kinh tế trong trung và dài hạn. Cổ phiếu giảm giá khiến cho giá trị của lượng cổ phiếu mà khối ngoại nắm giữ sụt giảm không ít. Nhưng với lợi

thế về kinh nghiệm và nguồn vốn dồi dào, họ vẫn đều đặn mua vào. Lượng bán ra càng lớn thì khối ngoại càng mua nhiều. Đặc biệt, những mã chứng khoán được khối ngoại mua chủ yếu là những mã cổ phiếu tốt, có tính thanh khoản cao và chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường.

- Chính sách thuế của nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán

Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho số NĐT giảm xuống, từ đó làm cho tỷ lệ giao dịch thấp, dẫn đến thị trường đi xuống. Ngược lại, nhà nước có chính sách khuyến khích giảm thuế hoặc miễn thuế thu nhập từ chứng khoán sẽ làm NĐT kỳ vọng và thị trường sẽ có xu hướng tăng.

- Những biến động về chính trị, xã hội

Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán. Nếu những yếu tố này có ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh doanh của DN thì NĐT sẽ có niềm tin vào DN, kỳ vọng vào cổ phiếu và giao dịch sẽ thuận lợi hơn, giá cổ phiếu tăng cao làm cho VN-Index có những biến động lên.

Một phần của tài liệu Output file (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)