Trƣớc thực trạng khó khăn trên, NHNo&PTNT Việt Nam đang từng bƣớc củng cố, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh và hoàn thiện hệ thống để tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trƣờng tài chính, tín dụng nông nghiệp, nông thôn; củng cố và nâng cao thị trƣờng nguồn vốn; duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý, kiểm soát cơ cấu nợ vay; phát triển và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin; tăng cƣờng tỷ hoạt động ngoài tín dụng…
2.1.4 Sự cần thiết áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT Việt Nam
2.1.4.1 Những tồn tại của hoạt động tín dụng từ bản thân ngân hàng
Hậu quả của việc theo đuổi tăng trƣởng tín dụng cao trong thời kỳ trƣớc, trong khi năng lực quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng còn thấp, cộng với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên đáng kể trong năm 2011. Nhóm Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc (NHTMNN) có tỷ lệ nợ xấu cao hơn hẳn so với nhóm Ngân hàng thƣơng mại cỏ phần (NHTMCP) (chênh lệch tỷ lệ nợ xấu của 2 nhóm ngân hàng là 1,18%). Nguyên nhân của tình trạng trên chính là việc nhóm NHTMNN phải gánh chịu khoản nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nƣớc, trong đó phải kể đến các tập đoàn kinh tế và tổng công ty hoạt động không hiệu quả
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam năm 2011 STT Tổ chức tín dụng (TCTD) Tỷ lệ nợ xấu 1 Nhóm TCTD Việt Nam 3,44% NHTMNN 3,62% NHTMCP 2,44% Công ty tài chính 3,11%
Công ty cho thuê tài chính 51,7%
2 Nhóm TCTD nƣớc ngoài 2,09%
Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 1,21%
Ngân hàng liên doanh 4,46%
Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 1,63%
Công ty tài chính 5,25%
Công ty cho thuê tài chính 5,88%
Nguồn: [8]
Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Việt Nam có xu hƣớng tăng lên, năm 2011 tỷ lệ này là 4,82%, cao hơn so với tỷ lệ chung của ngành.
Tốc độ tăng trƣởng thấp hơn so với mức tăng trƣởng của toàn ngành ngân hàng.
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chƣa đạt so với chỉ tiêu định hƣớng chiếm trên 70% dƣ nợ
Công tác dự báo, thống kê tín dụng còn yếu, nhất là thống kê tình hình cho vay nông nghiệp, nông thôn, ảnh hƣởng tới công tác chỉ đạo điều hành. Việc định hƣớng cụ thể cho các chi nhánh về các ngành, lĩnh vực mở rộng hoặc hạn chế đầu tƣ tín dụng còn chậm.
Xử lý những vấn đề cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác còn chƣa nhanh nhạy nhất là việc điều chỉnh các chính sách (lãi suất, phí, mua bán
ngoại tệ) đối với khách hàng là tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu nông sản lớn.
Mô hình quản lý tín dụng chƣa phù hợp với quy mô tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng chƣa thực sự phát huy hiệu quả. Công tác giám sát hoạt động tín dụng của trụ sở chính đối với chi nhánh còn hạn chế, chậm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trƣờng hợp cho vay không đúng các quy định.
Việc chấp hành kỷ cƣơng, kỷ luật ở một số chi nhánh còn chƣa nghiêm, còn phát sinh nhiều sai phạm do rủi ro về đạo đức của cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng; cho vay, cấp bảo lãnh không đúng quy định, không hạch toán, theo dõi sổ sách, mở LC nhƣng không xác định đƣợc nguồn vốn thanh toán, cho vay vƣợt quyền phán quyết gây thiệt hại về tài sản và ảnh hƣởng đến uy tín, thƣơng hiệu của NHNo&PTNT Việt Nam .
Các chi nhánh chƣa quan tâm đúng mức đến hoạt động cho vay thông qua tổ nhóm. Do đó việc chuyển tải vốn thông qua các tổ chức đoàn thể, các cấp hội đến Hộ nông dân còn hạn chế.
Chƣa phát triển cho vay theo mô hình kinh tế trang trại
Cho vay xuất khẩu lao động có dấu hiệu giảm sút về hiệu quả; nợ xấu tăng do ngƣời lao động phải về nƣớc trƣớc thời hạn, không có nguồn thu nhập để trả nợ.
Nợ xấu đƣợc kiểm soát nhƣng vẫn ở mức cao, việc xử lý thu hồi nợ xấu chậm. Tổng nợ xấu đến 31/12/2011 là 27.446 tỷ đồng chiếm 6,1%/tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế, tăng 11.871 tỷ đồng so với năm 2010. Số chi nhánh có nợ xấu trên 5%/tổng dƣ nợ là 46 chi nhánh. Nợ xấu chủ yêu tập trung tại các chi nhánh trên địa bàn 2 thành phố lớn và Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
2.1.4.2 Những yếu tố khách quan
Mặc dù sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel II, nhƣng Basel II đã ảnh hƣởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro.
Việc áp dụng Basel II đòi hỏi chi phí khá cao, các TCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Vì thế, mức rủi ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhƣng của các ngân hàng nhỏ và yếu kém có thể tăng lên. Khi đó, các ngân hàng nhỏ sẽ chịu chi phí đầu vào tăng, nên lãi suất đầu ra sẽ tăng hoặc chênh lệch lãi suất thấp hơn, gây ảnh hƣởng bất lợi đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải hợp nhất hoặc sáp nhập để hạn chế rủi ro. Điều này dƣờng nhƣ đã đƣợc các NHTM Việt Nam xác nhận và nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lƣợc kinh doanh riêng, trong đó chú trọng mở rộng qui mô về vốn và loại hình dịch vụ theo hƣớng sáp nhập thành ngân hàng lớn hơn và liên doanh, liên kết với các ngân hàng nƣớc ngoài.
Về giám sát vĩ mô, NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 và Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định về các tỉ lệ an toàn, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, trong đó Quyết định 493 đã tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng đƣợc chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hƣớng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel II.
Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel II là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM, trên cơ sở đó sẽ tăng cƣờng năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro, mặc dù việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống ngân hàng Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các TCTD có thể tự xác định đƣợc thực trạng rủi ro hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh và xác định thế mạnh của ngân hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh để định hƣớng hoạt động ngân hàng, từng bƣớc áp dụng các chẩn mực Basel II.
Riêng đối với phƣơng pháp đo lƣờng nâng cao, phần lớn các NHTM