Chỉ tiêu thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 61 - 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của

3.3.2.1. Chỉ tiêu thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng 8029 7700 7263 6800 7000 7200 7400 7600 7800 8000 8200

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay

Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay

Hình 3.1: Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý thông tin)

Năm 2013 thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay doanh nghiệp giảm 329 tỷ đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với số giảm tƣơng đối là 4,1%. Năm 2014 số thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay doanh nghiệp giảm 437 tỷ đồng so với năm 2013, tƣơng ứng với số giảm tƣơng đối là 5,68%.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do yếu tố lãi suất trong những năm qua có sự giảm mạnh do sự điều tiết của Ngân hàng Nhà nƣớc. Trƣớc thời điểm năm 2012, việc duy trì lãi suất cho vay mức cao đã làm một số ngân hàng, trong đó có VietinBank mất một số khách hàng hiện tại và khách hàng cho vay tiềm năng. Với mức lãi suất cao, khoảng hơn 16% làm nản lòng các nhà đầu tƣ nhỏ hoặc những doanh nghiệp đang trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Do đó,việc giảm lãi suất cho vay là để duy trì khách hàng và cố gắng để phát huy khả năng đầu tƣ của các nhà đầu tƣ vào các lĩnh vực đa dạng hơn, yếu tố này làm cân bằng cho các thị trƣờng khi lãi suất huy động cũng có chiều hƣớng giảm xuống.

Tuy nhiên, ngay cả ở mức cho vay thấp xuống nhƣ hiện nay thì vẫn không làm các doanh nghiệp mặn mà cho lắm mà chỉ cố gắng chờ thời đến khi kinh tế phát triển hơn và cơ hội đầu tƣ xác định rõ hơn mới chấp nhận mức đó. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, thì mức này có thể tạm chấp nhận để cần vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh của họ.

Ngoài ra, thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay doanh nghiệp giảm theo các năm, một phần do một số khoản nợ chƣa thu hồi đƣợc.

3.3.2.2. Chỉ tiêu chất lượng nợ

Bảng 3.9: Phân loại nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch và Quản lý thông tin)

Phân loại nợ

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Nợ nhóm 1 276.164 98,11 309.908 98,26 356.036 98,03 Nợ nhóm 2 1.192 0,42 2.325 0,74 3.114 0,86 Nợ nhóm 3 840 0,30 432 0,14 291 0,08 Nợ nhóm 4 1.511 0,54 843 0,27 2.037 0,56 Nợ nhóm 5 1.765 0,63 1.875 0,59 1.706 0,47 Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 281.472 100 315.383 100 363.184 100 Nợ quá hạn/ Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 1,89 1,74 1,97

Nợ xấu/ Dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đơn vị: %

Hình 3.2: Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại VietinBank giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Tổng hợp từ phòng Kế hoạch và Quản lý thông tin)

Theo số liệu thống kê trên, VietinBank có tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 là 1,89%, năm 2013 là 1,74% và năm 2014 là 1,97%. Nhƣ vậy, nợ quá hạn năm 2013 tăng 167 tỷ đồng, tƣờng đƣơng 3,15% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 1.673 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 30,56% so với năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 1,47%, năm 2013 là 1,% và năm 2014 là 1,11%. Nhƣ vậy, nợ xấu năm 2013 giảm 966 tỷ đồng, tƣờng đƣơng 23,47% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 884 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 21,91% so với năm 2013.

Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từ năm 2012 đến 2014 vẫn ở mức chấp nhận đƣợc và nó cũng phù hợp với định hƣớng kinh doanh của ngân hàng. Với tỷ lệ thấp nhƣ vậy chứng tỏ các khách hàng đã sử dụng vốn vay có hiệu quả. Việc năm 2013 – 2014, nợ quá hạn và nợ xấu chủ yếu có xu hƣớng tăng hơn năm 2012 (chỉ có duy năm 2013 nợ xấu có chiều hƣớng giảm so với năm 2012) là do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, cho nên tới hạn trả nợ, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên, trong khi khả năng cho vay mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền

kinh tế còn hạn chế. Một nguyên nhân khác, đó là vừa qua Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ 02 về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và Thông tƣ 09 việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 02. Theo đó, thông tƣ phân loại nợ cũng nhƣ quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Mặc dù, thông tƣ này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 ban hành từ năm 2012, thông tƣ có những quy định theo hƣớng chặt chẽ để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng.

Thêm vào đó, việc mua bán nợ xấu đối với VAMC cũng còn gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện của VietinBank, nợ xấu vẫn là hệ lụy tích lũy từ nhiều năm, bây giờ xử lý nợ xấu lại không có tiền từ ngân sách. Cho nên, phƣơng án để xử lý nợ xấu, qua việc công ty VAMC mua lại nợ của các ngân hàng thƣơng mại là một giải pháp, tuy nhiên việc bán nợ cho VAMC cũng có những điều kiện chặt chẽ và hạn chế về số lƣợng nợ xấu đƣợc bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)