Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 89 - 94)

2.3.1.1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc

Luật số 20/2004/QH ngày 15/6/2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12) đã quy định tỷ lệ an toàn vốn, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2004 (đƣợc bổ sung bằng Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 và Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05/12/2008) đã hƣớng dẫn cụ thể việc tính toán tỷ lệ này trong phụ lục A. Thông tƣ số 13/TT-NHNN ngày 20/5/2010 (có hiệu lực từ 01/10/2010) thay thế Quyết định 457, nâng tỷ lệ này lên 9% thay vì 8% nhƣ trƣớc đây và yêu cầu các TCTD duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất.

Hiện nay tỷ lệ này tại NHNo&PTNT Việt Nam đã tăng từ 7,09% (năm 2011) lên 9,09% (năm 2012) đạt yêu cầu tối thiểu của Ngân hàng Nhà nƣớc. Tỷ lệ này cần đƣợc duy trì và tiếp tục nâng lên để đáp ứng yêu cầu ngày một cao của NHNN.

2.3.1.2 Xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Để quản lý rủi ro tín dụng, NHNN đã ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và bổ sung bằng Quyết định

18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Hiện nay. mới chỉ có 3 ngân hàng đã trình và đƣợc NHNN chấp thuận cho áp dụng phân loại nợ định tính theo quy định tại Điều 7, Quyết định 493 là Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011về việc ban hành Hƣớng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam, trong đó quy định chi tiết về cách chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm sẽ thu đƣợc điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.

- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộ tín dụng xác định đƣợc sau khi phân tích tiêu chí đó.

- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. - Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ tiêu tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.

Thông thƣờng một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tƣơng ứng với 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Nhƣ vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt đƣợc nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã đƣợc xác định.

Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu nhân với trọng số, đồng thời có tính đến các nhân tố ảnh hƣởng là: loại hình

sở hữu và báo cáo tài chính (quý, năm) của khách hàng có đƣợc kiểm toán hay không đƣợc kiểm toán.

Sau khi thu đƣợc điểm tổng hợp, hạng và nhóm nợ của khách hàng đƣợc xếp nhƣ sau (thang điểm này áp dụng cho tất cả các loại khách hàng chấm điểm):

Bảng 2.6: Xếp hạng và nhóm nợ của khách hàng sau khi chấm điểm

Điểm đạt đƣợc Xếp hạng Nhóm nợ 90-100 AAA 1 80-<90 AA 73-<80 A 70-<73 BBB 2 63-<70 BB 60-<63 B 3 56-<60 CCC 53-<56 CC 44-<53 C 4 < 44 D 5 Nguồn: [20]

Về giới hạn cho vay: Điều 8, Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN quy định về giới hạn cho vay, trong đó có một số nội dung đáng lƣu ý nhƣ: TCTD không đƣợc cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán; TCTD không đƣợc cho vay không có bảo đảm để đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán; tổng dƣ nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả khách hàng nhằm đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán không vƣợt quá 20% vốn điều lệ của TCTD…

NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành quyết định số 705/QĐ-HĐQT- TKDB ngày 12/05/2011 về việc ban hành quy định về tổ chức thực hiện các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam , trong đó

quy định: Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với 1 khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của NHNo; tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của NHNo, Tổng dƣ nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá đối với tất cả các khách hàng đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 20% vốn điều lệ của NHNo…

2.3.1.3 Thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ

Trong một thực thể kinh tế là tổ chức tín dụng, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ” là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng đƣợc thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và đƣợc tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt đƣợc các mục tiêu mà tổ chức tín dụng đã đặt ra”.[11]

Nhƣ vậy, nói một cách khái quát, HTKSNB là toàn bộ hệ thống chính sách và thủ tục nhằm bốn mục tiêu:

Thứ nhất là bảo vệ tài sản của đơn vị: đây là mục tiêu hết sức quan trọng, vì vậy đơn vị cần phải xây dựng HTKSNB hiệu quả nhằm bảo vệ cho tài sản của mình.

Thứ hai là bảo đảm độ tin cậy của thông tin: tính chính xác, kịp thời, đáng tin cậy và phù hợp về hoạt động kinh tế của đơn vị để có thể đƣa ra quyết định quản lý đúng đắn.

Thứ ba là đảm bảo việc tuân thủ luật pháp và các quy định của đơn vị. Thứ tƣ là đảm bảo hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý của đơn vị Bốn mục tiêu này không thể tách rời mà phải đƣợc kết hợp hài hòa trong toàn bộ hệ thống nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu của toàn bộ đơn vị.

an toàn và sự lành mạnh của ngân hàng nói chung và hệ thống quản lý rủi ro nói riêng. Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả bao gồm cả việc thực thi quyền hạn, trách nhiệm và phân tách nghiệp vụ của các bộ phận.

Khi hệ thống kiểm soát nội bộ đúng cấu trúc sẽ khuyến khích các hoạt động của ngân hàng hoạt động có hiệu quả, các báo cáo tài chính và pháp lý đáng tin cậy, biện pháp bảo vệ tài sản và giúp bảo đảm tuân thủ pháp luật liên quan, các quy định, chính sách và thể chế. Kiểm soát nội bộ nên đƣợc kiểm tra bởi kiểm toán nội bộ độc lập báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo.

Để đảm bảo kiểm soát nội bộ và các thủ tục kiểm toán, cần chú ý:

- Hệ thống kiểm soát nội bộ phải phù hợp với loại hình và mức độ rủi ro gây ra bởi tính chất và phạm vi hoạt động của ngân hàng;

- Cơ cấu tổ chức của ngân hàng phải thiết lập rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm giám sát sự tuân thủ chính sách, thủ tục và các giới hạn;

- Các báo cáo cần cung cấp đầy đủ, độc lập của bộ phận kiểm soát từ các lĩnh vực kinh doanh và phân tách nhiệm vụ của các bộ phận trong ngân hàng nhƣ bộ phận kinh doanh trực tiếp (front –office), bộ phận middle-office, bộ phận back-office;

- Cấu trúc của ngân hàng nên phản ánh hoạt động thực tế;

- Các báo cáo tài chính, hoạt động và pháp lý phải đảm bảo tin cậy, chính xác, kịp thời; với trƣờng hợp ngoại lệ phải đƣợc ghi nhận và nhanh chóng điều tra tìm hiểu;

- Kiểm toán nội bộ hoặc hoạt động xem xét kiểm soát khác nên cung cấp độc lập và khách quan;

Hiệu quả của kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin nên đƣợc kiểm tra và xem xét lại định kỳ.

Bộ phận Kiểm toán nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam mới đƣợc chính thức thành lập từ cuối năm 2009, trực thuộc Ban Kiểm soát, và hiện nay đang trong thời gian hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự. Chính vì vậy, hoạt động của Kiểm toán nội bộ chƣa thực sự hiệu quả, bởi các quy trình kiểm toán còn chƣa đầy đủ, chƣa có các chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ kiểm toán cho các cán bộ mới chuyển từ các bộ phận nghiệp vụ khác sang. Bên cạnh đó,do đặc trƣng công việc kiểm toán nội bộ là phải đi công tác nhiều nên cần có chính sách lƣơng thƣởng, phụ cấp ƣu đãi thu hút đối với bộ phận này, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công việc của cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng theo basel II tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)