CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của
3.3.1.1. Chỉ tiêu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng dƣ nợ 333.356 376.289 439.869
Dƣ nợ cho vay khách hàng
doanh nghiệp 281.472 315.383 363.184
Tỷ trọng 84,44% 83,81% 82,57%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý thông tin)
Nhìn vào Bảng 3.3 ta thấy tổng số dƣ nợ đối với khối khách hàng doanh nghiệp từ năm 2012 đến năm 2014 của VietinBank tăng nhanh qua các năm, cho dù những năm gần đây nhiều ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc gặp khó khăn trong việc cho vay và giải ngân đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp vì các doanh nghiệp rất thận trọng trong việc sử dụng vốn vay khi tính toán đến phƣơng án kinh doanh khả thi và áp lực trả nợ cho ngân hàng.
Năm 2013, dƣ nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tăng 33.911 tỷ đồng, với tốc độ tăng là 12% so với năm 2012. Năm 2014, dƣ nợ cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp tăng 47.801 tỷ đồng với tốc độ tăng là 15,2% so với năm 2013. Có thể nói đây là một mức độ tăng trƣởng cao không chỉ so với các ngân hàng thƣơng mại khác mà còn so với các đối tƣợng vay vốn khác nhƣ khách hàng cá nhân, hợp tác xã hay hộ kinh doanh, vì bản thân khách hàng doanh nghiệp luôn là đối tƣợng khách hàng đƣợc ƣu tiên và mũi nhọn không chỉ riêng VietinBank mà tất cả các ngân hàng.
Bảng 3.5: Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Loại hình doanh nghiệp 2012 2013 2014
1 Công ty TNHH có vốn Nhà nƣớc 73.390 90.047 95.665 2 Công ty cổ phần có vốn Nhà nƣớc 40.830 38.920 44.486
3 Công ty TNHH khác 61.496 70.565 77.030
4 Công ty cổ phần khác 85.020 91.257 112.943 5 Doanh nghiệp tƣ nhân 12.164 12.265 13.672 6 Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 8.572 12.329 19.388
Tổng số 281.472 315.383 363.184
(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý thông tin)
Trong các loại hình các doanh nghiệp vay vốn tại VietinBank, đối tƣợng có dƣ nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả ba năm là Công ty cổ phần tƣ nhân và Công ty TNHH có vốn nhà nƣớc; đối tƣợng này có dƣ nợ năm 2012 chiếm 56,28% trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp, năm 2013 chiếm 57,49% trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp và năm 2014 chiếm 57,44% trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp thứ hai có dƣ nợ chiếm tỷ trọng cao là các Công ty TNHH tƣ nhân và Công ty cổ phần có vốn của Nhà nƣớc; đối tƣợng này có dƣ nợ năm 2012 chiếm 36,35% trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp, năm 2013 chiếm 34,71% trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp và năm 2014 chiếm 33,46% trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp. Tổng dƣ nợ của các loại hình doanh nghiệp này luôn chiếm tỷ lệ cao trên tổng dƣ nợ cho vay của toàn ngân hàng. Đây là một điều hợp lý trong cơ cấu cho vay vì trong nền kinh tế nói chung các thành phần này vẫn là những thành phần có số lƣợng doanh nghiệp nhiều nhất, đóng góp vào sự tăng trƣởng GDP nhiều nhất so với các thành phần kinh tế còn lại. Do đó, nhu cầu vốn của các thành phần này cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhiều và dƣ nợ cho vay đối với đối tƣợng này vì thế luôn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng dƣ nợ cho vay đối với toàn bộ khách hàng doanh nghiệp.
Nhìn trên bảng tổng kết, ta dễ dàng nhận thấy, các công ty có vốn nhà nƣớc chiếm tỷ trọng dƣ nợ khá cao so với tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp, tỷ lệ này từ năm 2012 đến 2014 lần lƣợt là: 40,06%; 40,89%; 38,59%. Qua đây, chứng tỏ, VietinBank tạo chỗ đứng, sự tin tƣởng rất lớn với thành phần kinh tế này. Chính vì vậy, các loại hình này đƣợc VietinBank chú trọng cao. Đối với các loại hình doanh nghiệp này, có một số lƣợng doanh nghiệp chiếm số lƣợng ít nhƣng tổng dƣ nợ cho vay của một doanh nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn, ví dụ nhƣ các tổng công ty/ hoặc tập đoàn, cụ thể: Tổng công ty xăng dầu, Tập đoàn điện lực, Tổng công ty xi măng Việt Nam...
Bảng 3.6: Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Ngành nghề 2012 2013 2014
1 Lâm nghiệp và thủy sản 7.471 10.157 13.329
2 Khai khoáng 22.051 22.335 21.861
3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 94.641 114.899 131.009 4 Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng 20.487 23.164 25.142
5 Xây dựng 20.497 24.043 34.097
6 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy 87.386 96.487 101.064 7 Hoạt động kinh doanh bất động sản 23.462 22.321 24.481
8 Hoạt động khác 5.478 1.977 12.202
Tổng số 281.472 315.383 363.184
(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý thông tin)
VietinBank cho vay đối với các đối tƣợng khách hàng thuộc mọi loại hình doanh nghiệp cũng nhƣ mọi ngành nghề kinh doanh. Sự đa dạng trong ngành nghề kinh doanh đƣợc tài trợ vốn của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro cho vay theo ngành nghề, vì cho vay theo ngành nghề chịu tác động rất lớn vào những giai đoạn kinh tế mà sự phát triển hay suy thoái của một hoặc một số ngành nghề nhất định.
Trong các ngành nghề vay vốn từ VietinBank thì hai ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất là Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và Công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành nghề này có tỷ trọng dƣ nợ trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp qua các năm trên dƣới 30%, cụ thể nhƣ sau:
- Đối với Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy tỷ trọng dƣ nợ trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp từ năm 2012 đến 2014 lần lƣợt nhƣ sau: 31,05%; 30,59% và 27,83%. Ngành nghề kinh doanh này chủ yếu là vay ngắn hạn của ngân hàng để nhập ô tô, xe máy về bán, loại hàng hóa này cần nhiều vốn đầu tƣ chính vì vậy lƣợng vốn lƣu động cần cho một nhu cầu vay vốn là lớn và dƣ nợ cho vay đối với loại ngành nghề này cũng chiếm tỷ trọng cao.
Tuy nhiên, đối với các mặt hàng ô tô, xe máy những năm gần đây cũng bắt đầu có độ chững do ảnh hƣởng của nền kinh tế suy thoái và việc thắt chặt chi tiêu của ngƣời tiêu dùng, chính vì thế mà dƣ nợ cho vay qua các năm có tăng nhẹ nhƣng tỷ trọng dƣ nợ trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo chiều hƣớng giảm dần.
- Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: ngành nghề kinh doanh này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất, nhu cầu vốn chủ yếu là vay trung và dài hạn để đầu tƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị. Sản phẩm của ngành nghề này cũng đa dạng, phong phú đối với từng loại hình doanh nghiệp và phƣơng án thực hiện kinh doanh. Do đó, lƣợng vốn cần cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh đối với ngành nghề này cũng cần nhiều và chiếm tỷ trọng cao so với các ngành nghề khác. Năm 2012 tỷ trọng cho vay đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 33,62% trên tổng dƣ nợ cho vay đối với doanh nghiệp, năm 2013 tỷ lệ n ày là 36,43% và năm 2014 tỷ lệ này là 36,07%.
Các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng nhỏ và trung bình ở mức dƣới 10% dƣ nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Nguyên nhân cơ bản là do sản phẩm của các ngành nghề này đối với nền kinh tế cũng chiếm tỷ trọng nhỏ do đó nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng hạn chế hơn.
Một điểm đáng chú ý trong hoạt động cho vay theo ngành nghề của VietinBank là tỷ trọng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản vẫn ở mức tƣơng đối cao, năm 2012 tỷ trọng là 8,34%, năm 2013 là 7,08% và năm 2014 là 6,74%. Đối với ngành nghề kinh doanh này, những năm gần đây vẫn đƣợc đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro, do sự ảnh hƣởng của hiện tƣợng bong bóng bất động sản đã làm nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đứng trƣớc những khó khăn về tài chính thậm chí là trƣớc bờ vực phá sản. Do đó, duy trì mức dƣ nợ cao đối với ngành nghề kinh doanh này khiến VietinBank vẫn có những rủi ro cho vay cần phải đƣợc trích lập dự phòng rủi ro, tuy nhiên mặc dù dƣ nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản có tăng nhẹ nhƣng tỷ trọng cho vay bất động sản trên tổng dƣ nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn theo chiều hƣớng giảm dần, theo tỷ lệ đã phân tích ở trên.