2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tạ
2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam
Bảng 2.3: Tỷ lệ an toàn vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam
Đơn vị tính: VNĐ STT Các chỉ tiêu Năm 2011 Tháng 9/2012 1 Vốn cấp 1 34.528.213.054.682 34.191.343.130.395 2 Vốn cấp 2 5.463.383.844.937 5.463.383.844.937 (I) Vốn tự có hợp nhất 39.991.596.899.619 39.654.726.975.332 3 Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 0% - - 4 Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 20% 12.258.907.159.332 8.469.651.874.186 5 Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 50% - 86.306.279.480.915 6 Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 100% 435.710.724.288.351 285.037.508.743.387 7 Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 150% 6.503.303.485.170 5.731.386.000.000 8 Nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro 250% 41.274.912.602.418 40.109.548.568.256
(i) Tổng tài sản “Có” rủi ro nội bảng 495.747.847.535.271 425.654.374.666.743
(ii) Tổng tài sản “Có” rủi ro của các cam kết
ngoại bảng 10.294.068.614.000 10.650.798.956.344
(II) Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất 506.041.916.149.271 436.305.173.623.087
CAR 7,90% 9,09%
(Nguồn: Báo cáo tỷ lệ an toàn vốn 2011, 2012)
Tỷ lệ an toàn vốn đƣợc tính theo quy định của Thông tƣ 13, theo đó, NHNN chia vốn tự có ra thành các khối vốn cấp 1 và cấp 2, vốn cấp 1 của NHNo&PTNT Việt Nam chiếm chủ yếu trong số vốn tự có.
NHNo&PTNT Việt Nam bắt đầu áp dụng tính chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn sau khi Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành thông tƣ 13, quy định về tỷ lệ an toàn vốn. Theo đó, hệ số an toàn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam năm 2011 là 7,9%, chƣa đạt tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nƣớc. Số thống kê đến tháng 9/2012 cho thấy, hệ số này đang đƣợc chú trọng và tăng lên nhằm đạt chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Tuy nhiên, việc đáp ứng đƣợc tỷ lệ an toàn theo cách tính của Thông tƣ 13, vốn vẫn dựa theo nội dung của Basel I, chƣa chắc đã cải thiện đƣợc mức độ an toàn trong cơ cấu tổ chức hay quản trị của TCTD. Cách tính CAR theo Basel II đã cộng cả rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp vào mẫu số của công thức. Trong khi đó, theo qui định tại Thông tƣ 13, mẫu số mới chỉ bao gồm Tài sản Có rủi ro, nghĩa là chỉ tính đến duy nhất rủi ro tín dụng, chƣa phản ánh chính xác mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong khi thế giới đang bắt đầu thực hiện theo lộ trình những tiêu chuẩn mới của Basel III thì Việt Nam vẫn đang còn cách rất xa việc áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II, NHNo&PTNT Việt Nam cũng không nằm ngoài thực trạng đó .
Mặt khác, vẫn còn tồn tại những bất cập trong quy định về hệ số rủi ro của các tài sản có trong công thức tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tại Ðiều 5 của Thông tƣ 13. Về các tài sản có hệ số rủi ro là 250% đƣợc quy định tại khoản 5.6, bao gồm các khoản cho vay để đầu tƣ chứng khoán, các khoản cho vay các công ty chứng khoán và các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản. Mặc dù, hoạt động đầu tƣ kinh doanh chứng khoán và bất động sản là những hoạt động đầu tƣ rủi ro cao, nhƣng việc quy định một hệ số rủi ro duy nhất ở mức cao cho tất cả các khoản vay thuộc các lĩnh vực này là chƣa thật hợp lý. Chẳng hạn, khoản cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán có mức độ rủi ro khác với cho vay cầm cố chứng khoán; mức độ rủi ro của cho vay kinh doanh bất động sản cũng phân biệt giữa bất động sản đã hình
thành và bất động sản hình thành trong tƣơng lai… Việc áp dụng này sẽ làm tăng tổng tài sản có rủi ro của ngân hàng lên rất nhiều, vì thế các NHTM sẽ hạn chế cho vay đối với hai hoạt động này, kể cả với các hình thức có mức độ rủi ro thấp. Biện pháp này chỉ có tác dụng hạn chế rủi ro trong thời gian ngắn mà không đảm bảo phát triển bền vững trong thời gian dài.