Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56 - 62)

1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng theo Basel

1.3.2 Nhân tố khách quan

1.3.2.1 Yêu cầu của việc hội nhập

Theo lộ trình hội nhập đã cam kết trong Hiệp ƣớc thƣơng mại Việt Mỹ, lộ trình hội nhập AFTA và những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, đến năm 2010 về cơ bản Việt Nam phải thực hiện mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực ngân hàng, các hạn chế đối với NHTM cần đƣợc dỡ bỏ. Điều này làm cho thị trƣờng tài chính Việt Nam nhanh chóng trở thành một phần của thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trƣờng tài chính sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh, khiến các NHTM Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro và dễ bị tổn thƣơng hơn. Vì vậy, xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả theo thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, ngăn chặn và phòng ngừa hữu hiệu rủi ro trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam hiện nay. Để thực hiện tốt điều này, các NHTM phải có chiến lƣợc rõ ràng trong việc nâng cao nhận thức, lý luận về nguyên tắc, phƣơng pháp quản trị rủi ro để nhận biết, đo lƣờng, dự báo, kiểm soát rủi ro hiệu quả, đồng thời có chiến lƣợc xây dựng mô hình quản trị rủi ro rõ ràng, hữu ích, thống nhất, phù hợp với thực tiễn hoạt động của từng ngân hàng.

Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin tƣởng rằng khuôn khổ này sẽ đƣa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công tác quản lý rủi ro, cũng nhƣ các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ. Việc thực thi Basel II ở một số nƣớc Châu Á cụ thể nhƣ sau:

Bảng 1.6: Thực tiễn áp dụng Basel II ở một số nƣớc châu Á

Quốc gia

Các cách tiếp cận rủi ro tín dụng Các cách tiếp cận rủi ro hoạt động

SA IRBF IRBA BIA SA AMA

Trung Quốc Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng Hồng Kong 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 Không áp dụng Ấn Độ 31/3/2007 Không áp dụng 01/4/2007 Không áp dụng Nhật Bản 1/4/2007 1/4/2008 01/4/2007 1/4/2008 Hàn Quốc 1/1/2008 1/1/2008

Philipin 1/1/2007 Dự kiến 2010 1/1/2007 Dự kiến 2010

Singapore 1/1/2008 1/1/2008

Đài Loan 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 1/1/2008

Thái Lan 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2009

Nguồn: JICA (SA là cách tiếp cận chuẩn hóa; IRBF là cách tiếp cận cơ bản dựa trên xếp hạng nội bộ; IRBA là cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp hạng nội bộ; BIA là cách tiếp cận chỉ số cơ bản; AMA là cách tiếp cận đo lường tiên tiến)

1.3.2.2 Điều kiện về hành lang pháp lý

Năm 1990, những quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các ngân hàng đầu tiên đƣợc thể hiện trong các pháp lệnh về ngân hàng. Một số quy định cơ bản đã có nhƣng còn khá thô sơ nhƣ “Tổ chức tín dụng không đƣợc huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ” thay vì sử dụng hệ số an toàn vốn theo quy định của Basel I đƣợc ban hành năm 1988.

Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu và áp dụng khá chi tiết vào Việt Nam kể từ khi Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và

Luật Các tổ chức tín dụng đƣợc ban hành vào năm 1997 và chúng đã đƣợc cụ thể hóa hai năm sau đó bằng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN), Quy định về giới hạn cho vay đối với một khách hàng (Quyết định 296/1999/QĐ- NHNN).

Giai đoạn Năm 2005-2006, nhìn chung, các ngân hàng ở Việt Nam đang ở những bƣớc đầu tiên trong quá trình áp dụng những chuẩn mực quốc tế vào việc xây dựng một hệ thống an toàn, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động. Theo kết quả khảo sát do Công ty Tƣ vấn Ernst & Young tiến hành năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám sát ngân hàng quốc tế Basel, có tới 19 trong số 25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc không thực hiện phần lớn và 3/25 nguyên tắc không áp dụng. Trong đó, hầu hết các nguyên tắc liên quan đến điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu (mục tiêu, nhiệm vụ, tính độc lập, khung pháp lý, quyền lực, hệ thống thông tin của cơ quan giám sát ngân hàng), cấp phép và chấp thuận thay đổi cấu trúc ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động, phƣơng pháp giám sát ngân hàng liên tục đƣợc đánh giá không tuân thủ. Việc áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng chƣa đồng bộ và không triệt để dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá hệ thống ngân hàng chƣa phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình.

Các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc đã đề cập tới một số vấn đề liên quan tới các điều khoản trong hiệp định Basel I nhƣng vẫn ở mức còn hạn chế. Cụ thể: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng đã phản ánh đƣợc các rủi ro liên quan đến hạch toán nội bảng và ngoại bảng và phù hợp với Hiệp ƣớc Basel về vốn mới (Basel Capital Accord I). Các nội dung quy định về việc tính toán mức vốn tự có và tỷ lệ vốn tự có tối thiểu so với tổng tài sản “Có” rủi ro tại

Quyết định này đã tiến khá sát so với yêu cầu tính toán vốn tự có theo chuẩn mực Basel, điều này đảm bảo hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại đƣợc an toàn hơn. Tuy nhiên, giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn còn tồn tại một số khoảng cách, vì thế cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực kế toán Việt Nam chƣa phản ánh hợp lý rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng Việt Nam. Hầu hết các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đều đã đạt đƣợc hệ số an toàn vốn (CAR) trên 8%, song nếu so sánh với cách tính hệ số an toàn của Basel nhƣ đã nêu ở trên, tức là mẫu số phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trƣờng thì rất ít Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn ở mức trên 8%. Thêm vào đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% đƣợc áp dụng thống nhất cho tất cả các ngân hàng mà không tính đến sự khác biệt trong phạm vi, quy mô cũng nhƣ rủi ro của các ngân hàng. Đối với Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, dƣ nợ

tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại phải đƣợc phân loại, trích dự phòng rủi ro và có biện pháp đặc biệt đối với các khoản nợ xấu. Các khoản nợ đƣợc phân loại dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mỗi ngân hàng và chủ yếu dựa vào khả năng thu nợ của mỗi khoản vay. Đây đồng thời cũng là cách phân loại nợ mà Hiệp ƣớc Basel đã đƣa ra. Phƣơng pháp trích lập nêu tại Quyết định 493 đã tiến khá sát với thông lệ quốc tế, cụ thể: (i) Có trích lập dự phòng chung và dự phòng riêng; (ii) Có tính giá trị Tài sản bảo đảm và loại trừ khi tính toán số tiền phải trích lập; (iii) Cho phép các Ngân hàng thƣơng mại đƣợc trích lập dần trong 3 năm, phù hợp với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh tại các Ngân hàng thƣơng mại. Nhìn chung, quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về giới hạn tín dụng với một nhóm khách hàng có liên quan tƣơng đối phù hợp với yêu cầu của Basel.

Tháng 5/2010. Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã chính thức ban hành Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/10/2010 về Quy định về các

tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Thông tƣ 13 đề cập đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn chính yếu nhƣ sau:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; - Giới hạn tín dụng;

- Tỷ lệ khả năng chi trả;

- Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;

- Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động;

Thông tƣ 19 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 13 cho sát với thực tiễn hơn.

1.3.2.3 Điều kiện về hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng

Mô hình tổ chức Thanh tra Ngân hàng và hệ thống pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng còn bất cập so với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, nhất là so với yêu cầu thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Cụ thể, theo Hiệp ƣớc Basel, rủi ro tín dụng đƣợc xác định chủ yếu dựa trên hệ thống phân loại nợ nội bộ với hệ thống chỉ tiêu khá phức tạp nhằm đánh giá khả năng thu hồi nợ đối với từng khoản vay. Trong khi đó, việc phân loại nợ của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam dựa trên các thông số có tính bề mặt nhƣ căn cứ chủ yếu vào số ngày gia hạn nợ và số ngày chuyển sang nợ quá hạn. Các yếu tố định tính khác phản ánh đúng chất lƣợng và khả năng thu nợ của khoản vay nhƣ tình hình tài chính, rủi ro trong kinh doanh của khách hàng, rủi ro phi tài chính… đều chƣa đƣợc đƣa vào Hệ thống cho điểm tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại. Rủi ro thị trường chƣa đóng vai trò trọng yếu trong rủi ro hoạt động của các Tổ chức tín dụng, chƣa có các quy định về rủi ro thị trƣờng và do đó chƣa áp dụng nguyên tắc của Basel về điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với rủi ro thị trƣờng. Ngân hàng nhà nƣớc có thực hiện kiểm tra việc thiết lập các giới hạn cụ thể về rủi ro thị trƣờng bao gồm cả rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và việc xây

dựng hệ thống thông tin và kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc tuân thủ các giới hạn rủi ro thị trƣờng của các Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, mức độ kiểm tra khác nhau phụ thuộc vào từng loại hình Tổ chức tín dụng và phụ thuộc vào kỹ năng và kiến thức của các cán bộ thanh tra. Các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hầu nhƣ vẫn chƣa áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro thị trƣờng một cách đầy đủ. Các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam chƣa nhận thức đúng và đủ và loại hình rủi ro hoạt động nên cũng chƣa có nguồn dự phòng thích đáng và phù hợp đối với loại hình rủi ro này. Mặc dù vậy, trong thực tế, các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với loại rủi ro này với mức độ nguy hiểm ngày càng lớn ...

Kể từ năm 2007, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp phải hai vấn đề lớn gồm: (1) rủi ro về mặt thanh khoản và (2) rủi ro từ các hoạt động liên quan đến chứng khoán và bất động sản. Rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng gia tăng do cung tiền đƣợc mở rộng với tốc độ cao cộng với sự nở rộng quá nhanh của một số ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ mà phần đông là mới thành lập hay đƣợc nâng cấp lên từ các ngân hàng nông thôn. Điều này đã tạo ra sự mất cân đối trong việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng. Thêm vào đó, việc các Ngân hàng thƣơng mại tham gia quá tích cực vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản nhƣ cho vay để kinh doanh cổ phiếu hay mua bán bất động sản cũng nhƣ một số nghiệp vụ khác của ngân hàng đầu đã tạo ra những tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho hệ thống tài chính. Đề án Cải cách tổ chức và hoạt động Thanh tra Ngân hàng (Quyết định số 1976/QĐ-NHNN) đã nêu lên 7 nội dung cơ bản trong đó nhấn mạnh việc chuyển hƣớng từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra - giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và hợp nhất kết hợp với thanh tra - giám sát tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng”.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)