Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 56)

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng theo Basel

1.3.1 Nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Điều kiện về chính sách, quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng

- Thứ nhất, xây dựng chiến lƣợc và chính sách quản lý rủi ro dài hạn. Về phía các tổ chức tín dụng Việt Nam, Basel II đã có ảnh hƣởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các TCTD cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng mình cho phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bƣớc tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.

Để có thể áp dụng đƣợc Basel II tại các NHTM, đòi hỏi tự thân các ngân hàng phải ý thức về tầm quan trọng của Basel trong quản lý kinh doanh hoạt động ngân hàng nói chung, quản lý rủi ro nói riêng. Trong số đó, hoạt động tín dụng đƣợc coi nhƣ là hoạt động then chốt, hoạt động chủ đạo của ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận. Cần có sự gắn kết chặt chẽ trong các chức năng quản trị rủi ro từ khâu đề xuất, thẩm định, giải ngân, thu nợ và công tác kiểm tra đối với các khoản tín dụng đã cấp.

- Thứ hai, xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí khá cao. Đối với một nƣớc có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu nhƣ Việt Nam, việc áp dụng Basel II gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trƣớc xu thế hội nhập và mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cƣờng năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thƣơng mại (NHTM).

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quan trọng trong công tác phân loại, xếp hạng khách hàng của các NHTM, từ đó giúp cán bộ tín dụng

nhận biết rủi ro tín dụng đối với khách hàng từ trƣớc, trong và sau khi cấp tín dụng cho ngân hàng.

1.3.1.2 Điều kiện về hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp cho việc xử lý thông tin khách hàng, thông tin quản trị, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc nhanh chóng, cập nhật kịp thời, giúp các bộ phận nghiệp vụ cũng nhƣ quản lý có thể tiếp cận đƣợc nguồn thông tin tin cậy, có hệ thống một cách nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời nâng cao hiệu lực và chất lƣợng công tác điều hành, kiểm tra, giám sát nội bộ để phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro và có biện pháp giải quyết hữu hiệu, kịp thời, bảo đảm an toàn hệ thống.

Nền tảng kỹ thuật, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng chính là cơ sở và điều kiện để các NHTM có thể ứng dụng các biện pháp quản trị rủi ro tốt nhất theo Basel.

1.3.1.3 Điều kiện về nhân lực và đào tạo nhân lực

Khi bản thân mỗi ngân hàng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề hội nhập và quốc tế hoá trong xu thế hiện nay, để có thể áp dụng Basel vào quản trị rủi ro tại ngân hàng mình, đòi hỏi các NHTM phải có một đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, có đạo đức nghề nghiệp vận hành hệ thống quản trị rủi ro đó.

Các NHTM cần có chính sách đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu đối với từng nghiệp vụ cụ thể, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo chuyên đề để nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng. Chọn cán bộ có năng lực làm cán bộ nguồn cho ngân hàng, tập trung đào tạo và có chính sách đãi ngộ hợp lý để đảm bảo khung nhân sự đƣợc ổn định, duy trì nguồn nhân lực có chất lƣợng để đảm trách các vị trí quan trọng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)