CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nâng cao giá trị thƣơng hiệu của VPBank
4.2.2. Nhóm giải pháp dài hạn
4.2.2.1. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trong thời đại ngày nay, bất cứ ngân hàng nào muốn phát triển đều cần hội tụ 3 nhân tố: vốn, công nghệ và con ngƣời, trong đó con ngƣời là nhân tố quyết định. Chính con ngƣời sẽ tạo ra sự đa dạng và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, tạo đƣợc tình cảm, niềm tin yêu của khách hàng, của cộng đồng, xã hội. Con ngƣời là nhân tố quyết định vị thế và sự phát triển lâu dài của một thƣơng hiệu. Mỗi ngƣời lao động tại VPBank vừa là đối tƣợng để phản ánh giá trị thƣơng hiệu VPBank vừa là ngƣời làm nên giá trị đó. Sự đồng thuận, sự nhất trí một lòng là sợi dây xuyên suốt làm nên sức mạnh VPBank.
Thu hút, đào tạo và phát triển, duy trì nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động, gia tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trƣờng, bảo đảm hoàn thành tốt nhất chiến lƣợc kinh doanh của VPBank
Về tuyển dụng nguồn nhân lực
- Tổ chức dự báo đúng nhu cầu nhân lực, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bảo đảm tuyển đƣợc đúng ngƣời cho đúng việc.
- Hoàn thiện các cơ chế, quy trình/quy định/phƣơng thức tuyển dụng. Tiếp tục mở rộng hình thức tuyển dụng tập trung theo khu vực và tuyển dụng theo vị trí, kể cả vị trí lãnh đạo các cấp, lựa chọn tài năng để phát hiện, thu hút các cán bộ giỏi.
Đào tạo nguồn nhân lực
- Xây dựng quy định chế độ đào tạo đối với mọi cấp cán bộ, xác định chƣơng trình đào tạo dài hạn đối với từng cán bộ theo định hƣớng phát triển nghề nghiệp, từ cán bộ mới đƣợc tuyển dụng đến cán bộ lãnh đạo cấp cao.
- Đổi mới công tác đào tạo cán bộ, tổ chức khảo sát thực trạng chất lƣợng cán bộ để xác định mục tiêu, nhu cầu, nội dung đào tạo đào tạo gắn với tiêu chuẩn, chức
danh cán bộ, phù hợp với đối tƣợng đào tạo, yêu cầu sử dụng cán bộ: tăng năng lực chuyên môn cho cán bộ tác nghiệp, tăng năng lực quản lý điều hành cho cán bộ quản lý, hoàn thiện tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch bậc, chức danh cán bộ...
- Đa dạng hóa các hình thức và phƣơng pháp đào tạo, bao gồm: tự đào tạo qua thực tế công việc, đào tạo đáp ứng ngay yêu cầu công việc, đào tạo để phát triển, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại để tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo.
- Xây dựng chính sách đào tạo đối với cán bộ trẻ: đào tạo bổ sung kiến thức về lãnh đạo, năng lực quản trị ngân hàng hiện đại trong nƣớc và ngoài nƣớc, luân chuyển để đào tạo kinh nghiệm quản lý đơn vị cơ sở, nhất là các vùng khó khăn để rèn luyện bản lĩnh, ý chí phấn đấu...
- Quản lý tốt quá trình đào tạo qua các khâu: đánh giá nhu cầu, thiết kế chƣơng trình đào tạo, thực hiện chƣơng trình đào tạo, đánh giá kết quả chƣơng trình đào tạo và sử dụng sau đào tạo trên cơ sở quy định chế độ thông tin hai chiều về đánh giá cán bộ sau đào tạo.
Đánh giá kết quả công việc và đánh giá cán bộ
- Xây dựng quy định, quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc với các tiêu chí, định lƣợng cụ thể và theo từng vị trí công tác (căn cứ vào bảng mô tả công việc). Đánh giá qua các chỉ tiêu KPI, SLA.
- Nghiên cứu áp dụng các phƣơng pháp theo thông lệ và các phƣơng pháp mới để đánh giá kết quả công việc của cán bộ. Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc phải công khai, minh bạch và trực tiếp đối với các cán bộ đƣợc đánh giá.
Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện kinh doanh, đảm bảo yêu cầu hội nhập và cạnh tranh cao.
- Xây dựng và thực hiện Quy chế chi trả thu nhập mới, đáp ứng đƣợc các yêu cầu: thu hút, duy trì đội ngũ cán bộ giỏi; kích thích động viên cán bộ làm việc.
- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thƣởng của toàn hệ tạo động lực thúc đẩy ngƣời lao động hăng say hết mình với công việc.
Hoàn thiện công cụ quản lý nguồn nhân lực
- Xây dựng chuẩn hệ thống văn bản quy định pháp luật liên quan tới việc quản lý nguồn nhân lực (Hợp đồng lao động, kỷ luật, sa thải, không phân biệt đối xử,...) đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp VPBank
- Tiếp tục hoàn thiện và thực hành văn hóa doanh nghiệp VPBank, bảo đảm duy trì và phát huy giá trị cốt lõi của VPBank trong toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên.
- Xây dựng phong cách làm việc năng động, trẻ trung, hiện đại trong toàn đội ngũ lao động của VPBank.
Đặc biệt, với những bài học về rủi ro đạo đức, về lợi dụng chức vụ gây thất thoát và chiếm đoạt tài sản của ngân hàng và khách hàng trong thời gian vừa qua ở các NHTM khác đang làm tổn hại đến thƣơng hiệu của nhiều ngân hàng, VPBank cần làm tốt công tác giáo dục tƣ tƣởng chính trị và đạo đức cho các cán bộ, tăng cƣờng công tác giám sát cán bộ để không xảy ra bất kỳ trƣờng hợp nào nhƣ trên.
Nhân tố con ngƣời - không phải là hình ảnh bên ngoài để nhận diện, để giao tiếp, mà còn là sự chăm sóc, sự hiểu biết, hỗ trợ khách hàng khi khách hàng có nhu cầu, khi khách hàng phàn nàn về dịch vụ, khi khách hàng muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính - ngân hàng để phục vụ mục đích sự hiểu biết của mình. Mọi nỗ lực của 1 cá nhân tại VPBank là xây dựng nên hình ảnh thƣơng hiệu trong VPBank thông qua cả nhân tố nhận biết, liên tƣởng, chất lƣợng và cuối cùng đó là trung thành. Thành công của VPBank chính là ở nhân tố trung thành của khách hàng dành cho Ngân hàng.
4.2.2.2. Nâng cao năng lực tài chính và quy mô Ngân hàng
Năng lực tài chính và quy mô ngân hàng là một tiêu chí cơ bản để đánh giá một ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tồn tại và tiếp tục phát triển, cạnh tranh với các đối thủ. Với VPBank, trong năm 2016 mặc dù đã thực hiện xong việc tăng vốn điều lệ từ 8.057 tỷ đồng lên thành 9.181 tỷ đặc biệt vốn điều lệ tính đến hết năm 2017 là 15.706 tỷ đồng. Sự gia tăng này là một mục tiêu quan trọng của VPBank trong thời kỳ này.
Xây dựng kế hoạch ngân sách nhằm phát triển thƣơng hiệu: VPBank cần xây dựng kế hoạch ngân sách cho từng khoản mục chi phí phục vụ cho công cuộc phát triển lâu dài trong từng giai đoạn, đặc biệt là ngân sách để truyền thông, quảng bá thƣơng hiệu. Việc xây dựng ngân sách sẽ dựa vào mức lợi nhuận kế hoạch hàng năm của VPBank.
Tăng cƣờng công tác huy động vốn và dƣ nợ tín dụng: Quy mô của VPBank còn rất nhiều cơ hội để gia tăng, bởi vốn và cho vay tạo ra lợi nhuận chủ nhân cho ngân hàng và là cơ cở, là nền tảng cho hầu hết các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Trong đó tín dụng tiêu dùng và ngân hàng bán lẻ - “nhựa sống của VPBank. VPBank tiếp tục khai phá nhóm khách hàng tiểu thƣơng và doanh nghiệp siêu nhỏ, kỳ vọng phần tăng trƣởng chính trong phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tiếp tục đến từ các sản phẩm cho vay tín chấp, trong đó phát triển tiểu phân khúc Micro SME sẽ là dự án trọng điểm. VPBank đặt kế hoạch tổng doanh thu thuần của năm 2018 trong phân khúc này tăng 55% so với năm 2017. Đặc biệt hơn, VPBank đẩy mạnh số lƣợng thẻ phát hành và chi tiêu thẻ trong năm 2018
Một ngân hàng trong bối cảnh và môi trƣờng Việt Nam hiện nay chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa vào nguồn vốn và cho vay, căn cứ lớn nhất để đánh giá quy mô và sự phát triển của ngân hàng cũng chính là nguồn vốn và cho vay.
- Thực hiện tổng thể tất cả các giải pháp về bố trí cán bộ, về sản phẩm dịch vụ, về lãi suất, về quảng bá tuyên truyền, hay mạng lƣới.
- Đặc biệt, đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm huy động vốn và tín dụng thì lãi suất là một nhân tố cạnh tranh rất lớn: lãi suất huy động vốn và các giá trị gia tăng (quà tặng, khuyến mại, dự thƣởng…) đặc biệt là các sản phẩm huy động vốn dân cƣ phải hấp dẫn hơn các ngân hàng khác; lãi suất cho vay và các chi phí liên quan phải thấp so với các ngân hàng khác.
- Tạo cảm giác an toàn, sinh lời cho ngƣời gửi tiền, cảm giác đƣợc hỗ trợ, chia sẻ cho ngƣời đi vay.
VPBank phải quyết liệt, chủ động, tích cực tìm đến, tiếp cận với khách hàng, giữ vững nền khách hàng hiện có, thu hút thêm khách hàng mới. Đồng thời, huy
động vốn và cho vay cũng chính là cơ sở, là tiền đề để VPBank phát triển và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ và tiện ích khác nhƣ: sản phẩm thẻ, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền…
Quản lý tốt rủi ro: thực hiện quản trị ngân hàng từ chiều rộng sang chiều sâu theo hƣớng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thƣờng xuyên. Quản lý rủi ro tín dụng, giảm dƣ nợ xấu bằng cách tiếp tục cơ cấu lại danh mục cho vay theo hƣớng có sự cân đối giữa các kỳ hạn huy động và cho vay; cho vay phân tán vào các ngành lĩnh vực có nhu cầu vốn thực sự. Đặc biệt, phải làm tốt công tác quản lý cán bộ, tăng cƣờng giám sát vì bất cứ vụ việc vi phạm pháp luật, rủi ro mất tài sản của ngân hàng và khách hàng, có nhân sự dính dáng đến vòng lao lý hay đơn giản là có đời sống cá nhân phức tạp, mắc các tệ nạn xã hội (cờ bạc, nghiện hút, cá độ…) đều sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động nội bộ của ngân hàng và tâm lý chung của khách hàng, ảnh hƣởng xấu đến uy tín và thƣơng hiệu ngân hàng.
Phải đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng để tạo uy tín đối với khách hàng, tức phải đảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán ở mọi thời điểm. Đối với khách hàng gửi tiền, khi lựa chọn một ngân hàng, họ sẽ đặt niềm tin và tài sản của mình vào ngân hàng đó. Mất thanh khoản là rủi ro lớn nhất đối với ngân hàng và khách hàng. Bất cứ tín hiệu nào về việc mất thanh khoản của một ngân hàng sẽ làm cho khách hàng của ngân hàng đó hoang mang, hoảng loạn, họ sẽ ồ ạt đi rút tiền, sẽ lan truyền thông tin gây mất lòng tin về ngân hàng, gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng. Đảm bảo thanh khoản thƣờng xuyên cho ngân hàng không chỉ dừng lại việc đảm bảo nguồn tiền đầy đủ, kịp thời, mà còn ở công tác tuyên truyền, thông tin chính xác cho khách hàng, quan hệ với cơ quan chính quyền, báo chí…
Ngân hàng giàu mạnh và tạo nên niềm tin của khách hàng còn ở quy mô, hoạt động kinh doanh lỗ/lãi trong những năm gần đây. Đó chỉ là cụ thể của những con số nhƣng có sự tác động lớn đến sự liên tƣởng của khách hàng mỗi khi đứng trƣớc sự lựa chọn về nhu cầu tài chính.
4.2.2.3. Giải pháp về việc phát triển mạng lưới và khách hàng
Phát triển mạng lƣới và khách hàng là nền tảng, cơ sở và cũng là mục tiêu hoạt động của mọi ngân hàng, một chỉ tiêu thƣớc đo về giá trị thƣơng hiệu của mỗi ngân hàng. VPBank tiếp tục mở rộng hình ảnh, vị thế và gia tăng giá trị thƣơng hiệu:
Xác định phát triển mạng lƣới là cơ sở để phát triển nền khách hàng, để gia tăng thị phần và quy mô hoạt động, là phƣơng tiện để VPBank khuếch trƣơng hình ảnh và vị thế của mình.
Tiếp tục tăng cƣờng phát triển mở rộng mạng lƣới, tăng quy mô hoạt động phù hợp với năng lực tài chính, quản trị kinh doanh, nguồn nhân lực, công nghệ hiện có. Phát triển mạng lƣới mà cụ thể là tăng số lƣợng các phòng giao dịch, máy ATM, máy POS, máy CDM.
Khi xã hội ngày càng hiện đại hóa, nhu cầu con ngƣời ngày một lớn, thì sự tiện lợi, thuận tiện đƣợc khách hàng đánh giá cao. Vì vậy, quy mô là nhân tố khách hàng sẽ nhận biết nhanh nhất nhƣ: khách hàng có phải đi xa để giao dịch, khách hàng có phải đến đúng nơi đã giao dịch lần đầu, khách hàng có phải dùng sản phẩm của mình mà phải thực hiện ở tại ngân hàng khác không (ATM…)
- Tập trung vào các khu vực thị trƣờng mục tiêu: khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế - thƣơng mại, những thị trƣờng mới nổi và thị trƣờng có nhiều tiềm năng.
- Lựa chọn hình thức mạng lƣới thích hợp với đối tƣợng khách hàng (trình độ dân trí, sở thích, thói quen tiêu dùng, mức độ sử dụng sản phẩm…) và địa điểm (xa hay gần các điểm giao dịch khác, an toàn hay không). Ví dụ: khu vực trung tâm thƣơng mại, khu vực tập trung khách hàng có trình độ dân trí cao, thích sử dụng sản phẩm dịch vụ hiện đại thì lắp đặt máy ATM, POS, máy CDM các khu vực ở vùng sâu vùng xa nơi khách hàng có nhận thức hạn chế thì cần thiết phải phát triển kênh phân phối truyền thống (phòng giao dịch) để khách hàng an tâm.
Xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lƣợc khách hàng đúng đắn để phục vụ và chăm sóc khách hàng, và có những chính sách thích hợp nhất để thoả mãn những khách hàng mục tiêu đó. Ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải giữ vững
và phát triển mối quan hệ lâu bền khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng, có chính sách ƣu đãi, hậu mãi, phải xác định mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ hợp tác, đôi bên cùng có lợi, cùng hỗ trợ nhau phát triển. Các khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cá nhân và gia đình có thu nhập trên mức trung bình.
Mở rộng quan hệ trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý, tranh thủ vốn, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật từ hội sở chính và tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng mình, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.