2.2. Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-Inde x
2.2.2. Các kịch bản hàng năm của VN-Index
Trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2009, TTCK nước ta đã có những biến động lớn. Những đỉnh mới được lập nhưng bên cạnh đó, cũng đã có những đáy đã nhấn chìm VN-Index mà khi nhìn lại không NĐT nào muốn nghĩ đến.
Mở đầu phiên giao dịch năm 2006, VN-Index đã mất 2,22 điểm. Nếu như phiên giao dịch cuối năm 2005, VN-Index đạt 307,50 điểm thì cuối phiên ngày 03/01/2006, VN-Index còn 305,28 điểm. Tuy việc giảm điểm của VN- Index đầu năm cũng là lẽ thường tình. Đến ngày 19/04/2006, VN-Index đã đạt 571,16 điểm. Đây vẫn chưa phải là kịch bản cuối cùng của VN-Index năm 2006. Những ngày cuối năm mới là những ngày đáng nhớ của thị trường. Ngày 11/12/2006, VN-Index đạt 726,84 điểm. Nhưng đỉnh của 2006 phải kể đến là ngày 20/12 với đỉnh mới được lập 809,86 điểm. Chốt phiên giao dịch của năm VN-Index khép lại năm 2006 với 751,77 điểm. Đây được coi là giai đoạn khởi đầu những ngày “hoàng kim” của thị trường chứng khoán Việt
Nam. Năm 2006, VN-Index đã tăng được 446,49 điểm từ 305,28 lên đến 751,77 điểm.
Sang năm 2007, kịch bản của những phiên giao dịch đầu năm lại lặp lại. VN-Index kết thúc phiên giao dịch ngày 02/01/2007 còn 741,27 điểm, giảm so với cuối năm 2006 mất 10,5 điểm. Nhưng năm 2007 là năm mà đỉnh của thị trường chứng khoán Việt Nam được lập. Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/03 kỷ lục mới của VN-Index đã được thiết lập với đỉnh là 1170,76 điểm. Đây cũng là chỉ số VN-Index mà đến tận bây giờ, NĐT vẫn còn hoài niệm về nó. Thiết lập được đỉnh mới của mình, VN-Index đã không giữ được bởi đây là hiện tượng “bong bóng”, thị trường tăng trưởng ảo. Sau khi đạt 1170,67 điểm, VN-Index dao động quanh mốc 1000 điểm để kết thúc giao dịch cuối năm còn 927,02 điểm. Sự bứt phá ngoạn mục của VN-Index năm 2007 là đáng ghi nhận. VN-Index đã tăng được 185,71 trong cả năm. Nhưng so với đỉnh thì phiên kết thúc năm VN-Index mất 243,65 điểm.
Năm 2008 là năm ảm đạm nhất của TTCK Việt Nam. Đây cũng là điều dễ nhận thấy, việc tăng trưởng quá nóng vượt qua giá trị thực đã tạo nên hiện tượng “bong bóng”. Cộng với tình hình kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát tăng cao nên đã có những ngày toàn màu đỏ trên bảng điện tử giao dịch của thị trường. Mở đầu phiên giao dịch của năm, VN-Index mất 5,95 điểm so với cuối năm 2007. Nhưng đây mới chỉ là dấu hiệu cho sự suy giảm của thị trường. Những ngày sau đó là chuỗi ngày dài mất điểm của VN-Index, đến 10/12 VN-Index chỉ còn 286,85 điểm. Tháng 12 được coi là tháng tăng điểm của thị trường khi các báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được công bố. Song với lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, suy thoái tăng cao làm cho VN-Index lại thiết lập đáy mới. Nhưng những phiên giao dịch cuối năm, VN- Index đã có chút cải thiện. Kết thúc năm ảm đạm 2008, VN-Index còn 315,62 điểm. Cả năm VN-Index đã mất 605,45 điểm.
Bước sang năm 2009, với những dư âm nặng nề của năm 2008 những tháng đầu năm xung hướng của thị trường vẫn tiếp tục mất điểm. Thị trường lại xác lập đáy mới cho VN-Index với 264,30 điểm vào phiên giao dịch 24/02. Tuy nhiên với những yếu tố hỗ trợ thị trường từ Chính phủ, kinh tế dần ra khỏi khủng hoảng. Nhìn chung cả năm 2009 VN-Index đã có những chuỗi ngày tăng điểm. Năm 2009, VN-Index đã lên được 624,10 điểm vào phiên giao dịch ngày 22/10. Nhưng kết thúc năm, VN-Index vẫn chỉ đạt được 494,77 điểm. Tuy không được như kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư, song đây cũng là một cố gắng lớn của thị trường, cả năm VN-Index đã tăng được 179,15 điểm. Kết quả này có được từ sự nỗ lực của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ bằng chính sách tài khóa, giảm thuế thu nhập và một tập hợp các chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ.