Phương pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 36 - 40)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tình huống

Là phƣơng pháp nghiên cứu vấn đề thông qua nghiên cứu trƣờng hợp điển hình. Ngƣời nghiên cứu đặt vấn đề trong 1 tình huống cụ thể, đƣợc đặt vào vị trí của ngƣời ra quyết định để giải quyết vấn đề trong tình huống ấy (Hammond, J.S, Đại học Havard).

Trong đề tài này tác giả nghiên cứu phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trong một tình huống, cụ thể là Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng V, giai đoạn 2012 -2014. Trong đó, tác giả có sử dụng các chỉ tiêu đo lƣờng sự phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả so sánh, phân tích các chỉ tiêu này với từng giai đoạn khác nhau. Thông qua so sánh, phân tích và đánh giá tổng quan về tình hình phát triển hoạt động cho vay khách hàng tại VietinBank, với vai trò là ngƣời ra quyết định, tác giả sẽ xây dựng những giải pháp phát huy hiệu quả ở những khâu đã tốt và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

Đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế trong nội tại của ngân hàng. Đồng thời, phân tích đƣợc những cơ hội và thách thứ mà Ngân hàng phải đối mặt trong thời gian tới. Để xây dựng chiến lƣợc phát huy điểm mạnh, tận dụng tối đa cơ hội và cách thức đối phó với thách thức trong tƣơng lai, nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng VietinBank.

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank giai đoạn 2012- 2014, tình hình phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank giai đoạn 2012 – 2014.

- Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong bài viết tác giả sử dụng phƣơng pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo. Cụ thể, số liệu kỳ gốc ở đây là số liệu năm 2012; số liệu kỳ phân tích là số liệu các năm 2013, 2014 của ngân hàng VietinBank.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tương đối:

.) Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các

phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

.) Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

Yt - Yt-1

R∆y (%) = x 100 Yt-1

Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

- Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threads) của Vietinbank nhằm dễ dàng nhìn thấy và đƣa ra các giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp.

Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT cho VietinBank nhƣ sau:

Bảng 2.1 Mô hình phân tích SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội

(O) Phối hợp SO Phối hợp WO

Thách thức

(T) Phối hợp ST Phối hợp WT

Qua đó phân tích:

- Chiến lƣợc S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của Vietinbank,

- Chiến lƣợc W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội cho VietinBank, bởi, trong bối cảnh cầu cho vay vẫn còn khó khăn, các ngân hàng sẽ cạnh tranh quyết liệt trong việc cung ứng vốn với giá cạnh tranh cho các khách hàng có chất lƣợng tín dụng tốt.

- Chiến lƣợc S-T xác định những cách thức mà Vietinbank có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài.

- Chiến lƣợc W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính ngân hàng làm cho nó trở nên dễ bị tổn thƣơng trƣớc các nguy cơ từ bên ngoài.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG

MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)