Tăng cường công tác cán bộ nhằm đáp ứng hoạt động phát triển cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

4.2.7. Tăng cường công tác cán bộ nhằm đáp ứng hoạt động phát triển cho

khách hàng doanh nghiệp

4.2.7.1. Đào tạo cán bộ

Nguyên nhân của những khoản nợ khó đòi chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng. tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các rủi ro của ngân hàng không có lỗi của cán bộ cho vay. Điều đó thể hiện ở chỗ năng lực thẩm định đánh giá của một số cán bộ cho vay còn hạn chế, thiếu cập nhật…đã dẫn đến quyết định

cho vay gây lãng phí vốn của ngân hàng. Vì vậy việc đầu tiên cấp thiết bây giờ là phải chuẩn hoá đội ngũ cán bộ bằng cách :

- Mở các lớp, các khóa đào tạo mới đối với cán bộ mới tuyển dụng và đào tạo lại với cán bộ cũ, có chính sách khen thƣởng cả bằng vật chất lẫn tinh thần khuyến khích cán bộ cho vay đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những kiến thức mới nhất phục vụ công việc.

- Thƣờng xuyên hệ thống hoá lại các văn bản cũ, mới để cán bộ cho vay nắm bắt, cập nhật kịp thời.

- Kinh nghiệm thẩm định các lĩnh vực về phƣơng diện kỹ thuật nhƣ: các thông số kỹ thuật máy móc, chất lƣợng, máy móc… còn hạn chế. Bởi vậy nên cử một số cán bộ cho vay đi học và nghiên cứu chuyên sâu về phƣơng diện này thì việc thẩm định sẽ có hiệu quả hơn.

- Song song với bồi dƣỡng về trình đô ̣ chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ cho cán bô ̣, mô ̣t vấn đề quan tro ̣ng đă ̣t ra là bồi dƣỡng về đa ̣o đƣ́c nghề nghiê ̣p , thái độ cũng nhƣ phong cách giao tiếp với khách hàng . Cùng với việc quảng cáo trên các phƣơng tiê ̣n thông tin đa ̣i chún g thì mô ̣t phƣơng thƣ́c quảng cáo ít chi phí nhất , nhƣng lại mang tới hiê ̣u quả lâu dài , đó là tƣ̣ quảng cáo bằng viê ̣c phu ̣c vu ̣ tốt khách hàng, tạo uy tín và hình ảnh đẹp về ngân hàng . Điều này đòi hỏi các cán bô ̣ ngân hàng phải có trách nhiệm cao hơn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Cán bộ ngân hàng không chỉ cần hoàn thành khối lƣợng công việc đƣợc giao mà chất lƣợng phải luôn đƣợc đảm bảo , đáp ƣ́ng ki ̣p thời yêu cầu và ta ̣o sƣ̣ hà i lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng . Riêng đối với hoa ̣t đô ̣ng cho vay doanh nghiệp, VietinBank cần quan tâm đúng mƣ́c, vì đây là hoạt động sinh lời cao nhất . Do đó , khi cung cấp sản phẩm này cầ n chú ý : ngoài việc tuân thủ các quy định đề ra thì cán bộ liên quan đến hoạt động cho vay phải có trách nhiệm với công việc , có thái độ niềm nở , nhiê ̣t tình để khách hà ng gắn bó hơn với ngân hàng và cũng có thể chính những khách hàng thân thiết đó sẽ là ngƣời quảng bá cho các đối tác khác tham gia giao dịch với VietinBank.

4.2.7.2.Có chế độ đãi ngộ

VietinBank cần có chế đô ̣ khuyến khích , thƣởng pha ̣t rõ ràng đối với tƣ̀ng cán bộ trong đơn vị theo khả năn g và hiê ̣u quả công viê ̣c . Để làm đƣợc điều đó , cần thƣờng xuyên đánh giá cán bô ̣ thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiê ̣u quả công viê ̣c, ý kiến phản hồi từ khách hàng , tƣ̀ bô ̣ phâ ̣n quản lý… qua đó có thể khen thƣởng ki ̣p thời các cán bộ làm việc nhiệt tình , có trách nhiệm và hiệu quả . Điều này sẽ tạo động lực cho cán bộ làm việc tốt hơn , hiê ̣u quả hơn vì quyền lợi của họ gắn liền với số lƣợng và chất lƣợng công việc . Đặc biệt, nên có chế đô ̣ khen thƣởng riêng đối với cán bô ̣ tín du ̣ng có nhiều đóng góp trong viê ̣c tìm kiếm , mở rô ̣ng khách hàng, phục vụ tốt, đảm bảo dƣ nợ cho vay, và an toàn tín dụng.

4.2.8. Một số giải pháp khác

Một là: Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ

thống để nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa rủi ro.

Hai là: Có chế độ khen thƣởng rõ ràng, công minh cho các đơn vị trực thuộc nhằm khuyến khích, thúc đẩy các đơn vị đó hoạt động hiệu quả hơn. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trực thuộc Ngân hàng. Nghiên cứu chế độ khen thƣởng có tính chất khuyến khích cán bộ cho vay mở rộng hoạt động cho vay.

Ba là: Nghiên cứu ban hành cơ chế lãi suất trong nội bộ Ngân hàng có tính chất khuyến khích mở rộng cho vay trên từng địa bàn.

Bốn là: Hỗ trợ kinh phí cho Phòng giao dịch/ Chi nhánh trong công tác đào tạo nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề nhƣ: Thẩm định cho vay, thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế, hỗ trợ cho các Phòng giao dịch/ Chi nhánh kinh phí để hiện đại hoá cơ sở, giúp cho các cơ sở tăng đƣợc tính cạnh tranh của mình và hoạt động có hiệu quả hơn.

4.3. Một số kiến nghị

Đến nay, Đảng và Nhà nƣớc đã nhận thức đƣợc vai trò to lớn của các doanh nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, và đã có một số

biện pháp để khuyến khích, hỗ trợ phát triển khu vực này. Tuy nhiên để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của doanh nghiệp, Nhà nƣớc phải là thành viên tích cực và quan trọng hơn trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để Ngân hàng có thể mở rộng cho vay đến các doanh nghiệp, cũng nhƣ các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng nguồn vốn của Ngân hàng,vì vậy tác giả xin đề xuất một số kiến nghị với Đảng và các cơ quan Nhà nƣớc, cụ thế

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng Ngân hàng phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp trên nguyên tắc vừa đảm bảo an toàn cho vốn của Ngân hàng, vừa đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp một cách thuận tiện và nhanh chóng. Cơ chế tín dụng thay đổi tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp hoặc vốn tự có không đủ để tham gia dự án xin vay, các doanh nghiệp không có tài sản thế chấp hoặc vốn tự có không đủ để tham gia dự án xin vay, đƣợc phép vay vốn Ngân hàng nhƣng cần có quy định rõ ràng trách nhiệm về trả nợ tiền vay đối với các doanh nghiệp. Cần có các gói chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc kết hợp với các Ngân hàng thƣơng mại cho đối tƣợng doanh nghiệp ít vốn nhƣ: các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới khởi nghiệp,…để kích thích họ phát triển sản xuất.

- Chính sách công nghệ: Nhà nƣớc cần có chủ trƣơng biện pháp định hƣớng công nghệ cho các ngân hàng, đặc biệt là hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin trong việc quản lý tại các ngân hàng, hay cơ chế bảo mật ngân hàng, ứng dụng các phần mền có khả năng tích hợp cao, giảm thiểu các thủ tục hành chính rƣờm rà…..Nhà nƣớc có thể tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo có sự tham gia của các ngân hàng để lắng nghe ý kiến của các ngân hàng về khó khăn trong lĩnh vực công nghệ, đồng thời tƣ vấn cho họ những thông tin cần thiết.

Mặt khác, Nhà nƣớc cần hoàn chính hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, điều đó tạo điều kiện cho các Ngân hàng thƣơng mại phát triển đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển nhƣ hiện nay.

- Cần cấu trúc lại hệ thống Ngân hàng thƣơng mại trong bối cảnh thời gian qua có nhiều ngân hàng sáp nhập, tái cấu trúc,..dẫn đến hệ thống cho vay nói

riêng và hệ thống tín dụng chao đảo. Vì vậy, tái cấu trúc lại hệ thống Ngân hàng thƣơng mại một cách hợp lý, sẽ tạo sự ổn định, tạo niềm tin cho khách hàng, cũng là động lực giúp phát triển hoạt động cho vay nói chung.

KẾT LUẬN

Hiện nay, doanh nghiệp là loại hình doanh nghiệp có vai trò quan trọng và chiếm ƣu thế trong nền kinh tế các nƣớc nói chung và ở nƣớc ta nói riêng. Việc phát triển cho vay cho các doanh nghiệp này là chiến lƣợc của các ngân hàng thƣơng mại nói chung và của ngân hàng VietinBank nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế mối quan hệ của Phòng giao dịch/ Chi nhánh với các doanh nghiệp này chƣa thực sự phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng và còn tồn tại rất nhiều bất cập. Chính vì vậy việc tìm ra các giải pháp tín dụng nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng VietinBank là một vấn đề cấp thiết đặt ra trƣớc mắt hiện nay.

Với mong muốn góp phần đƣa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề trên, luận văn đã hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về: ngân hàng thƣơng mại, phát triển cho vay đối với doanh nghiệp, thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng VietinBank trong thời gian qua. Từ những kết quả của việc phân tích thực trạng cũng nhƣ phƣơng hƣớng phát triển doanh nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc, của Ngân hàng VietinBank, chƣơng bốn của luận văn đã đƣa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank. Đồng thời, luận văn cũng nêu ra một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nhằm tạo điều kiên thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hoàng Thị Kim Anh, 2012. Giải pháp mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng cổ phần VPBank Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng đại học Đà Nẵng.

2. Nguyễn Văn Ban, 2013. Giải pháp mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh Kon Tum. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng đại học Đà Nẵng.

3. Mai Văn Bạn, 2009. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

4. Lê Hải Bắc, 2010. Giải pháp mở rộng quy mô cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Đà Nẵng.

Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng đại học Đà Nẵng.

5. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ,2008. Giáo trình phân tích tài chính

doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài chính.

6. Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011. Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân

hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng

đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phan Thị Thu Hà, 2014. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nô ̣i: NXB Tài chính.

8. Lƣu Thị Hƣơng và Vũ Duy Hào, 2006. Giáo trình Quản trị Tài chính Doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài chính.

9. Ngô Thị Thu Lan, 2011. Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng doanh

nghiệp tại ngân hàng TMCP Liên Việt Chi nhánh Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ.

Trƣờng đaị học Kinh tế Quốc Dân.

10. Ngân hàng TMCP Vietin Bank , 2012-2014. Báo cáo thường niên 2012, 2013 và 2014. Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Vietin Bank , 2012-2014. Báo cáo tài chính 2012, 2013 và 2014. Hà Nội.

12. Vƣơng Trọng Nghĩa, 2008. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ . Hà Nội : NXB Tài chính.

13. Peter S.Rose, 2004. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

14. Quốc hô ̣i ,2010. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy đi ̣nh về hoạt động của các Tổ chức tín dụng. Hà Nội.

15. Phạm Quang Trung, 2009. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

16. Hồ Thị Thúy Vân, 2012. Giải pháp mở rộng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần công thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Đà

Nẵng. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng đại học Đà Nẵng.

Website 17. http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Phát_triển 18. http://voer.edu.vn/c/hai-nguyen-ly-cua-phep-bien-chung-duy-vat/9b944484/b6468351 19. http://voer.edu.vn/c/hai-nguyen-ly-cua-phep-bien-chung-duy-vat/9b944484/b6468351 20. www.vietinbank.vn 21. http://voer.edu.vn/m/cong-tac-to-chuc-cua-nha-quan-tri/f1c8a6c0 22. http://voer.edu.vn/m/cong-tac-to-chuc-cua-nha-quan-tri/f1c8a6c0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)